Sau tiêm kháng sinh tai mũi họng, b.é t.rai đột ngột chuyển tím tái toàn thân, không bắt được mạch, ngừng thở…
Ảnh minh họa
Bệnh nhi Nguyễn Trường A., 6 tháng t.uổi ở Yên Sơn, Tuyên Quang nhập viện BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị viêm mũi họng cấp/ viêm tai giữa cấp 2 bên.
Bác sĩ đã chỉ định cho bé tiêm kháng sinh để điều trị, sau khi tiêm 2 mũi kháng sinh bé ổn định, không có phản ứng bất thường.
Đến mũi tiêm lần thứ 3, sau khi tiêm tĩnh mạch chậm 300mg Zidimbiotic 1g, khoảng 3-4 phút, trẻ xuất hiện tím tái toàn thân, tim rời rạc, mạch không bắt được, ngừng thở…
Bệnh nhi được chẩn đoán sốc phản vệ do Zidimbiotic. Ekip cấp cứu của khoa Nhi ngay lập tức thực hiện cấp cứu cho bệnh nhi theo đúng sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế.
Sau 30 phút nỗ lực cấp cứu, bệnh nhi đã có nhịp tim trở lại và được theo dõi sát các chỉ số, sau 2 giờ, bệnh nhi đã tự thở được, nhịp tim đều, mạch ổn định nên đã được chuyển xuống BV Nhi TƯ để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trưởng khoa Nhi, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang đ.ánh giá, trường hợp bé A. diễn biến nhanh, nguy cơ t.ử v.ong cao. May mắn, các bác sĩ và điều dưỡng đã được tập huấn quy trình xử trí sốc phản vệ nên đã cấp cứu kịp thời.
BS Hương cho biết, phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, phát sinh khi có sự xâm nhập của “yếu tố lạ” (dị nguyên). Sốc phản vệ xảy ra ở những cơ thể có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa hay nấm mốc.
Tác động của phản vệ lên cơ thể rất nhanh, gây phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn dẫn đến trụy tim mạch, suy hô hấp… và rất dễ t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đây là tai biến y khoa xảy ra đột ngột. Phần lớn t.ử v.ong do phản vệ không thể dự báo trước, thậm chí cả người khoẻ mạnh. Chỉ vài phút huyết áp tụt, mạch không bắt được mà không đưa mạch được trở về bình thường, bệnh nhân có nguy cơ ngừng tuần hoàn rồi t.ử v.ong.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Hoảng hốt sau một đêm ngủ dậy thấy méo mồm
Nhiều người sau ngủ dậy bỗng thấy bị liệt một bên mặt, thậm chí không uống nước được, nói méo… Đây là nguyên nhân vì sao và cách chữa như thế nào?
Liệt dây thần kinh số 7 chỉ sau 1 đêm ngủ dậy
Theo y học cổ truyền, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay còn gọi là: khẩu nhãn oa tà (khẩu là miệng, nhãn là mắt, oa tà là lệch).
Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội cho biết hiện tượng liệt dây thần kinh ngoại biên do trúng phong hàn hoặc phong nhiệt. Phong hàn là khi bệnh nhân đột ngột gặp thời tiết trở lạnh cũng có thể mắc bệnh. Đối với trúng phong nhiệt có thể từ viêm tai giữa, không may bị sang chấn do ngã, ngoài ra u não cũng có thể dẫn đến liệt dây thần kinh ngoại biên.
Thực tế, các cơ sở y tế ở địa phương hay tại các thành phố lớn trên cả nước đều có thể chữa được bằng phương pháp chữa điện châm, thủy châm và hiện đại hơn là phương pháp cấy chỉ. Tuy nhiên về tiến triển bệnh tật hay hiệu quả ra sao phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa mỗi người.
Lương y Phó Hữu Đức ghi lại bệnh án của bé Đặng Thị Ngọc Hướng 4 t.uổi bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh Ngô Huệ
Cần chú ý, bệnh liệt dây thần kinh số 7 sẽ nặng thêm trong 3-4 ngày sau đó nếu không khịp thời đi khám và điều trị. Khi để lâu dễ biến thành tật. Anh Đặng Phúc Đức (27 t.uổi, trú tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ, TP. Hà Giang) đến khám tại phòng khám Đức An Đường cho biết con gái Đặng Thị Ngọc Hướng 4 t.uổi liệt dây thần kinh số 7 mắc bệnh cách đây 1 tháng.
Sau 1 đêm ngủ dậy thì phát hiện con bị méo miệng. Con gái anh đã được điều trị 15 ngày tại BV ĐK Hà Giang được châm cứu và tiêm thuốc thủy châm không đỡ. Trong quá trình thăm khám bác sĩ kết luận con bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm chữa bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7, lương y Phó Hữu Đức cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh được chia ra 4 thể: nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Thường bệnh nhân bị bệnh càng lâu thì mất nhiều thời gian hơn để chữa trị. Với trường hợp của bé Hướng, cháu ở thể nặng và có thể chữa khỏi sau 1 tháng.
Vị lương y cũng chia sẻ, phương pháp điều trị để chữa liệt dây thần kinh số 7 là xoa huyệt, day huyệt, ấn huyệt, bấm huyệt vào các huyệt như: Tứ thần thông, hợp cốc, khúc trì, ế phong, thái dương, quyền liêu, thừa tương, giáp sa, địa thương, dương bạch, ngư yêu… và cứu thuốc bằng cách dùng lá ngải. Thời gian áp dụng phương pháp vật lý trị liệu là 60 phút mỗi ngày.
Với phương pháp trên, chị Trần Thị Minh Thùy (36 t.uổi, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết sau 1 tháng điều trị liệt dây thần kinh số 7 con gái 2 t.uổi được bác sĩ tận tâm chữa trị đã khỏe mạnh hoàn toàn.
Trẻ nhỏ vài tháng t.uổi cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh minh họa
Lý giải về hiệu quả của lá ngải, lương y Đức cho biết dược tính ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, tác dụng đến can, tỳ, thần kinh, nên dùng nguyên liệu từ cây ngải cứu chế biến thành mồi ngải để cứu.
Theo kinh nghiệm truyền lại của người Sán Dìu và ông cha để lại, lương y Phó Hữu Đức cho biết hằng năm phải thu hái cây ngải cứu vào 12 giờ trưa của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết đoan ngọ) sơ chế rồi đem phơi khô sau đó sẽ chế thành mồi ngải cứu (viên ngải nhung) tùy theo kích cỡ cần cứu, cuộn thành điếu ngải và phải cuốn bằng giấy bản (giấy gió) sẽ có tác dụng.
Có 3 cách cứu tùy thuộc vào từng bệnh lý: Cứu trực tiếp vào huyệt bằng viên ngải nhung, dùng điếu ngải hơ trực tiếp trên da bệnh nhân; cứu gián tiếp vào các huyệt trên da, dùng mồi ngải cứu gián tiếp qua lát gừng, tỏi, muối; ôn châm, sau khi đã châm kim, cắm vào đốc kim một điếu ngải 2-3 cm hoặc hơ điếu ngải ở đốc kim, sức nóng của ngải truyền qua thân kim vào huyệt đã định châm. Cứu là phương pháp hữu nghiệm, tuy nhiên cách cứu này dễ làm da bị bỏng, thầy thuốc phải thận trọng.
Đối với trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm lạnh, bệnh nhân có thể bài thuốc Nam uống kết hợp và dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc: Ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, kê huyết đằng 6g, bạch chỉ 12g, đinh lăng 12g, ngũ gia bì 12g, quế chi 8g, hương phụ 8g, ngưu tất 8g, nghệ đen 8g, cỏ ngọt 1g, gừng tươi 3 lát. Đổ ba bát nước sắc còn một bát uống nóng. Hai lần trong ngày.
Lương y cho biết điều khác biệt ở chỗ khi chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu bệnh nhân không bị đau đớn, từ đó quá trình trị liệu được thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Đối với bà bầu không may bị liệt dân thần kinh số 7 vẫn có thể chữa thành công mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách phòng hữu hiệu
Căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 không trừ một ai từ trẻ nhỏ 3-4 tháng cho đến người già 80 t.uổi hay thanh niên khỏe mạnh, ít ốm đau… đều có thể mắc phải khi gặp lạnh đột ngột. Bệnh nhân cần phải giữ gìn, đặc biệt là người già trẻ nhỏ không chủ quan khi thay đổi thời tiết.
Cần giữ ấm, không ăn uống lạnh, không sống trong môi trường nhiễm lạnh. Bởi đối với từng người liệt dây thần kinh số 7 khi bị mắc lại, thể của căn bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị lâu hơn.
Những người bị bệnh liệt dây thần kinh số 7 cần ăn ngủ đúng giờ giấc, hạn chế sử dụng máy tính vì điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Để phòng liệt dây thần kinh số 7, khi đã uống rượu, bia trời nhiều gió, lạnh không nên ra ngoài, nếu phải đi cần che kín mặt. Khi dính nước mưa, lạnh nên ngậm vài lát gừng sống, xoa, bôi dầu gió để giữ ấm cơ thể.
Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN