B.é t.rai 17 tháng t.uổi suýt m.ất m.ạng vì hóc hạt hướng dương

Ngày 15/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, vừa tiến hành nội soi, phát hiện, xử lý thành công dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc của 1 bệnh nhi tới từ huyện Triệu Sơn.

Trước đó, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhân Trần Văn Anh T. (17 tháng t.uổi, địa chỉ xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong tình trạng rất nặng. Cháu T. khó thở, tím tái, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản, ý thức hôn mê. Bệnh nhân nhanh chóng được hỗ trợ thở máy, thực hiện các xét nghiệm cấp cứu cần thiết.

Theo gia đình kể, 1 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân biểu hiện ho, khó thở, không sốt. Tình trạng khó thở tăng lên khi nằm xuống, tím môi, chỉ cảm thấy đỡ hơn khi ngồi dậy hoặc bế vắt vai. Không rõ tình trạng hóc dị vật là gì.

B.é t.rai 17 tháng t.uổi suýt m.ất m.ạng vì hóc hạt hướng dương

Qua thăm khám, xác định đây là một trường hợp khó khi bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh rất nặng, đe dọa t.ử v.ong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành nội soi phế quản cấp cứu ngay tại giường. Trong quá trình nội soi, phát hiện dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc.

Các bác sỹ tiến hành gắp dị vật qua nội soi phế quản, đưa hạt hướng dương ra khỏi đường thở bệnh nhân an toàn. Bệnh nhân được cai thở máy sau 6 giờ, ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có các biến chứng khác.

Thạc sỹ, bác sỹ Ngô Việt Hưng Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 t.uổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng. Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc… Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ, gây khó thở, rất nguy hiểm với tính mạng.

Dị vật đường thở gặp khoảng 1% trong tổng số bệnh lý hô hấp ở t.rẻ e.m. Dị vật đường hô hấp trên thường dễ chẩn đoán và điều trị còn dị vật đường hô hấp dưới thường khó chẩn đoán, điều trị khó khăn và phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến t.ử v.ong như tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, thủng khí quản, xuất huyết đường thở, abces phổi. Dị vật đường hô hấp dưới thường chiếm khoảng 25% bệnh nhân và có đến 2 – 5 % bệnh nhân bị t.ử v.ong. Dị vật đường thở có thể giải quyết triệt để, không có tai biến hay để lại di chứng bằng phương pháp nội soi phế quản nếu được phát hiện và thực hiện sớm. Đây là kỹ thuật an toàn, được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào tính chất của dị vật, vị trí và điều trị sớm hay muộn.

Do vậy, khi trẻ có các triệu chứng khó thở nghi ngờ dị vật đường thở cần phải bình tĩnh, tuyệt đối không kích thích trẻ, cần cố gắng móc gây nôn nhằm lấy dị vật ra ngoài và đảm bảo tư thế thông thoáng đường thở, tôn trọng tư thế của trẻ giúp cho trẻ có tư thế dễ chịu nhất. Vận chuyển trẻ nhẹ nhàng, an toàn đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi hỗ trợ phương tiện cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa cấp cứu loại bỏ dị vật.

Kỹ thuật nội soi phế quản đã được Bệnh viện Nhi Thanh Hóa triển khai thực hiện từ năm 2009. Kỹ thuật này được áp dụng trong điều trị can thiệp các bệnh lý hô hấp như bơm rửa khí phế quản, chẩn đoán các dị tật bẩm sinh, chẩn đoán và gắp dị vật…Nhờ có phương pháp này, nhiều bệnh nhi đã được chẩn đoán sớm, cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Theo congly

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Bệnh bạch hầu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim, gây viêm cơ tim rồi t.hiệt m.ạng.

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae), n.hiễm t.rùng ở đường thở (thanh quản, khí quản) hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám gây thở khó, thở rít… Bệnh có thể lây qua đường giọt nước không khí (hắt hơi, ho), dùng chung vật dụng cá nhân hay qua vết thương của người nhiễm bệnh…

Người bị bạch hầu sau 2 – 5 ngày sẽ có những biểu hiện như: đau họng, khàn giọng, giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, xám, đen, dính, dễ xuất huyết, khó thở, thở rít, chảy nước mũi, sưng hạch bạch huyết, khó chịu, sốt…

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có khả năng gây c.hết người nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Ở nhiều người, khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, đặc biệt là t.rẻ e.m, bạch hầu có thể gây đau, đỏ, sưng, loét bao phủ vùng hầu, ra m.áu mũi, liệt cơ, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, viêm cơ tim rồi dẫn đến t.hiệt m.ạng.

Bệnh bạch hầu thường gặp nhất là t.rẻ e.m, nhưng người lớn và những người chưa tiêm vaccine cũng có thể nhiễm bệnh.

Theo các chuyên gia, dù hiện nay có thuốc và rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh bạch hầu như: kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy hay mở/đặt nội khí quản, nhưng ngay cả khi được điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ gây t.hiệt m.ạng lên tới 3%.

Thậm chí, với t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi, tỷ lệ này còn cao hơn. Do vậy, việc phòng chống bệnh bạch hầu vẫn là quan trọng hơn cả để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để phòng bệnh bạch hầu, cách tốt nhất hiện nay là đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

Ngoài ra cần đảm bảo cho trẻ thường xuyên được rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, che miệng khi hắt hơi, ho, giữ vệ sinh cơ thể và hạn chế tiếp xúc với người lạ, người nghi bị nhiễm bạch hầu.

Nếu đang trong đợt dịch cần cho trẻ ở nhà hay lớp học có không gian thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tránh đưa trẻ ra ngoài nhiều và thường xuyên uống thuốc phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để sớm được điều trị và can thiệp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *