B.é g.ái 4 t.uổi đau bụng 1 tuần liền vào buổi sáng, đi khám bác sĩ kết luận bé mắc căn bệnh tưởng chỉ người lớn mới bị

B.é g.ái được đưa đến viện cấp cứu khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt.

Bé Ri Ri (4 t.uổi) sống ở quận Hình Hưng, thành phố Thái Nguyên, Trung Quốc đột nhiên lên cơn đau bụng dữ dội. Gia đình vội vàng đưa c.ô b.é đến bệnh viện và được chẩn đoán là bị viêm ruột thừa cấp. Khi nghe kết quả này, mẹ của Ri Ri cảm thấy vừa lo lắng vừa khó hiểu, tại sao một đ.ứa t.rẻ nhỏ như vậy lại bị viêm ruột thừa cấp?

Khi mới nghe đến bệnh viêm ruột thừa cấp, nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở người lớn. Vậy thì t.rẻ e.m mắc phải trong những trường hợp nào? Trước câu hỏi này, các phóng viên của trang Shanxi Evening News đã đến thăm trường mẫu giáo và Khoa Nhi của Bệnh viện Phụ sản và T.rẻ e.m Thái Nguyên để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và cách điều trị viêm ruột thừa ở t.rẻ e.m.

B.é g.ái đau bụng suốt 1 tuần liền vào buổi sáng

Mẹ của Ri Ri chia sẻ với phóng viên rằng, 1 tuần trước khi đến bệnh viện, cô bé luôn nói rằng mình bị đau bụng vào buổi sáng. Khi hỏi chính xác vị trí cơn đau, cô bé không thể giải thích được. Giáo viên cũng chưa bao giờ trao đổi với mẹ Ri Ri về các triệu chứng đau bụng, ở trường cô bé lúc nào cũng nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Vì vậy, lúc đó, người mẹ chỉ nghĩ rằng có lẽ con gái mình không muốn đi học nên viện lý do như vậy rồi chủ quan bỏ qua.

Viêm ruột thừa cấp ở t.rẻ e.m rất nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Cho đến một hôm, khi thấy Ri Ri nôn ói, đau bụng, mặt tái nhợt, gia đình mới vội vã đưa đến bệnh viện. Bác sĩ nói rằng, gia đình trì hoãn bệnh tình của cô bé quá lâu. Lúc này, người mẹ cảm thấy hối hận vô cùng.

Sau đó, phóng viên Shanxi Evening News đến trường Ri Ri tìm hiểu nguyên nhân. Thời gian ăn uống hằng ngày của trường mẫu giáo rất cố định, khẩu phần ăn của trẻ được phân chia rất khoa học. Người phụ trách nói rằng, các nguyên liệu đều được lựa chọn cẩn thận, chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo các món ăn đều tươi ngon mỗi ngày.

Giáo viên cho biết thêm, sau bữa ăn, bọn trẻ thường được cho ra ngoài tham gia các hoạt động đơn giản như đi dạo để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Thế nhưng, có một số trẻ rất nghịch ngợm, thường chạy nhảy.

Bên cạnh đó, mẹ của Ri Ri chia sẻ: ” Con bé rất thích ăn thịt, luôn đòi sườn heo, đùi gà và những thứ tương tự. Tôi cũng thường đưa bé đi ăn thức ăn nhanh. Vì phần lớn thời gian ở nhà trẻ nên vào buổi tối, bé chỉ ăn một ít trái cây và cơm “.

Ở trường Ri Ri là cô bé rất khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột thừa cấp của Ri Ri là gì?

Vậy đâu là lý do khiến Ri Ri bị đau ruột thừa? Nó có liên quan gì đến thói quen ăn uống của cô bé không? Về vấn đề này, phóng viên của Shanxi Evening News đã tham khảo ý kiến của Hồng Nham, bác sĩ khoa Nhi tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và T.rẻ e.m Thái Nguyên.

Bác sĩ Hồng cho biết: ” Viêm ruột thừa cấp là tình trạng đau bụng cấp tính thường gặp ở trẻ trên 5 t.uổi. Tuy tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn người lớn nhưng bệnh lại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây t.ử v.ong “.

Đối với t.rẻ e.m, thông thường căn bệnh này có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, sau đó vi khuẩn lan đến ruột thừa thông qua niêm mạc bị tổn thương và tuần hoàn m.áu, gây ra tình trạng viêm cấp tính. Ngay khi phát hiện trẻ có các biểu hiện như sốt, đau bụng, cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Ngoài ra, cũng có thể do tắc nghẽn khoang ruột thừa như sỏi phân, dị vật, hoặc ruột thừa bị xoắn, sẹo lõm… có thể dẫn đến tình trạng khoang ruột thừa bị tắc nghẽn, ứ đọng dịch tiết dẫn đến tăng áp lực trong lòng ruột và lưu thông mạch m.áu ở thành ruột thừa. Nếu chức năng tiêu hóa bị suy giảm, các mạch m.áu và cơ của ruột thừa sẽ bị co thắt, khoang ruột thừa bị tắc nghẽn và rối loạn lưu thông m.áu gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Phòng tránh viêm ruột thừa ở t.rẻ e.m cần phải làm gì?

Bác sĩ Hồng cho rằng, cha mẹ nên nắm bắt được mức độ bệnh của con mình, biết cách phòng ngừa, giảm cơn đau khi tái phát tại nhà. Đặc biệt, việc hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý là điều rất quan trọng. Tỷ lệ viêm ruột thừa ở t.rẻ e.m do thói quen sinh hoạt kém thường chiếm tỷ lệ khá cao.

Đặc biệt, cha mẹ cần tích cực nâng cao khả năng chống lại virus của trẻ, đặc biệt là virus lây nhiễm gây tái phát viêm ruột thừa, chuẩn bị kịp thời thuốc kháng virus. Cuối cùng, trong quá trình dùng thuốc, trẻ nên kết hợp với các bài tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm virus.

Về chế độ ăn, cần chủ động tránh cho trẻ ăn thức ăn cay, có tính kích thích, nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, bổ sung rau quả tươi, vitamin, khoáng chất. Việc loại bỏ những thói quen xấu trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa hiệu quả sự tái phát của bệnh viêm ruột thừa cấp.

Học sinh Trường tiểu học Tiên Dương nghi nhiễm khuẩn đường ruột sau bữa trưa

Kết luận sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội ngày 10/9 cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.

Sau bữa trưa bán trú vào ngày 9/9/2020 tại Trường tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội), 22 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài 4-5 lần, sốt nhẹ.

Tính đến chiều ngày 10/9, đã có 6 học sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột. 16 học sinh còn lại điều trị tại gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện.

Buổi học sáng ngày 11/9, có 58 học sinh nghỉ học với nhiều lý do và nhà trường cũng như các cơ quan chức năng đang tiếp tục rà soát xem còn những trường hợp nào có biểu hiện bị ngộ độc.

Một học sinh tại Trường tiểu học Tiên Dương điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Ảnh: Bệnh viện đa khoa Đông Anh.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra.

Ngày 10/9, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, xử lý sự cố an toàn thực phẩm tại Trường tiểu học Tiên Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Kết luận sơ bộ cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.

Theo đó, suất ăn sẵn do hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh cung cấp. Bữa phụ lúc 15h cùng ngày là sữa tươi có đường và không đường.

Hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh có địa chỉ tại: Số 65, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp suất ăn sẵn cho Trường Tiểu học Tiên Dương với 13 nhân viên trực tiếp chế biến suất ăn, bữa trưa ngày 9/9 thực đơn gồm các món: Thịt kho, trứng chim cút chiên, canh rau ngót, su su xào tỏi, cơm trắng.

Được biết, nguồn gốc thực phẩm như rau, trứng chim cút… được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ Bảo An, có địa chỉ: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội.

Thịt lợn do Công ty cổ phần CP Việt Nam cung cấp. Gạo do hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bốn tại địa chỉ số 172, Cao Lỗ, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) cung cấp.

Nước uống đóng chai do Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và tư vấn xây dựng Minh Quang, tại địa chỉ: Thụy Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp.

Về hồ sơ pháp lý, hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh xuất trình đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép. Tuy nhiên, khi kiểm tra điều kiện thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện một số vấn đề sai phạm.

Về điều kiện vệ sinh cơ sở, đoàn kiểm tra đ.ánh giá thiếu lưới phòng, chống côn trùng, động vật gây hại, có côn trùng xâm nhập. Sử dụng nguồn nước giếng khoan đã lọc để chế biến thực phẩm nhưng chưa xuất trình được xét nghiệm.

Nhà vệ sinh bố trí bên trong nhà kho. Còn sữa học đường do Công ty cổ phần sữa Việt Nam cung cấp. Sữa được bảo quản trong phòng bảo quản của nhà trường, để các thùng sữa trên bàn cao, trong phòng có lắp điều hòa, quạt trần.

Các cơ quan chức năng hiện đã yêu cầu hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh dừng hoạt động, ngừng cung cấp suất ăn sẵn cho Trường tiểu học Tiên Dương. Đồng thời, tổng vệ sinh môi trường tại Trường tiểu học Tiên Dương và hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh.

Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh – ông Nguyễn Thành Luân cho biết: “Trong số 4 học sinh gặp sự cố an toàn thực phẩm tại trường Tiểu học Tiên Dương, đã có thêm 1 cháu nữa được xuất viện. Các cháu phải nhập viện ngày hôm trước đến nay sức khỏe đã ổn định trở lại, 2 cháu đã xuất viện, còn 2 cháu theo nguyện vọng của gia đình sẽ ở lại để được theo dõi thêm”.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thịnh – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đông Anh cho biết, sức khỏe của các học sinh được điều trị đã tương đối tốt, ổn định, khả quan. Các cháu không còn biểu hiện đi ngoài, buồn nôn, giảm sốt.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh – ông Nguyễn Tiến Cương: “Sau khi nắm bắt được thông tin, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Y tế huyện yêu cầu dừng toàn bộ bữa ăn trưa 10/9 tại trường, đồng thời tiến hành kiểm tra cơ sở cung cấp bữa ăn sẵn cho học sinh, lấy các mẫu thức ăn và sữa gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng tiến hành lấy mẫu phân của 5 học sinh và mẫu bàn tay của 13 nhân viên chế biến thức ăn của cơ sở cung cấp dịch vụ để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra sự cố. Ngay trong chiều 10/9, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cũng đã tiến hành phun khử khuẩn bằng cloramin B tại tất cả các phòng học và khuôn viên nhà trường”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *