Hiện nay có nhiều người tin vào mạng xã hội và học theo những hướng dẫn về dinh dưỡng lan truyền trên mạng mà không biết rằng có nhiều thông tin hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Nếu thực hành theo những thông tin lan truyền đó dài ngày thì tự mình sẽ gây nguy hại cho sức khỏe bản thân. Như việc nhiều người đã tin và cho rằng ăn trái cây khi đói sẽ giúp tẩy uế cơ thể, thậm chí sẽ giúp tóc không bạc, tư tưởng bực bội hay quầng đen trên mắt sẽ không xuất hiện…
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, thông tin nêu trên không có cơ sở khoa học, không nhất thiết phải ăn trái cây khi đói mới có tác dụng cho sức khỏe hay ăn trái cây sau bữa ăn có hại cho cơ thể.
Việc ăn trái cây trước hay sau bữa ăn là tùy từng người với thể trạng và vấn đề sức khỏe khác nhau. Ví dụ với người thừa cân, béo phì, nên ăn trái cây trước bữa ăn, dạ dày đã lưng lửng, sau đó mới ăn bữa chính. Nhờ thế, sẽ giúp người thừa cân giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể ở bữa chính, từ đó giúp giảm cân nặng.
Còn với người gầy, có thể ăn trái cây sau bữa ăn, đường trong hoa quả dễ tích trữ năng lượng, nhất là lại ăn sau bữa chính, khi đã no. Tuy nhiên, không ăn sát giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể tích tụ năng lượng, hệ tiêu hóa phải làm việc mệt hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trái cây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nói chung, ăn trái cây vào thời điểm nào cũng được với người có sức khỏe bình thường, chỉ cần lưu ý đến thể trạng, sức khỏe của bản thân để cân nhắc nên ăn ít, ăn nhiều hay ăn trước, sau bữa ăn.
Những sai lầm “chết người” khi ăn trái cây, 90% dân số Việt mắc phải
Trái cây là thực phẩm chứa nhiều vitamin và có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng có một số thói quen khi sử dụng lại vô tình biến chúng thành chất gây hại cho cơ thể.
Ăn trái cây khi đói không tốt cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa
– Ăn trái cây khi đói
Khi đói thấy thứ gì chúng ta cũng ăn ngay. Tuy nhiên, có những thực phẩm bạn không nên ăn khi đói, ví dụ như trái cây. Bởi lúc này, axit có trong các loại quả sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ăn trái cây khi bụng rỗng sẽ khiến bạn gặp tình trạng cồn cào ruột.
– Uống nước ép trái cây cũng như ăn trái cây
Nước ép trái cây hay trái cây nguyên quả đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Song chúng không giống nhau.
Theo đó, nước ép trái cây mua từ cửa hàng thường có pha thêm đường. Chưa kể, quá trình ép nước đã loại bỏ đi lượng chất xơ tự nhiên của trái cây.
Trong khi đó, chất xơ lại có tác động đến việc làm giảm chỉ số đường huyết. Chính vì thế, uống nước ép trái cây có thể làm bạn tiêu thụ nhiều calo hơn nhưng dinh dưỡng lại thấp hơn.
– Ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm
Nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng trái cây làm món tráng miệng sau khi ăn. Tuy nhiên, việc này không hề có lợi cho sức khỏe.
Nguyên nhân là bởi, sau khi ăn no dạ dày cần thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp vào. Nếu ăn trái cây ngay lúc này sẽ gây đầy bụng và các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ.
– Ăn trái cây sấy khô thay cho trái cây tươi
Có một số loại trái cây sấy khô chứa lượng đường dư thừa không tốt cho sức khỏe. Lượng vitamin và chất chống oxy hóa cũng mất đi trong quá trình sấy. Do đó, bạn nên ăn trái cây khi chúng còn tươi để nhận được tối đa các dưỡng chất quý giá.
– Chỉ ăn trái cây để giảm cân
Nhiều người thường áp dụng phương pháp này để giảm cân. Nhưng nếu thực đơn giảm cân chỉ toàn trái cây sẽ có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Khi chỉ ăn trái cây và loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm khác ra khỏi chế độ ăn uống, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Để giảm cân an toàn, tốt nhất bạn hãy chọn một chế độ dinh dưỡng cân đối và kết hợp với vận động thường xuyên.