Những người mắc chứng ăn uống vô độ cảm thấy mình phải ăn thật nhiều, ít nhất 1 lần mỗi tuần trong khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn.
Người mắc bệnh không thể kiểm soát ăn uống. Ảnh: ST
Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nước Anh – Louise Wiseman – cho biết, chứng ăn uống vô độ không đơn thuần là biểu hiện ăn uống quá mức. Nó là một bệnh lý nghiêm trọng về tâm thần, được đặc trưng bởi những cơn buồn nôn hoặc những lần ăn uống quá nhiều, tái diễn trong một khoảng thời gian ngắn.
Nữ giới có xu hướng mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ nhiều hơn nam giới. Ảnh: NetDoctor
Tất cả mọi người ở mọi độ t.uổi và giới tính đều có thể mắc phải chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Lý do có thể vì phụ nữ thường quan tâm đến vẻ ngoài và các dấu hiệu tăng cân, từ đó đi khám sớm hơn và số liệu ghi nhận nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Chứng rối loạn ăn uống là gì?
Chứng rối loạn ăn uống (BED) là các đợt ăn uống quá mức, lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như 2 giờ đồng hồ). Bệnh nhân không thể kiểm soát việc ăn uống của mình và thường bị ảnh hưởng bởi những cơn buồn nôn nếu cố gắng nhịn ăn.
Những đợt ăn uống quá mức thường xảy ra ít nhất một lần một tuần trong vòng 3 tháng hoặc 2 lần một tuần trong 6 tháng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh được đ.ánh giá theo số lần ăn quá mức trong một tuần. Chứng rối loạn ăn uống gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc các vấn đề rối loạn giấc ngủ.
Triệu chứng của rối loạn ăn uống
Một đợt rối loạn ăn uống có thể gồm 3 trong số những triệu chứng sau:
– Ăn nhanh hơn so với bình thường
– Ăn cho đến khi no một cách khó chịu
– Ăn một lượng lớn thức ăn dù không cảm thấy đói
– Cảm thấy ghê tởm bản thân, chán nản sau khi ăn quá mức
Nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống
Nhiều người cho rằng chứng rối loạn ăn uống có thể xuất phát từ những thói quen khi còn trẻ của mỗi người. Thói quen thích ăn đồ ngọt và thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều đường làm tăng mức hormone serotonin trong cơ thể. Hormone serotonin chỉ có ở những động vật bậc cao như con người, mang lại cảm giác hạnh phúc và thúc đẩy con người không ngừng tìm kiếm sự tán thưởng và công nhận từ những người xung quanh.
Ngoài ra, cảm giác thèm ăn từ quá trình ăn kiêng cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống. Bên cạnh đó, bác sĩ Louise cũng liệt kê một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý nguy hiểm này.
– Do di truyền hoặc các yếu tố về sức khỏe tâm thần
– Não có phản ứng cao hơn với thức ăn
– Chấn thương tâm lý vì bị người thân hoặc những người xung quanh chê bai ngoại hình
– Thường xuyên gặp phiền muộn trong cuộc sống
– Thường xuyên gặp cảm xúc tiêu cực và tìm đến thức ăn như một niềm an ủi
Sự nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống
Một nửa số người mắc chứng BED bị béo phì và BED cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến béo phì. Vì vậy, những nguy cơ tiềm ẩn của chứng rối loạn ăn uống thường liên quan đến nguy cơ của bệnh béo phì. Một số ảnh hưởng xấu của BED đến cơ thể bao gồm tiểu đường type 2, các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư hoặc hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ.
Chứng rối loạn ăn uống thường dẫn đến béo phì. Ảnh: ST
Điều trị rối loạn ăn uống
Khi cơ thể có những dấu hiệu như thèm ăn dù không đói hoặc ăn uống quá mức, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, những hướng điều trị cho bệnh nhân mắc BED đều là liệu pháp lâu dài và cần sự kiên trì từ người bệnh.
– Liệu pháp hành vi nhận thức: tham gia vào các hoạt động khác để quên đi suy nghĩ tiêu cực dẫn đến thèm ăn. Những hoạt động này thường là luyện tập thể dục thể thao với cường độ 90 phút mỗi tuần và kéo dài trong 4 tháng.
– Sử dụng thuốc: thuốc không phải là liệu pháp điều trị chính cho chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, nếu cơ thể mắc các bệnh khác như trầm cảm và lo âu, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị.
– Thay đổi lối sống: đây là một liệu pháp lâu dài và cần nhiều nỗ lực từ người bệnh. Một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và xây dựng thói quen ăn uống hợp lý sẽ giúp người dần thoát khỏi chứng rối loạn ăn uống.
