B.é g.ái 1 t.uổi thủng ruột vì nuốt 5 viên nam châm

Ngày 13/10, Khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật cấp cứu cho một b.é g.ái 1 t.uổi bị thủng ruột do nuốt 5 viên nam châm khi chơi với bạn hàng xóm.

5 viên nam châm có màu sắc bắt mắt mà b.é g.ái đã nuốt vào miệng

Bác sĩ cảnh báo, khác với các loại dị vật tiêu hóa khác đa số có thể tự đào thải ra ngoài, dị vật dạng nam châm đặc biệt nguy hiểm do có tính hút nhau xuyên thành, tụ lại làm thiếu m.áu hoại tử thành ruột, có thể ở nhiều vị trí.

Trước đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng cấp cứu nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị tổn thương đường tiêu hoá, thủng ruột vì đồ chơi nam châm. Trường hợp bé Nguyễn Hữu T. (2 t.uổi, Nghệ An) là một ví dụ. Khi đưa tới viện được khai thác bệnh sử, gia đình cho rằng con bị ngộ độc thức ăn vì bé nôn ói dữ dội. Tuy nhiên, hình ảnh phim chụp X-quang lại cho thấy cả chuỗi hạt trong dạ dày trẻ khiến bố mẹ, bác sĩ đều bất ngờ. Các bác sĩ đếm được chuỗi hạt gồm 13 viên bi qua hình ảnh X-quang.

Gia đình bệnh nhi cho biết, ở nhà cậu bé thường hay chơi bi với các bạn trong xóm. Đây là những viên bi nam châm, giống bi xe đạp, đường kính khoảng 5mm, do Trung Quốc sản xuất.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi theo dõi chuỗi hạt vẫn không có dấu hiệu di chuyển để tống ra ngoài, các bác sĩ đã quyết định nội soi dạ dày, gắp ra 9 trong tổng số 13 viên bi.

Các bác sĩ khuyến cáo, những loại đồ chơi nam châm thường được mua cho trẻ lớn, nhưng có khi các cháu bé lại chơi cùng rồi nuốt chúng vào miệng hoặc nhét vào mũi. Bởi vậy, bố mẹ có con nhỏ hay chơi với trẻ lớn, hoặc có anh chị trông em bé cần đặc biệt lưu ý hạn chế tối đa loại đồ chơi này.

Để phòng ngừa hóc dị vật, tuyệt đối không cho trẻ con chơi những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ, sắc nhọn, bi… nhằm đề phòng trẻ cho vào miệng, nuốt gây hóc, sặc dị vật.

Nguyễn Bách

Theo petrotimes

Bệnh viêm ruột mạn tính có xu hướng gia tăng

Bệnh viêm ruột mạn tính gồm viêm loét đại trực tràng, xuất huyết và bệnh Crohn. Đặc biệt là bệnh Crohn gây ra biến chứng gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại.

Một bệnh nhân viêm ruột mạn tính được bác sỹ khám, đ.ánh giá tình trạng bệnh.

TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhóm bệnh viêm ruột mạn tính gồm 2 bệnh chính là viêm loét đại trực tràng xuất huyết và bệnh Crohn. Đây là bệnh tồn tại dai dẳng, lâu dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhóm bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Cách đây 20 năm số lượng bệnh nhân đến không nhiều và bệnh cũng không quá nặng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có bệnh nhân điều trị nội trú, chưa kể số lượng điều trị ngoại trú rất nhiều. Đối với bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết và Crohn có 2 đỉnh t.uổi. Đỉnh t.uổi rất trẻ là 17,19 đến 25 t.uổi. Bệnh Crohn gây ra biến chứng gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại, không thể làm gì được. Bệnh nhân phải đến bệnh viện quá nhiều lần. Đỉnh t.uổi thứ hai là vào 50,55 đến 60 t.uổi. Bệnh khi xuất hiện ở đỉnh t.uổi thứ 2 thường không quá nặng như ở đỉnh t.uổi thứ nhất.

Theo TS Vũ Trường Khanh, nguyên nhân gia tăng tình trạng bệnh viêm ruột mạn tính có liên quan đến môi trường sống như thức ăn, môi trường vi sinh vật trong ruột. Nếu như trước đây chúng ta ăn thức ăn truyền thống, nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm. Thức ăn thay đổi dẫn đến các vi sinh vật trong ruột cũng thay đổi theo. Cùng đó, loại thức ăn ngày nay cũng khác so với thức ăn truyền thống. Do đó người ta cho rằng sự thay đổi về môi trường, tương tác với cơ thể người bệnh là điều kiện thuận lợi để sinh ra bệnh này.

TS Vũ Trường Khanh cho rằng, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn vì nó liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Trên thế giới đã sử dụng thuốc sinh học cho những mặt bệnh này từ rất lâu. Tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cũng sử dụng và là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai sử dụng cho bệnh nhân. Ưu điểm của thuốc sinh học là bệnh nhân đạt được lui bệnh với điều trị ít tác dụng phụ, tuy nhiên giá thành của nó còn cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Tính trung bình, một năm người bệnh nếu dùng thuốc thì phải chi trả trên 100 triệu (ngoài 50% đã được BHYT thanh toán).

Hà Dũng

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *