Sự tồn tại của các mạch m.áu vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, m.áu lưu thông trong các cơ quan khác nhau của cơ thể để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến chúng, do đó, muốn có một cơ thể tốt thì mạch m.áu khỏe mạnh là nền tảng cơ bản nhất.
T.uổi tác ngày càng cao, tính đàn hồi của thành mạch m.áu trong cơ thể con người dần yếu đi, lòng mạch hẹp dần, độ nhớt của m.áu tăng lên làm m.áu lưu thông chậm lại, dẫn đến bệnh tim mạch. Đặc biệt trong dịp Tết, mọi người thường ăn uống “vô độ”, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đường, có hàm lượng calo cao, rất dễ gây hại cho mạch m.áu. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, kiến nghị mọi người nên ăn nhiều 2 thực phẩm, làm 2 việc để ngừa bệnh tim.
Ăn nhiều 2 thực phẩm
1. Cà chua
Ảnh minh họa
Cà chua là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, cà chua có thể ăn sống hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Khi nói đến lợi ích của cà chua đối với cơ thể con người, ngoài vitamin C chứa trong nó có đặc tính chống oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa mạch m.áu, axit malic, axit citric và các axit hữu cơ khác có trong loại quả này có thể giúp chúng ta tăng cường tính đàn hồi, thúc đẩy hòa tan huyết khối, giảm cholesterol huyết thanh.
2. Hành tây
Ảnh minh họa
Hành tây là loại thực phẩm phù hợp với mọi lứa t.uổi, hành tây không chỉ thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Hợp chất prostaglandin, allyl disulfide và một lượng nhỏ axit amin chứa lưu huỳnh có trong nó đều rất tốt cho cơ thể con người.
Vì vi chất prostaglandin không chỉ làm giãn nở mạch m.áu mà còn làm giảm lipid m.áu, được đề cập sau có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Do đó, khuyên bạn nên ăn nhiều hành hơn vào các ngày trong tuần. Hoặc ăn với tỏi, nguyên nhân là do trong tỏi có chứa chất flavonoid có tác dụng nạo vét các mạch m.áu.
Làm nhiều 2 việc
1. Đi bộ nhiều hơn
Ảnh minh họa
Đi bộ có thể nói là cách tập thể dục đơn giản nhất, nhìn bề ngoài thì đi bộ không hữu ích lắm. Nhưng đối với người cao t.uổi, loại vận động với cường độ ít hơn, dần dần có thể kích thích quá trình trao đổi chất của người đó, từ đó có thể đào thải các chất độc trong huyết quản ra ngoài, từ đó đạt được hiệu quả dưỡng huyết. Tất nhiên, nếu thể lực tốt, bạn cũng có thể chạy bộ phù hợp để giúp duy trì sức sống của các tế bào nội mô trên thành mạch m.áu.
2. Uống nhiều nước
Ảnh minh họa
Uống nước thường xuyên không chỉ có thể làm loãng độ nhớt của m.áu mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và đào thải lipid m.áu. Uống nước cũng cần phải nắm vững phương pháp, ví dụ như uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể bù lại lượng nước thiếu. Trong trường hợp này, thận và gan cùng làm việc để bài tiết các chất độc trong các mạch m.áu. Ngoài ra, hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát, tốt nhất nên uống 200 ml nước ấm cứ sau một đến hai giờ.
Tóm lại, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống của mọi người, đặc biệt là giới trẻ ngày thường rất thích ăn đồ nhiều dầu mỡ, dễ gây tắc nghẽn mạch m.áu. Nên ăn nhiều cà chua và hành tây kể trên cũng như uống nước và tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một mức độ nhất định.
Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch m.áu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt
Mạch m.áu có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Rối loạn mạch m.áu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.
Hấp, rán, hầm, xào là những phương pháp nấu ăn cơ bản mà tất cả chúng ta thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng cách chế biến thực phẩm của mình đôi khi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình?
Thực tế, thói quen nấu nướng sử dụng quá nhiều dầu và muối có thể làm tổn thương mạch m.áu người ăn. Trong khi đó, mạch m.áu có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Rối loạn mạch m.áu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.
Người đàn ông vào viện cấp cứu vì ăn nhiều thực phẩm chứa dầu và muối
Một trường hợp điển hình mà tờ Aboluowang (Trung Quốc) đưa ra là ông Qi Laohan, 70 t.uổi. Ông là người có sức khỏe tốt nhưng vài tháng gần đây, người đàn ông này thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Chỉ cần đi bộ được một đoạn ngắn, ông đã cảm thấy hụt hơi, thậm chí khó thở. Cho đến một buổi sáng, mắt ông Qi tối sầm và đột ngột ngất xỉu, con trai vội đưa ông đến bệnh viện.
Kết quả khám sức khỏe khiến bác sĩ và cả gia đình ông Qi Laohan bị bất ngờ. Kết quả cho thấy, ông bị tắc động mạch vành – đây là bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ một trong những nguyên nhân khiến ông Qi Laohan phải vào viện cấp cứu đó là do ông Qi xưa nay không có thói quen khám sức khỏe vì vậy bệnh đã tiến triển từ lâu mà không biết. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều dầu và muối của ông cũng là “chất xúc tác” làm hại mạch m.áu.
2 thói quen nấu ăn làm hại mạch m.áu, gây bệnh tim mạch
– Nấu ăn nhiều dầu:
Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến lipid m.áu tăng cao, làm cho m.áu bị nhớt, từ đó làm tổn thương mạch m.áu và cản trở quá trình lưu thống m.áu.
Ngoài ra, đã có nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây rán, gà rán… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại thực phẩm công nghiệp này thường được chế biến bằng chất béo trans – một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt.
Ngoài ra, khi các loại dầu mỡ bị đun ở nhiệt độ quá cao, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra những chất hóa học có thể gây hại đến tim, gây ung thư.
– Nấu ăn nhiều muối:
Thức ăn chứa nhiều muối sẽ khiến mạch m.áu bị phình ra và làm tổn thương mạch m.áu.
Không những vậy, càng ăn mặn, bạn càng có rủi ro mắc bệnh cao huyết áp và cuối cùng dẫn đến tăng bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.
Đáng nói, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người Việt Nam ăn mặn gần gấp đôi lượng muối cần thiết và là một trong nước ăn mặn nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn.
Ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe tim mạch?
1. Ăn ít mỡ động vật
Thịt phải được kiểm soát chặt chẽ trong mỗi bữa ăn. Vì ngay cả phần thịt mỏng nhất cũng có thể chứa 10% và 20% mỡ động vật, chúng ta nên loại bỏ lượng mỡ thừa từ thịt và hạn chế tối đa việc ăn nhiều chất béo. Cố gắng giảm tỷ lệ thịt lợn, thịt bò và thịt cừu, và ăn nhiều thịt gà hoặc cá.
2. Giảm lượng cholesterol
Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 3 lòng đỏ trứng mỗi ngày. Gan, thận và các cơ quan nội tạng động vật nên ăn ít hơn, vì nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và chất béo.
3. Chế độ ăn ít muối
Natri trong muối làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương và làm tăng huyết áp, trong khi huyết áp cao có thể gây tác động xấu đến xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành . Vì vậy, lượng muối ăn hàng ngày không được quá 5g – theo khuyến cáo của WHO.
4. Uống nhiều nước
Chúng ta không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước lọc có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tim.
5. Sử dụng dầu ô liu
Đây là một chất béo lành mạnh được làm từ ô liu nghiền nhuyễn. Nó rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho tim, với tác dụng bảo vệ các mạch m.áu. Nếu bạn sử dụng dầu ô liu thay thế chất béo bão hòa (như bơ), nó có thể giúp giảm nồng độ cholesterol.