Uống hơn 3 lít nước cùng một lúc, người phụ nữ trải qua ca cấp cứu 4 tiếng, suýt m.ất m.ạng
Uống nhiều nước là tốt nhưng uống quá nhiều lại có thể gây hại cho sức khỏe.. Trường hợp dưới đây là một ví dụ: một người phụ nữ ở Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc) suýt m.ất m.ạng vì bị nhiễm độc do uống một lúc 3.2 lít nước.
Cách đây vài ngày, cô Lin ở Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc) đi tầm soát 2 bệnh ung thư. Vì siêu âm ổ bụng nên trước khi siêu âm 30-60 phút, cô cần nhịn ăn, uống nhiều nước và nhịn tiểu (bụng đói sẽ giúp cho kết quả siêu âm được chính xác hơn; uống nhiều nước và nhịn tiểu làm căng bóng đái, giúp ích nhiều cho việc quan sát hình ảnh trong ổ bụng. Đặc biệt là khi siêu âm phần tử cung, t.iền liệt tuyến…).
Do đó, cô Lin đã uống 3.2 lít nước khi bụng đói, tương đương với 5.8 chai nước suối loại lớn 550ml.
Sau khi siêu âm về nhà, cô Lin bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và co giật tay chân trong bữa trưa . Gia đình cho biết cô bị hạ đường huyết nên cho uống một cốc nước đường nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm mà thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lúc này, gia đình ngay lập tức đưa cô đến Bệnh viện Nhân dân huyện Long Hoa cấp cứu.
Sau 4 giờ tích cấp cứu tích cực, cuối cùng cô Lin đã thoát khỏi cơn nguy kịch và tỉnh táo trở lại sau 8 giờ (Ảnh minh họa: Sohu).
Kết quả khám cho thấy cô Lin bị thiếu kali, ít natri, ít clo và mất cân bằng điện giải. CT não cho thấy mô não phù nề nhẹ, đó là các dấu hiệu điển hình của nhiễm độc nước. Cô được đưa đến Khoa Nội tiết để cấp cứu.
Sau 4 giờ tích cấp cứu tích cực, cuối cùng cô Lin đã thoát khỏi cơn nguy kịch và tỉnh táo trở lại sau 8 giờ.
Nhiễm độc nước giống như trường hợp của cô Lin không phải là hiếm. Trước đó, tháng 9/2019, cô Wang, 50 t.uổi ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng bị nhiễm độc nước do uống 6 lít nước chỉ trong 2 giờ. Hay tháng 3/2020, một phụ nữ Quảng Châu (Trung Quốc), 27 t.uổi, đã uống nhanh 2.5 lít nước trong vòng nửa giờ khiến cô bị “say nước”, co giật đột ngột, mất ý thức và người lạnh toát.
Nhiễm độc nước giống như trường hợp của cô Lin không phải là hiếm (Ảnh minh họa: Ycwb).
Uống nhiều nước cùng một lúc gây nhiễm độc
Theo các bác sĩ thuộc Khoa Nội tiết thuộc Bệnh viện Nhân dân huyện Long Hoa, khi tổng lượng nước nạp vào cơ thể vượt quá lượng nước thải ra, nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể, gây giảm áp suất thẩm thấu huyết tương và tăng lượng m.áu tuần hoàn, đây được gọi là tình trạng nhiễm độc nước.
Nhiễm độc nước hiếm khi xảy ra trên lâm sàng, và nguyên nhân phổ biến là do uống quá nhiều nước, rối loạn chức năng thận và tiết quá nhiều hormone chống bài niệu.
Bác sĩ nhắc nhở bạn uống nhiều nước là tốt nhưng uống nước nên cẩn thận và từ từ, không nên uống quá nhiều nước đun sôi trong một lần, một thời điểm, nếu không sẽ dễ làm tăng nguy cơ ngộ độc nước. Thay vào đó, hãy uống nước thành nhiều lần với các ngụm nhỏ.
(Ảnh minh họa: Pinterest).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong môi trường 25 độ C, không vận động và ở trạng thái tương đối yên tĩnh, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của một người là 1 lít đối với t.rẻ e.m, 2.9 lít đối với nam giới trưởng thành, 2.2 lít đối với phụ nữ trưởng thành, 4.8 lít đối với phụ nữ có thai và 3.3 lít đối với phụ nữ đang cho con bú.
Trong trường hợp nhiệt độ cao hoặc lao động thể lực, tiêu chuẩn nước uống cho các nhóm khác nhau nên tăng lên 4,5 lít/ngày. Vượt quá ngưỡng này và uống hơn 3 lít nước trong thời gian ngắn sẽ gây ngộ độc nước.
Do đó, không nên đợi đến khi khát mới uống nước, hãy uống nước từ từ, không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất không nên uống nước “sống”, hãy uống nước đun sôi và hình thành thói quen tốt.