Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng sức khỏe, vậy ăn trứng thế nào mới đúng cách?
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả t.rẻ e.m và người lớn.
Với trẻ nhỏ trên 6 – 7 tháng t.uổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần, trẻ từ 8 – 9 tháng t.uổi, mỗi bữa có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút, trẻ từ 10 – 12 tháng t.uổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần
Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong m.áu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.
Ăn trứng thế nào mới đúng cách là băn khoăn của nhiều người. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, gồm đủ các thành phần: chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam trứng gà toàn phần như sau: 14,8 g chất đạm, 11,6 g chất béo, 55 mg can xi, 270 mg sắt, 47 g folat, 210 mg phospho, 1.29 g vitamin B12, 700 g vitaminA, acid béo nhiều nối đôi 1,36 g, cholesterol 470 mg, cùng nhiều chất khoáng, acid béo no và không no khác.
Trứng còn tươi, mới có hai phần với danh giới rõ dàng giữa lòng đỏ và lòng trắng, trứng để lâu thì danh giới đó bị xáo trộn.
Lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100 gam có protein 13,6 gam, lipid 29,8 gam, 134 mg can xi, sắt 7,0 mg, kẽm 3,7 mg, folat 146 mg, vitamin A 960 g, cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo 1 nối đôi và nhiều nối.
Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam gồm 10,3 gam protein, canxi 19 mg. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành). Lecithin giúp giảm cholesterol, tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt) và làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) hiện hữu trong cơ thể con người. Tác dụng này được cho là do các thành phần chất béo không bão hòa đa có trong lecithin.
Ngoài ra, Lecithin giúp giảm cân, giúp phá vỡ và phân tán mỡ trong thức ăn và trong m.áu thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đó, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ đã được phân chia nhỏ này để làm nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hơn là dự trữ trong các mô tế bào. Từ đó, giúp cơ thể giảm cân tốt hơn.
Mặc dù trứng chứa lượng cholesterol đáng kể (470 mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, do vậy Lecithin sẽ có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng phân tán đều nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Ăn lòng trắng trứng dễ gây khó tiêu và đồng hóa kém.
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, có thể áp dụng các biện pháp sau để chọn trứng chất lượng tốt.
– Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện).
Quan sát phần bên trong của trứng có vết m.áu, ký sinh trùng, giun sán hay vật gì lạ không. Trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng, túi khí có đường kính
– Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã quá 5 ngày.
– Phương pháp lắc trứng: cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.
Ăn rau xà lách có 2 lợi ích lớn đang chờ đón bạn, nhưng 3 điều cấm kỵ cần bạn chú ý
Xà lách hay còn gọi là rau diếp lá, là một loại rau được thuần hóa hoang dã có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải và sau đó được du nhập vào trong nước.
Xà lách là loại rau chính trong các món salad phương Tây ở các nước Âu Mỹ, và ngày nay nó đã trở thành một loại rau phổ biến trên bàn ăn của chúng ta. Xà lách chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và caroten, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Tác dụng của rau diếp cá:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Rau diếp có chứa chất cảm ứng interferon, có thể kích thích các tế bào bình thường của cơ thể con người sản xuất ra interferon, chống lại virus và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể con người.
2. Bảo vệ thị lực
Vitamin E và carotene trong rau diếp có thể bảo vệ mắt, duy trì thị lực bình thường, giảm khô mắt và mệt mỏi.
Xà lách với tỏi
Rau diếp rất giàu vitamin, có thể ngăn ngừa c.hảy m.áu nướu răng và thiếu hụt vitamin C. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, tiêu thũng, có tác dụng chữa trị nhất định đối với chứng đau bụng lạnh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho lao, ho gà, cảm mạo, sốt rét.
Chống chỉ định ăn rau diếp
1. Những người bị dị ứng với rau diếp không nên ăn. Xà lách cũng có thể trở thành chất gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với rau diếp, ăn rau diếp có thể khiến da mẩn đỏ, tiêu chảy thường xuyên, khó tiêu, nhức đầu, đau họng, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng khác, những người như vậy cũng nên tránh ăn rau diếp.
2. Rau diếp có tính lạnh, người bị tiểu nhiều, lạnh bụng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dễ làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn.
3. Rau xà lách nấu chín không nên ăn khi qua đêm. Các loại rau lá xanh có chứa nhiều nitrat, sau một thời gian bảo quản, do tác động của các enzym và vi khuẩn sẽ trở thành nitrit, nitrit là chất độc hại gây ung thư dạ dày.