B.é g.ái 4 t.uổi nhiễm vi khuẩn nguy hiểm tính mạng sau một lần đi chơi vườn thú

Bác sĩ buộc phải đưa Isla Grainger (ở Hampshire, Anh) vào trạng thái hôn mê nhân tạo và cô bé nằm viện suốt 17 ngày trời sau khi bị suy thận vì vi khuẩn nguy hiểm E.coli.

Vào một dịp cuối tuần, bé Isla cùng bố Lewis Keith và mẹ Lauren Aspery, thăm quan nông trại, bãi biển ở Sandown trên đảo Isle of Wight. Khi trở về nhà, Isla bắt đầu bị tiêu chảy và ốm. Bản thân mẹ bé cũng bị đau bụng và buồn nôn.

Isla không ăn uống suốt 3 ngày liền. Bé được mẹ đưa tới phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa Southampton. Tại đây, bác sĩ xác nhận ra bệnh nhân nhí bị nhiễm khuẩn E.coli. Vi khuẩn này đã phát triển thành hội chứng tan huyết urê huyết (HUS), ảnh hưởng tới tế bào m.áu và mạch m.áu của Isla, khiến thận của cô bé bị tổn hại nặng nề.

Isla không ăn uống suốt 3 ngày liền. Bé được mẹ đưa tới phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa Southampton. Tại đây, bác sĩ xác nhận ra bệnh nhân nhí bị nhiễm khuẩn E.coli.

Mẹ bé kể lại: “Thật sự đáng sợ. Tôi đã nghĩ chúng tôi có thể mất con gái bé bỏng của mình. Tôi thực sự tin rằng con chỉ bị ốm nặng thôi. Nhưng bác sĩ cho biết, Isla ốm rất rất nặng, tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với hình dung của chúng tôi. Từ khoảnh khắc đó trở đi, mọi điều mà bác sĩ nói đều có cảm giác như một giấc mơ tồi tệ. Isla bị suy thận. Thận của con không còn hoạt động chút nào và cơ thể con mất đi khả năng chống chọi. Rốt cuộc, vấn đề mà con phải đối mặt chính là chuyện sinh – tử”.

Sau đó, Isla buộc phải trải qua phẫu thuật để loại bỏ một ống thông bị xoắn. Cô bé cũng được chuyển vào khoa chăm sóc đặc biệt, nơi bác sĩ quyết định đưa Isla vào trạng thái hôn mê nhân tạo.

Sau khi tỉnh lại, Isla bắt đầu hồi phục bằng cách dùng thuốc và lọc m.áu. 1 tháng sau chuyến đi chơi kể trên và bị bệnh, cô bé 4 t.uổi vẫn chưa trở lại trường mầm non.

Vi khuẩn E.coli nguy hiểm như thế nào?

E.coli – loại vi khuẩn được phát hiện trong ruột, có thể bị xâm nhập cơ thể nạn nhân do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc chạm vào động vật/con người nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Anand Ferrnandes cho biết: “E.coli có thể gây ra hàng loạt triệu chứng, từ tiêu chảy nhẹ tới đau bụng dữ dội và tiêu chảy ra m.áu. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là đảm bảo bạn rửa tay thật sạch trước khi chế biến, khi ăn hoặc nếu bạn vừa tiếp xúc với bất cứ loài vật nào cũng như phân của chúng.

Bất cứ ai nghi ngờ mình có thể bị tiêu chảy hoặc bị ốm nên uống thật nhiều nước nhằm ngăn chặn nguy cơ mất nước. Và nếu gặp phải triệu chứng nghiêm trọng, họ nên lập tức liên hệ với bác sĩ của mình hoặc gọi cấp cứu”.

E.coli – loại vi khuẩn được phát hiện trong ruột, có thể bị xâm nhập cơ thể nạn nhân do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc chạm vào động vật/con người nhiễm khuẩn.

Hiện cuộc điều tra nguyên nhân khiến Isla nhiễm khuẩn E.coli vẫn đang được tiến hành.

Mẹ cô bé bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất mừng vì đã có được câu trả lời, biết được cái gì gây nên tình trạng suy thận của con. Nhưng tôi cũng rất lo việc chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra nguồn gây nhiễm khuẩn E.coli là gì. Có khả năng cao là những người khác cũng đang tự đặt mình vào nguy hiểm.

Bất kể người khác có cảnh báo bạn về chuyện mọi thứ có thể trở nên đáng sợ như thế nào, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể chuẩn bị tâm lý đủ để chứng kiến con mình rơi vào hoàn cảnh đó, phải phụ thuộc vào máy móc để thở và duy trì sự sống.

Isla vẫn còn E.coli O157 trong người và chưa được phép trở lại trường cho tới khi con có 2 mẫu phân được xác nhận không còn sự hiện diện của vi khuẩn này nữa.

Trong tương lai, con vẫn có thể gặp nhiều vấn đề khi đến t.uổi dậy thì và mang thai. Tiên lượng bệnh trong tương lai thế nào vẫn là điều chưa biết.

Tôi nguyện cầu cho không một người nào khác có con trai hay con gái phải trải qua những gì mà Isla đã trải qua. Tôi thực sự hi vọng chúng ta có thể nâng cao nhận thức cho các phụ huynh khác về loại vi khuẩn kinh khủng này”.

Theo Helino

Vì sao ăn rau sống dễ bị lây nhiễm vi khuẩn E.coli?

Rau sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Khi đi vào cơ thể, chúng gây nhiều bệnh như tiêu chảy nặng, viêm màng não ở trẻ sơ sinh…

Rau sống là món ăn được nhiều người lựa chọn, song chúng cũng là thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli. E.coli là loại vi khuẩn thường sống và sinh sản trong ruột già của cơ thể người và động vật, theo đường tiêu hóa thải ra ngoài. Chúng có khả năng gây bệnh rất đa dạng như gây nhiễm khuẩn đường tiểu; với cơ thể yếu gây nhiễm khuẩn m.áu; gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh; gây tiêu chảy nặng.

Vì sao rau sống dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli?

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn E.coli trên rau sống là do nhiều nguồn lây nhiễm, như khâu sản xuất (rau thường bị tưới bởi nguồn nước bẩn, bón phân tươi), hay khâu sơ chế (nguồn nước rửa, người sơ chế bị nhiễm), vận chuyển và vị trí kinh doanh không được vệ sinh sạch sẽ, quá trình chế biến…

Đây cũng là những nguyên nhân khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan như các loại giun sán, giun đũa chó mèo, sán lá gan… Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán. Ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.

Cách để sử dụng rau sống an toàn

Tuy vậy, vị chuyên gia cho hay: “Với các loại thịt, khi nấu chín có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn E.coli nhưng rau sống thì không thể nấu chín. Song rau sống là loại thực phẩm dinh dưỡng, nên không thể không tiếp tục sử dụng. Vì thế người tiêu dùng trước khi mua cũng như khi sơ chế, chế biến bữa ăn tại nhà cần hiểu rõ các cách lựa chọn cũng như rửa rau sao cho an toàn”. Ông cũng chỉ ra nhiều người tiêu dùng tin rằng ngâm nước muối sẽ rửa sạch và loại bỏ sạch được các loại vi khuẩn, song đây không phải là quan niệm đúng đắn.

Lựa chọn, sơ chế rau sống đúng cách để hạn chế quá trình lây nhiễm E.coli vào cơ thể. Ảnh: Internet

“Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng của nó”. PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cũng thông tin thêm: Để loại bỏ được vi khuẩn có trong rau sống, người tiêu dùng cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

“Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ c.hết và không gây hại cho cơ thể. Khi rửa xong, rau sống cần để ráo nước” – ông lưu ý thêm.

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cũng chỉ ra các biện pháp tránh ngộ độc khi sử dụng rau ăn sống như sau:

Khi mua sản phẩm tươi sống, người tiêu dùng không nên để các sản phẩm ăn sống với các loại thịt, cá tươi sống cần phải nấu chín lẫn chung với nhau mà phải tách các sản phẩm ăn sống và sản phẩm cần nấu chín. Bởi theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm, các thực phẩm tươi sống đều chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virrus, nếu để chung các sản phẩm sống và các sản phẩm chín thì các mầm bệnh từ thực phẩm sống sẽ nhiễm sang thực phẩm chín.

Bên cạnh đó, khi mua rau nên lựa chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, dập nát hay héo úa. Nên chọn các sản phẩm có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm; sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu uy tín, các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn đã được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận (VietGAP, GlobalG.A.P, HACCP, ISO 22000, logo chuỗi thực phẩm an toàn…).

“Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại rau ăn sống, chúng ta cũng cần phải rửa rau nhiều lần dưới vòi nước máy, sau đó ngâm rau trong nước có pha chút muối ăn hoặc một lượng nhỏ thuốc tím (mua ngoài tiệm thuốc tây) có tác dụng khử trùng một số loại vi sinh vật gây hại còn bám trên bề rau tươi” -Ban Quản lý an toàn thực phẩm nêu rõ.

HẠ QUYÊN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *