Ăn trái sơ ri chữa được nhiều bệnh

Sơ ri được biết đến là một trong những loại quả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nếu ăn sơ ri thường xuyên bạn sẽ bảo vệ được cơ thể tránh khỏi một số căn bệnh như cảm, sốt, sâu răng.

Nhờ chứa nhiều chất kháng ô xy hóa, ăn sơ ri không chỉ ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư, còn loại bỏ độc tố và chất gây hại ra khỏi cơ thể. Chất kháng ôxy hóa carotenoid của sơ ri bảo vệ thị lực, tăng cường sức khỏe da, bioflavonoid của sơ ri tăng cường nhận thức, ngừa các bệnh liên quan đến t.uổi tác.

Sơ ri là loại trái bổ dưỡng – Ảnh minh họa

Ngừa bệnh ung thư

Các chất kháng ô xy hóa khác nhau của sơ ri như carotenoid và bioflanoid, đều có tác dụng trung hòa ảnh hưởng của các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là những sản phẩm phụ gây hại cho quá trình trao đổi chất của tế bào, biến các tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư hay không khỏe mạnh, đồng thời tăng mức độ trầm trọng của những căn bệnh nguy hiểm khác. Hơn thế, chất kháng ô xy hóa có trong sơ ri còn ngăn ngừa sự lây lan bệnh ung thư phổi ở những người đang mắc căn bệnh phổ biến này.

Miễn dịch tốt

Sơ ri là một trong những loại trái chứa nhiều vitamin C nhất. Vitamin C của sơ ri kích thích sự sản xuất tế bào m.áu trắng, là thành phần chính bảo vệ cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và mầm bệnh.

Hãy ăn sơ ri để bảo vệ sức khỏe – Ảnh minh họa

Tăng cường trao đổi chất

Trao đổi chất hiệu quả giúp cơ thể hoạt động bình thường. Vitamin nhóm B của sơ ri như niacin, riboflavin và a xít pholic có tác dụng bình ổn quá trình trao đổi chất và các hóc môn, bảo đảm cơ thể luôn hoạt động suôn sẻ.

Làm khỏe tim

Hàm lượng kali cao của sơ ri tăng cường sức khỏe của tim. Kali là chất làm giãn mạch m.áu, giảm căng thẳng cho hệ tim mạch nhờ giãn nở mạch m.áu, tăng lưu lượng m.áu, từ đó giảm huyết áp. Chất kháng ô xy dồi dào của sơ ri còn loại bỏ cholesterol dư thừa, các gốc tự do gây căng thẳng cho hệ tim mạch.

Thúc đẩy giảm cân

Nhờ ít chất béo và calo, ăn sơ ri giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể. Không chỉ tăng trao đổi chất, sơ ri còn cung cấp dưỡng chất cho các tế bào, kiểm soát tình trạng thừa cân.

Trái sơ ri chữa được nhiều bệnh khác nhau – Ảnh minh họa

Phòng bệnh thiếu hụt vitamin C

Những người mắc bệnh do thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng thường phát triển bệnh thiếu m.áu, suy nhược, yếu ớt, bị sưng ở một số bộ phận trên cơ thể, mất răng và loét nướu răng. Bệnh này có nguy cơ gây t.ử v.ong do xuất huyết. Vì thế, nên ăn nhiều sơ ri để dung nạp hàm lượng cao vitamin C có trong loại trái này.

Ngừa lão hóa da

Chất kháng ô xy hóa bioflavonoid của sơ ri làm giảm các dấu hiệu lão hóa da, ngăn ngừa sự xuất hiện các nếp nhăn, vết sậm màu trên da. Hàm lượng vitamin A, niacin, thiamin và riboflavin có trong sơ ri giúp đem lại vẻ tươi sáng và rạng rỡ cho da. Vitamin A còn bảo vệ da trước các tia UV gây hại cho da, bởi vì tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể làm da bị tổn thương nghiêm trọng, và trường hợp xấu nhất là có thể dẫn đến ung thư da.

Bảo vệ mắt

Vitamin A, lutein và beta-carotene của sơ ri có tác dụng cải thiện tầm nhìn, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và xuất huyết võng mạc, trì hoãn sự khởi phát của thoái hóa thời điểm vàng liên quan đến t.uổi tác, và cải thiện thị lực vào ban đêm.

Lưu ý khi ăn sơ ri

Một số người có thể bị phản ứng phụ khi ăn sơ ri, như đau bụng, mất ngủ.

Ăn nhiều sơ ri cũng có thể bị tiêu chảy.

Vitamin C của sơ ricũng có thể nguy hiểm đối với người mắc bệnh gút, vì làm tăng lượng axít uric.

Ca Dao

Theo motthegioi

Cúc áo trị cảm sốt, tê thấp

Theo Đông y, cúc áo có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.

Cúc áo còn gọi là ngổ áo, cỏ the… là một loại cây nhỏ, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối.

Khi dùng làm thuốc, người dân thường thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng; nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh.

Theo Đông y, cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau. Cây và hoa thường được dùng trị cảm sốt đau đầu, viêm phế quản, hen suyễn, sâu răng, nhức xương… với liều lượng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g rễ sắc uống. Ngoài ra cũng có thể dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ m.áu sưng tấy, đau mắt.

Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi còn dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.

Cảm sốt, đau đầu, ho: Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Đau răng, viêm họng: Hoa cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.

Tê thấp: Rễ cúc áo, rễ xuyên tiêu, rễ kim cang, rễ chanh, quả màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.

GS.TS. Đỗ Tất Lợi – Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *