B.é t.rai 6 t.uổi nuốt nhầm đồ chơi, mắc kẹt trong cơ thể suốt 20 năm

Một chiếc còi có thể ở bao lâu trong cơ thể người? Kinh nghiệm của một người đàn ông Trung Quốc cho thấy thời gian đó có thể là 20 năm.


Ảnh minh hoạ – VCG

Tờ Global Times đưa tin một người đàn ông ở Thâm Quyến đã đến bệnh viện để trị bệnh việm phổi và trong lúc trò chuyện với bác sĩ, anh ta thú nhận bản thân vô tình nuốt một chiếc còi vào bụng khi lên 6 t.uổi và chưa từng lấy nó ra ngoài. Anh cho biết không nói chuyện này với ai vì sợ bị bố mẹ mắng. Hiện tại, người thanh niên họ Lin này đã 26 t.uổi. Anh ta từng bị viêm phôi nhiều lần.

Trong nhiều lần chụp chiếu ở bệnh viện, các bác sĩ không tìm thấy chiếc còi ở đâu nên Lin không dám chắc món đồ chơi này vẫn ở trong người mình hay không.

Lần này, anh tìm đến một bệnh viện khác để được giúp đỡ. Sau khi chụp cắt lớp vi tính phế quản, bác sĩ Liu Nian đã phát hiện điều bất thường.

Bác sĩ Liu đã dùng ống nội soi phế quản và tìm thấy một cái vòng tròn hẹp trong phế quản của thanh niên Lin, song không thể trực tiếp đưa nó ra ngoài. Vì vậy, bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt cuống phổi để lấy chiếc còi ra ngoài. Toàn bộ quá trình mất khoảng 20 phút.

Vị bác sĩ trả lời đài truyền hình Thâm Quyến rằng chiếc còi màu đen có hình dạng tương tự phế quản nên khó để phát hiện. Sự việc xảy ra với anh Lin đã khiến hàng triệu cư dân mạng Trung Quốc phải bất nhờ. Các từ khoá liên quan đến anh đã được hơn 190 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo tính đến ngày 2/9.

Bên cạnh việc bàn tán về câu chuyện kỳ lạ, một số cư dân mạng đề cập đến vấn đề giáo dục và cho rằng các bậc phụ huynh không nên quá khắt khe với con cái, nếu không chúng sẽ không dám chia sẻ bất cứ điều gì với họ.

Một cư dân mạng bình luận trên Sina Weibo: “Việc chứa dị vật trong cơ thể nhiều năm rất nguy hiểm. Cha mẹ nên suy nghĩ kỹ về cách giao tiếp với trẻ để tránh trường hợp như vậy xảy ra”.

“Nghẹt thở” 2h đồng hồ cấp cứu bệnh nhân bị cây gỗ dài 0,8m đ.âm x.uyên hạ vị

Người đàn ông ở Hậu Giang trong lúc đi cưa cây thuê, bị té từ trên cao xuống và bị cọc cây bần dài khoảng 80cm đ.âm x.uyên vào vùng hạ vị.

Hình ảnh cọc bần xuyên vùng hạ vị lúc bệnh nhân vào viện.

Ngày 16/7, BS.CK2 Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phối hợp phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn hy hữu ngã từ trên cao bị chiếc cọc bần dài khoảng 80cm xuyên vào vùng hạ vị.

Lúc 11h10, ngày 14/7, nam nhân nam TV.T., sinh năm 1980, ở Phụng Hiệp, Hậu Giang được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng một dị vật bằng gỗ đường kính mặt ngoài khoảng 10cm xuyên vùng hạ vị, đau nhiều.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó người đàn ông này đi cưa cây thuê ở bờ sông ông và bị ngã từ trên cao xuống.

Cây cọc bần được lấy ra sau phẫu thuật.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được xử trí cấp cứu, đ.ánh giá vị trí dị vật, hội chẩn các chuyên khoa. Sau 50 nhập viện, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.

Bác sĩ tiến hành mở đường bụng thám sát, chưa ghi nhận tổn thương cơ quan ổ bụng cũng như tổn thương mạch m.áu lớn. Kế đến, bác sĩ rút dị vật là một cây cọc bần kích thước dài khoảng 80cm, cây xuyên vào bụng một đoạn dài, bệnh nhân bị tổn thương nhiều bộ phận.

Bác sĩ tiến hành khâu những vị trí xuyên thấu như bàng quang, tuyến t.iền liệt , đáy chậu, lấy ra nhiều dị vật rễ cây… Sau 2 giờ phẫu thuật các bác sĩ đã lấy dị vật thành công. Bệnh nhân rất may mắn hướng đi cây gỗ xuyên nhưng không tổn thương các tạng và mạch m.áu vùng chậu.

Bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu.

Do bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên phòng Công tác xã hội Bệnh viện đã liên hệ các mạnh thường quân để hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lộc cũng khuyến cáo, vết thương và dị vật b.ị đ.âm xuyên thường do dao đ.âm hoặc vật cứng nhọn như đinh, tre, kim loại sắc nhọn… bệnh nhân không được tự ý rút dị vật ra. Vì nếu rút ra, những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương hở, bệnh nhân sẽ mất m.áu nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Do đó cần giữ nguyên dị vật, băng kín vết thương và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *