Ăn rau xà lách có 2 lợi ích lớn đang chờ đón bạn, nhưng 3 điều cấm kỵ cần bạn chú ý

Xà lách hay còn gọi là rau diếp lá, là một loại rau được thuần hóa hoang dã có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải và sau đó được du nhập vào trong nước.

Xà lách là loại rau chính trong các món salad phương Tây ở các nước Âu Mỹ, và ngày nay nó đã trở thành một loại rau phổ biến trên bàn ăn của chúng ta. Xà lách chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và caroten, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ảnh minh họa.

Tác dụng của rau diếp cá:

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Rau diếp có chứa chất cảm ứng interferon, có thể kích thích các tế bào bình thường của cơ thể con người sản xuất ra interferon, chống lại virus và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể con người.

2. Bảo vệ thị lực

Vitamin E và carotene trong rau diếp có thể bảo vệ mắt, duy trì thị lực bình thường, giảm khô mắt và mệt mỏi.

Xà lách với tỏi

Rau diếp rất giàu vitamin, có thể ngăn ngừa c.hảy m.áu nướu răng và thiếu hụt vitamin C. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, tiêu thũng, có tác dụng chữa trị nhất định đối với chứng đau bụng lạnh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho lao, ho gà, cảm mạo, sốt rét.

Chống chỉ định ăn rau diếp

1. Những người bị dị ứng với rau diếp không nên ăn. Xà lách cũng có thể trở thành chất gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với rau diếp, ăn rau diếp có thể khiến da mẩn đỏ, tiêu chảy thường xuyên, khó tiêu, nhức đầu, đau họng, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng khác, những người như vậy cũng nên tránh ăn rau diếp.

2. Rau diếp có tính lạnh, người bị tiểu nhiều, lạnh bụng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dễ làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn.

3. Rau xà lách nấu chín không nên ăn khi qua đêm. Các loại rau lá xanh có chứa nhiều nitrat, sau một thời gian bảo quản, do tác động của các enzym và vi khuẩn sẽ trở thành nitrit, nitrit là chất độc hại gây ung thư dạ dày.

7 nhóm người nên tránh xa rau xà lách kẻo “rước thêm bệnh”

Xà lách giàu các chất dinh dưỡng và là loại rau yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, một số người không nên ăn rau xà lách kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Rau xà lách hay còn gọi là rau diếp có vị hơi ngăm ngăm xuất hiện quanh năm và phát triển khá tốt ở vùng đất có mùn hay nhiều hợp chất hữu cơ. Hiện nay, dựa vào cấu trúc người ta phát hiện ra có 6 loại xà lách khác nhau. Sự khác nhau đó được dựa trên đặc điểm về ngọn và lá của cây xà lách.

Rau xà lách là một loại rau lá màu xanh đôi khi là màu tía, chúng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, rau này khi về già lá có xu hướng sậm màu và vị càng ngăm đắng đồng thời cung cấp cho người sử dụng nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.

Những lợi ích sức khỏe của rau xà lách

-Cung cấp lượng vitamin dồi dào

Trong 100g rau xà lách khi ăn, bạn sẽ được cung cấp lượng vitamin A gấp 2 lần nhu cầu vitamin mà cơ thể cần. Ngoài ra, beta carotene cũng được cung cấp đủ với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

-Bảo vệ võng mạc

Cứ 100g rau xà lách thì có thể cung cấp 1,73 mirco gam zeaxanthin và một sắc tố hữu cơ tên là carotenoid. Chúng có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày vì khi cơ thể hấp thụ sẽ thẩm thấu lên những điểm màu vàng của võng mạc. Nhờ đó võng mạc được bảo vệ tốt hơn khỏi tác hại từ tia UV và cung cấp các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự phá hủy các gốc tự do.

-Giúp chống lại bệnh tim

Hàm lượng chất xơ cao của xà lách là bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống đặc biệt đối với người có nguy cơ mắc bệnh tim, theo Insider.

Chất xơ có thể giúp giảm cholesterol và thay đổi cách cơ thể hấp thụ đường, hạn chế tăng cân, từ đó tăng cường chức năng tim và giảm huyết áp. Trong khi một chén xà lách nấu chín đã có 5,2 gram chất xơ, chiếm gần 1/5 nhu cầu hằng ngày.

Ngoài ra, xà lách cũng chứa nhiều chất phytxochemical, hợp chất chống lại bệnh tim bằng cách giảm viêm trong cơ thể.

-Tốt cho não bộ và có thể chống ung thư

Rau xà lách cũng rất tốt cho não bộ cũng như có thể giúp chống lại ung thư. Theo đó, trong rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư:

Chất chống ô xy hóa: Các chất chống ô xy hóa trong xà lách có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vì căng thẳng ô xy hóa có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Đặc biệt, beta-carotene và lutein có thể giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, theo Insider.

Sulforaphane: Hợp chất lưu huỳnh trong các loại rau họ cải như xà lách và bông cải xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Một phân tích tổng hợp gồm 13 nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau họ cải giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

Chất xơ: Hàm lượng chất xơ cao trong xà lách – đặc biệt là chất xơ không hòa tan – có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân, chất xơ đi qua đại tràng một cách nhanh chóng và có thể giúp loại bỏ các hợp chất gây ung thư.

Những người không nên ăn rau xà lách

Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể ăn được rau xà lách. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này:

-Người bị rối loạn tiêu hóa

Chất xơ trong rau xà lách có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó, những người bị rối loạn tiêu hoá nên lưu ý khi sử dụng loại rau này.

-Người đang dùng thuốc chống đông m.áu

Đối với những người đang dùng thuốc chống đông m.áu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều rau xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến m.áu đông cục.

-Phụ nữ mang thai

Thực phẩm sống thường chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị t.iêu d.iệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.

-Người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày không nên ăn các loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau xà lách, rau quả có chứa nhiều xơ sợi,…

-Bệnh nhân suy thận

Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu. Trong khi đó, xà lách lại chứa lượng lớn 2 chất này, do đó người bị suy thận nên hạn chế sử dụng.

-Người dễ bị cảm cúm

Rau xà lách có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa. Đối với những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống.

Tuy nhiên, với những người có thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.

-Cơ thể có mùi khó chịu

Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *