Một lần nữa, lại một lần nữa, một em bé nữa, bị lây nhiễm bệnh từ người lớn và trở bệnh nặng đến mức nôn ra m.áu, không thể ăn uống gì, miệng “mất” hết răng.
Tất cả bắt nguồn từ việc hôn trẻ con của người lớn hay là hành vi đút thức ăn cho trẻ của bố mẹ, ông bà.
Đã quá nhiều vụ việc cảnh báo các bố mẹ về “ nụ hôn tử thần” – hành vi âu yếm của người lớn nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ nhỏ vì sự lây nhiễm của virus, vi khuẩn nhưng không vì thế mà các trường hợp thực tế không còn xảy ra. Và cũng rất nhiều bố mẹ đọc thông tin trên mạng, ngỡ rằng đó chỉ là chuyện “con nhà người ta”, song đến khi chính con mình phải gánh chịu hậu quả nặng nề, phụ huynh mới giật mình nhận ra sự nguy hiểm đáng sợ từ một nụ hôn của người lớn.
Bé 17 tháng đột ngột sốt cao, nôn ra m.áu
Sau khi trải qua 26 ngày khủng hoảng đến mức stress vì chăm con trai là bé Chen Hao Wei (tên thường gọi là Minhiy, 17 tháng t.uổi) bị ốm nặng, bà mẹ trẻ Trần Thị Diễm Thúy (sinh năm 1997, hiện đang sinh sống tại Đài Loan) đã kể lại câu chuyện của con mình, đồng thời cũng lên tiếng các bố mẹ khác cẩn thận hơn nữa khi chăm con nhỏ.
Chị Diễm Thúy Kể, cách đây chừng một tháng, vào khoảng một ngày đầu tháng 9, hôm đó là 3 giờ chiều, Minhiy ngủ dậy thì mẹ sờ thấy trán con nóng quá, vội vàng đi lấy nhiệt kế đo thì thấy con sốt 40 độ. Sợ quá, vợ chồng chị lập tức đưa con đi bệnh viện ngay. Ban đầu, bác sĩ chỉ nói con bị sốt, cho thuốc uống rồi về. Ở nhà đến mấy hôm, Minhiy vẫn không có dấu hiệu đỡ, lo lắng, vợ chồng chị lại đưa con đi bệnh viện khác khám. Lần này, bác sĩ cho xét nghiệm, kiểm tra kĩ càng, đến chiều lại cho bé về nhà.
Minhihy nôn ra m.áu dù trong miệng và họng không có vết xước hay tổn thương gì.
Trong khoảng 10 ngày sau đó, Minhiy vẫn sốt cao từ 39 – 40 độ, ngày không ăn, đêm không ngủ. Nhìn con bệnh ngày một nặng hơn, miệng nổi nhiều mụn nước, chị Thúy lo lắng đến rơi vào khủng hoảng. “ Đỉnh điểm nhất là lợi bé bắt đầu sưng to đến mức che mất hết răng luôn, không còn thấy cái răng nào hết. Nước miếng chảy liên tục, miệng thì thối kinh khủng, ngồi xa cũng ngửi thấy mùi. Khăn giấy mà chùi nhẹ là m.áu c.hảy không ngừng. Sáng nào ngủ dậy mồm miệng cũng đầy m.áu đông cứng, ga gối đầy m.áu khô. Mình thực sự ám ảnh ghê gớm!“.
Thấy tình hình sức khỏe của con không ổn chút nào, vợ chồng chị Thúy lại đưa con đi khám ở một bệnh viện khác. Với những biểu hiện bệnh rõ ràng như vậy, tại đây bác sĩ kết luận: Bé bị nhiễm khuẩn HP qua đường miệng, từ nước bọt của người lớn. “ Chính bác sĩ nói với mình rằng có thể do người lớn đang bị bệnh mà không chú ý nên lỡ miệng hôn con. Hoặc có thể con lây do được đút thức ăn mà có dính nước miếng của người lớn. Kết luận là con nhiễm HP nhẹ. Nếu nặng, có thể ảnh hưởng đến nội tạng rồi“.
“ Nghe bác sĩ nói thế, hai vợ chồng đau xót vô cùng. Ai ngờ chính gia đình mình lại gián tiếp mang bệnh nặng cho con. Những ngày con bị bệnh, cứ ăn vào là ói, uống vào là ói. Con chỉ có thể uống một chút sữa một, mà phải là sữa để lạnh“.
Chỉ cần lau nhẹ m.áu cũng chảy ra không ngừng.
Sau khi đã phát hiện ra đúng bệnh của con, Minhiy được điều trị và dần dần sức khỏe khá hơn lên. Hiện tại, sau gần 1 tháng điều trị, bé vẫn phải uống thuốc để triệt hết vi khuẩn và bác sĩ có hẹn 3 tháng sau cần khám lại tổng quát. Khoảng 3, 4 ngày nay, sức khỏe của bé Minhiy đã tiến triển khá hơn. Chị Thúy cho bé uống sữa và bắt đầu ăn cháo trở lại, tuy nhiên bé vẫn còn ói nhiều, có lẽ là do cổ họng bé vẫn chưa ổn định được 100% như trước.
Thủ phạm lây bệnh là do cắn kẹo đút cho con, hôn môi con
Hiện tại, khi đã bình tĩnh hơn, chị Thúy mới nhớ ra những thói quen mà theo chị có thể là nguyên nhân khiến bé Minhiy bị lấy bệnh: “ Minhiy nhà mình hay có thói quen hôi môi ba, mẹ, nội để nhõng nhẽo. Chẳng hạn đang chơi kêu con hôn ba cái đi, là bé hôn môi ba, con hôn nội cái đi, là con hôn môi nội… Giờ thì mình cũng không chắc bé lây từ ai, nhưng chỉ có người trong gia đình thôi“.
Ngoài ra, có một thói quen nữa mà theo chị Thúy cũng có thể khiến con trở thành nạn nhân bị lây bệnh đó là ở nhà thỉnh thoảng Minhihy hay được cho ăn kẹo cứng, nhưng vì cả viên kẹo thì sợ bé hóc nghẹn nên người lớn thường hay cắn nhỏ ra rồi cho bé ăn. “ Con ăn kẹo như thế nên cũng bị dính nước miếng từ miệng người lớn“.
Sau sự việc xảy ra với con trai mình, chị Thúy cho biết đến giờ cả gia đình chị vẫn cảm thấy sợ hãi, không ai dám hôn hôn má, hôn môi hay cắn kẹo cho Minhiy nữa, thuơng quá chỉ dám hôn bàn chân, hôn tay con thôi.
Sáng nào ngủ dậy mồm miệng cũng đầy m.áu đông cứng.
Ngoài việc cảnh báo các bố mẹ nuôi con nhỏ rằng tuyệt đối không nên hôn trẻ con vào miệng, vào mặt hay đút thức ăn cho con, người mẹ trẻ còn lưu ý rằng: “ Nếu con chỉ sốt mọc răng hay sốt bình thường, trẻ sẽ sốt từ 37 – 39 độ. Nhưng con mình vừa phát hiện sốt đã lên tới 40 độ. Vì thế, nếu đột nhiên thấy con mình sốt cao nguy hiểm, hãy theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân, đưa trẻ đi viện ngay lập tức“.
Qua lời bác sĩ dặn dò, chị Thúy cũng muốn nhắc lại rằng: “ Dù mình đ.ánh răng, vệ sinh miệng sạch sẽ thế nào đi chăng nữa thì vẫn có virus, vi khuẩn trong miệng. Nên đừng vì quá yêu thương con mà hại con bằng những nụ hôn âu yếm nữa!“.
Theo Helino
Làm cách nào giúp bệnh nhân xơ gan phục hồi sức khỏe?
Xơ gan là giai đoạn cuối của quá trình bệnh lý mạn tính ở gan. Duy trì dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng để bệnh nhân xơ gan phục hồi sức khỏe và phòng biến chứng
Học cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân xơ gan
Bệnh xơ gan nguy hiểm như thế nào?
