B.é g.ái khuyết nửa khuôn mặt lần đầu tiên có thể cười

Trải qua ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng, b.é g.ái người Nga sinh ra với nửa khuôn mặt không hoàn chỉnh đã được cấy ghép hàm thành công.

Vì bệnh hiếm nên b.é g.ái phải mang theo gương mặt khuyết một nửa dưới suốt 6 năm qua.

Darina Shpengler, cô bé sinh ra khuyết nửa khuôn mặt, đã vui vẻ trở lại nước Nga đoàn tụ với gia đình sau ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng tại Bệnh viện Great Ormond Street.

Khoảng thời gian 3 tháng ở Anh của Darina nằm trong chuỗi hoạt động phẫu thuật chỉnh hình để giúp cô bé có được một gương mặt hoàn chỉnh mà em chưa bao giờ có.

Darina mắc tình trạng hiếm gặp và có thể là duy nhất trên thế giới, khi sinh ra mất nửa gương mặt – không có môi hay cằm.

Trong suốt 6 năm, b.é g.ái phải chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống khổ sở và không thể nói theo cách bình thường như bao người. Nhiều người, trong đó có cả những người bà con, nhìn em với ánh mắt e dè.

Mắc bệnh hiếm khiến Darina dù 6 t.uổi nhưng cân nặng chỉ tương đương với trẻ 1 t.uổi.

Vợ chồng ông Yury đón con gái sau ca phẫu thật đầu tiên ở Anh.

Sau khi đến gặp các bác sĩ ở Nga, họ khuyên cha mẹ của Darina nên cho cô bé tới Bệnh viện Great Ormond Street ở Anh để phẫu thuật. Chi phí cho ca phẫu thuật ban đầu là 67.400 bảng Anh (1,9 tỷ VND) đã được chi trả bằng số t.iền gây quỹ.

Các bạn thấy đấy, con bé đã học cách cười”, bà Elena, 47 t.uổi, khóc và nói trong hạnh phúc.

Cũng như vợ mình, ông Yury, 49 t.uổi, vô cùng hạnh phúc sau ca phẫu thuật đầu tiên của con gái. “ Con thật xinh đẹp“, ông Yury nói trên video khi ôm con gái vào lòng.

Trong video, bác sĩ phẫu thuật David Dunaway và bác sĩ Nadeem Saeed được nhìn thấy những khoảnh khắc sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật marathon.

Chúng tôi vừa kết thúc ca phẫu thuật của Darina”, giáo sư Dunaway của Bệnh viện Great Ormond Street nói. “Đó là một ngày rất dài, tôi nghĩ chúng tôi đã làm việc gần 11 tiếng. Chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi đã làm cho Darina một chiếc hàm nhỏ xinh xắn, ở một vị trí tốt, và chúng tôi đã cấy một ít da vào cổ của cô bé”.

Darina đã trở về nhà mình ở vùng Krasnoyarsk, Siberia khi việc gây quỹ ở giai đoạn tiếp theo bắt đầu. Các sĩ phẫu thuật ở Bệnh viện Great Ormond Street dự kiến sẽ tạo hàm trên và môi trên cho cô bé trong ca phẫu thuật lần hai.

Theo saostar

Em bé được hiến tim phổi sau một cuộc phỏng vấn

ANH – Suốt 2 năm chờ đợi mỏi mòn trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly Kendall có một cuộc nói chuyện trên truyền hình, một tuần sau có người hiến tạng.

Lilly Kendall mắc bệnh tim bẩm sinh, 3 tháng đầu đời trải qua trong bệnh viện. Lên 9 t.uổi, sức khỏe cô bé ngày càng xấu, phương pháp duy nhất để cứu sống Lilly là ghép cả tim lẫn phổi. C.ô b.é được đưa vào danh sách người cần hiến tạng để ghép. Có 16 người ở trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly là một trong 5 em bé thuộc danh sách này. Cơ quan truyền m.áu và ghép tạng NHS (NHS BT) cho biết trong 5 năm qua ở Anh có 42 trẻ đã qua đời trong lúc chờ được hiến tim. Các bệnh nhân nhi thường phải chờ trong thời gian lâu gấp nhiều lần so với người lớn.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tang lễ của con gái mình”, mẹ của Lilly là Catherine cho biết.

Hai năm sau, 11 t.uổi, Lilly và gia đình có một cuộc nói chuyện trên sóng truyền hình BBC Wales. Một tuần sau cuộc phỏng vấn, Lilly nhận được cuộc điện thoại thông báo có người hiến tim phổi để ghép cho em. Ngay sau đó, c.ô b.é được đưa đến bệnh viện Great Ormond Street và mất 7 giờ để hoàn thành thủ tục. Ca ghép tim phổi thành công.

Lilly giờ đây 12 t.uổi, đang trong quá trình phục hồi và đã trở lại trường học. Cô bé chia sẻ: “Cháu cảm thấy rất tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc. Cháu sẽ không thể sống sót nếu không có trái tim và lá phổi từ người hiến tặng, chúng đã thực sự cứu cháu”.

Người mẹ cũng cho biết: “Những hơi thở đầu tiên của con tôi thật tuyệt vời. Tôi biết mọi thứ sẽ ổn”.

Lilly đang trong quá trình phục hồi để trở lại trường học. Ảnh: BBC.

Ở xứ Wales, từ tháng 12/2015 đến nay, những người trên 18 t.uổi được mặc định đồng ý hiến tạng sau khi c.hết, trừ khi họ không đồng ý. Đầu năm 2020, quy định này sẽ được áp dụng rộng ở Anh. T.rẻ e.m có thể tham gia Chương trình đăng ký hiến tạng của NHS ở bất cứ t.uổi nào, tuy nhiên việc lấy tạng được đăng ký hiến từ t.rẻ e.m sau khi c.hết vẫn phải có sự đồng ý của cha mẹ.

Năm 2018-2019, chỉ có 56 t.rẻ e.m hiến tạng ở Anh. Năm 2017 có 57 trường hợp và năm 2013-2014 có 55 t.rẻ e.m hiến tạng.

Tại Scotland, t.rẻ e.m trên 12 t.uổi có quyền tự quyết định việc hiến tạng của mình.

Hoài Thu

Theo BBC/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *