Nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh hay không là những lo lắng của rất nhiều người. Tâm lý này theo con người từ ngày bé cho đến khi lớn, do vậy rất nhiều người cảm thấy ái ngại khi phải đi nhổ răng. Vậy ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có hay không?
Thực tế, lo lắng ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là hoàn toàn có lý. Bởi sâu dưới chân răng là khu tập trung nhiều dây thần kinh rất quan trọng, cho nên nhiều người nghĩ rằng việc nhổ răng có thể khiến thần kinh bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong một số trường hợp, dây thần kinh nằm dưới hoặc rất gần chân răng, nếu việc nhổ răng không được xem xét kỹ lưỡng bằng phim X-quang sẽ không tránh khỏi những nguy cơ chấn thương thần kinh như tê môi cằm, dị cảm… Tuy nhiên, với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển và lĩnh vực nha khoa cũng tiến thêm một công nghệ mới thì việc phát hiện những bất thường trước khi mổ là có thể.
Bất kỳ chỉ định nhổ răng nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng: Như phải chụp phim X-quang khi khám, đ.ánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân, có cần thiết phải nhổ răng hay không.
Ảnh hưởng của việc nhổ răng lên hệ thần kinh là có thể nếu như cơ địa của bạn quá yếu, đang mắc phải một số vấn đề sức khỏe khác, hoặc lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn ngại nhổ răng, một số trường hợp nếu không nhổ có thể gây ra những biến chứng nặng hơn.
1. Những trường hợp cần phải nhổ răng
– Nhổ răng khôn
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba hay răng hàm thứ ba, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm. Đây được xem là chiếc răng tuy mọc chậm nhất nhưng lại gây ra không ít những vấn đề. Thông thường khi người đã trưởng thành từ 18 – 25 t.uổi, răng khôn mới bắt đầu mọc.
Khi mọc răng khôn, chiếc răng này có xu hướng chen lấn các răng kế cận gây lệch hàm hoặc sâu răng kế bên, đau răng, cường độ đau tăng mạnh gây sưng hàm, sưng mặt. Do vậy, răng khôn thường xuyên phải nhổ do các biến chứng khi loại răng này mọc lệch là rất cao.
– Nhổ răng khi niềng
Niềng răng là phương pháp tác động lực bền bỉ, liên tục để răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Các răng khi niềng cần có không gian để di chuyển, do vậy việc nhổ răng để tạo khoảng trống là rất cần thiết.
Nhiệm vụ của niềng răng là điều chỉnh, điều hướng lại các răng về vị trí mong muốn. Trường hợp cung hàm đủ chỗ thì việc dàn đều răng sẽ dễ dàng, nhưng nếu cung hàm không có khoảng trống, bạn đành hy sinh một vài cái răng để sắp xếp trật tự các răng còn lại. Việc nhổ răng khi niềng chủ yếu trong các trường hợp bị vẩu, móm, răng xô lệch, chồng lên nhau…
Tùy vào tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bao nhiêu cái răng để có đủ khoảng trống. Nhổ răng khi niềng thường ít ảnh hưởng đến thần kinh do đa số răng khi niềng không quá phức tạp như nhổ răng khôn. Nêu răng cua bạn thưa, cung ham co đô lơn hơn cung răng hoăc đa bi mât răng trươc đo thi có thể không cân nhô răng vi đa co đu khoang trông cho răng dich chuyên.
2. Làm thế nào để nhổ răng an toàn?
Ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có, vì vậy trước khi tiến hành nhổ răng bạn cần biết một số thông tin để chuẩn bị cho quá trình nhổ răng suôn sẻ,
Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được khám lâm sàng để khai thác t.iền sử bệnh, bác sĩ chỉ định xét nghiệm m.áu để kiểm tra các chỉ số đông – cầm m.áu và đo huyết áp. Nếu không có bất thường mới tiến hành tiểu phẫu.
Với những ca nhổ răng đơn giản, mức độ can thiệp thường đơn giản, không gây đau, có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (Paracetamol 500mg).
Với những ca tiểu phẫu phức tạp hơn ví dụ như răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng, hay nằm ngang thì mức độ lành là 7-10 ngày. Trong thời gian này bạn có thể bị sưng đau 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Để hạn chế ảnh hưởng của nhổ răng lên thần kinh thì mọi khâu phải được tiến hành đúng quy trình, kỹ thuật an toàn tại nha khoa uy tín và lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao.
3. Một số biện pháp để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng
– Không ăn thức ăn nóng, không súc miệng mạnh sau khi tiểu phẫu
– Không ăn thức ăn cứng, tránh gây tổn thương vị trí tiểu phẫu
– Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông m.áu
– Nếu chảy quá nhiều m.áu, cần quay lại trung tâm điều trị.
Khói nhang độc như khói t.huốc l.á: Những tác hại khi đốt nhang quá nhiều
Vào những ngày lễ Tết, ngày rằm, người dân thường có thói quen đốt nhang để thờ cúng tổ tiên. Việc đốt nhang có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần nhưng về mặt sức khỏe, nó lại gây ra những tác động rất xấu.
Việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Mặc dù đã hạn chế đốt nhang tại các nơi thờ tự tâm linh, tuy nhiên nhìn chung thói quen đốt nhang trong bộ phận dân cư vẫn còn rất nhiều.
Mặc dù nhiều người cho rằng, việc đốt nhang có thể khiến không gian ấm cúng hơn, có mùi thơm hơn tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cảnh báo việc đốt nhang (hoặc thường xuyên ngửi mùi nhang khói) có thể gây độc cho tế bào, hệ thần kinh và làm gia tăng mắc phải một số bệnh về hô hấp.
Diểm nhanh những tác hại khi đốt quá nhiều nhang đến sức khỏe con người:
1. Gây độc cho tế bào
Khi thắp hương và trải qua nhiệt lượng, nhang cháy sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Các chất hóa học đa phần là dạng hạt, có độc tính cao và gây nguy hại tới tế bào.
Những ảnh hưởng có thể gây ra trên tế bào bao gồm: biến đổi gen di truyền DNA dẫn đến đột biến, là nguyên nhân gây ra các bệnh bung thư.
2. Tác động lên đường hô hấp
Điều này lý giải tại sao rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói t.huốc l.á do các chất dạng hạt cao hơn. Ngoài ra, khói hương cũng đi sâu vào bên trong phổi hơn khói t.huốc l.á.
3. Tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư phổi
Cũng tương tự như các yếu tố khác như khói thuốc, khói bụi, nhiều chất độc hại có trong nhang được tạo ra khi đốt cũng có thể gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hít quá nhiều khói nhang, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi.
4. Tăng triệu chứng hen suyễn
Những người bị hen suyễn cần hạn chế việc tiếp xúc với việc đốt nhang hoặc ngửi mùi nhang. Đốt nhang tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Người bị hen suyễn dễ lên cơn hen hoặc làm kích thích các triệu chứng như ho, khó thở, chảy nước mắt, mũi…
5. Ảnh hưởng đến làn da
Nếu đốt nhang quá nhiều, người tiếp xúc sẽ có nguy cơ bị viêm da dị ứng do các hợp chất có trong nhang sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên da của bạn, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Khi nhang cháy, các chất dạng hạt và chất gây dị ứng khác được giải phóng, tương tác với da và hòa tan trong bã nhờn – chất nhờn do da tiết ra để bôi trơn. Điều này sẽ dẫn đến dị ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
Việc đốt nhang và tiếp xúc với khói nhang cũng làm tăng nồng độ immunoglobulin E (IgE) trong m.áu – kháng thể do cơ thể tạo ra để tương tác với chất gây dị ứng – cũng là một chỉ số của viêm da tiếp xúc.
6. Gây hại cho trẻ sơ sinh
Đốt nhang trong nhà có t.rẻ e.m là việc làm có thể gây hại cho sức khỏe của bé, nhất là trẻ sơ sinh. Bé có thể mắc bệnh bạch cầu cao nếu trong gia đình thường xuyên thắp nhang, hoặc khi mẹ mang thai tiếp xúc với quá nhiều khói nhang. Nguy cơ đột biến gen cũng rất cao nếu làm điều này thường xuyên trong thai kỳ.
7. Ảnh hưởng lên hệ thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy đốt nhang trong nhà làm tăng đáng kể nồng độ carbon monoxide. Tiếp xúc nhiều với nhang có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Điều này có nghĩa là nó sẽ dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng học tập.
Ngoài ra, việc đốt nhang nhiều có thể gây ra các phản ứng đau đầu, ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ CO thấp, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Đặc biệt nếu đốt nhang trong phòng kín thì càng gây ra các triệu chứng nặng hơn do không khí không được thoáng.
8. Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu hàng ngày đốt nhang và liên tục trong hơn 20 năm thì họ có nguy cơ t.ử v.ong vì các vấn đề tim mạch cao hơn 12%. Nhóm này cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn 19% và mắc bệnh tim mạch vành hơn 10%.
Ở nước ta, tại một số địa phương cũng có phong tục đốt nhang hàng ngày như hương trầm, hương sả. Mặc dù thường được khuyên dùng làm thuốc đuổi muỗi, loại nhang hương sả cũng không nên sử dụng quá mức. Nguyên nhân là chúng có lượng chất dạng hạt cao nhất, góp phần gây rối loạn hô hấp. Các loại hương trầm cũng chứa các chất có hại như nhang thông thường, làm tăng nguy cơ đột biến gen.