Trong giai đoạn đầu, xơ gan có thể không có triệu chứng gì rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy yếu, dễ mệt, chuột rút cơ và sụt cân. Trong xơ gan tiến triển, người bệnh thường chán ăn kèm theo buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, ngứa da, lòng bàn tay đỏ…
Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể sờ thấy gan to và rắn, sụt cân, vã mồ hôi, cổ trướng, tràn dịch màng phổi. Xơ gan có thể gây biến chứng bệnh não do gan khiến bệnh nhân run, nói khó, hoang tưởng, lơ mơ, thậm chí hôn mê. Bệnh nhân xơ gan cũng có thể bị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản nguy hiểm đến tính mạng.
Việc điều trị xơ gan phụ thuộc vào tình trạng tổn thương gan, để làm chậm quá trình xơ hóa tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Bởi vậy, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, bệnh nhân cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để phục hồi chức năng gan.
Lưu ý chế độ ăn uống cho người bệnh xơ gan
Tránh tuyệt đối bia rượu: Trong nhiều trường hợp, cồn là nguyên nhân chính gây viêm gan, xơ gan. Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ biến chứng xơ gan như giãn tĩnh mạch thực quản, nôn ra m.áu. Bởi vậy, bệnh nhân xơ gan cần tránh bia rượu bằng mọi cách.
Bệnh nhân xơ gan cần tránh tuyệt đối bia rượu
Hạn chế chất béo: Chế độ ăn giàu chất béo hoàn toàn không tốt cho gan, bởi sẽ góp phần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ – một nguyên nhân khác gây xơ gan. Người bệnh nên hạn chế mỡ động vật, thay bằng bơ hoặc dầu thực vật.
Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Đường và các chất tạo ngọt nhân tạo đều gây ảnh hưởng xấu đến gan.
Hạn chế muối: Muối giữ nước, có thể gây sưng phù, khiến tình trạng bệnh xơ gan thêm trầm trọng. Bệnh nhân nên ăn nhạt, hạn chế nêm thêm muối khi nấu ăn, cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đọc kỹ nhãn thực phẩm để lựa chọn loại chứa ít natri…
Hạn chế đồ uống có chứa cafein: Các loại đồ uống có chứa cafein làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gan sẵn có. Bởi vậy, để ngăn ngừa suy giảm chức năng gan, bệnh nhân xơ gan nên tránh uống cà phê, trà và các thực phẩm khác có chứa cafein.
Chú ý khi lựa chọn protein: Nhu cầu protein của bệnh nhân xơ gan cũng giống như những người khác. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50kg cần khoảng 50g protein.
Tuy vậy, bệnh nhân xơ gan nên lưu ý chọn protein từ thực vật bởi protein từ động vật (như các loại thịt) thường gây khó khăn cho chuyển hóa của gan. Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn vì lúc này nếu vẫn bổ sung chất đạm cho người bệnh thì sẽ gây nguy hiểm.
Bệnh nhân xơ gan nên lựa chọn protein từ thực vật, thay vì protein từ động vật
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ: Bổ sung các loại vitamin như vitamin A, C, D, E, B1, B6, B9, B12 và nhiều loại khoáng chất khác không chỉ giúp cải thiện sức khỏe nói chung mà còn giúp hỗ trợ phục hồi chức năng gan. Chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng giải độc. Do vậy, những thực phẩm giàu chất xơ cũng cần có trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Người bị xơ gan thường chán ăn, không muốn ăn kèm buồn nôn hoặc nôn dẫn đến giảm cân. Do vậy, bệnh nhân nên ăn các bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn, để giúp bổ sung dưỡng chất, tránh bị suy kiệt.
Cần chế biến kỹ, dễ tiêu hóa: Bệnh nhân xơ gan nên tránh ăn các thực phẩm tươi sống, chỉ nên ăn những món đã được chế biến kỹ và dễ tiêu hóa, tránh gây thêm gánh nặng cho gan.
Dùng thuốc Đông y bổ gan, giải độc, tái tạo gan
Bệnh lý gan mạn tính là kẻ hại c.hết người âm thầm, người bệnh cần chủ động bảo vệ gan để tránh bệnh tiến triển thành xơ gan. Men gan là chỉ số phản ánh sức khỏe của lá gan, đối với các bệnh nhân viêm gan mạn tính cần theo dõi định kỳ men gan 6 tháng/lần. Duy trì men gan trong ngưỡng cho phép là điều kiện rất quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định lâu dài ở bệnh nhân gan mạn tính.
Để điều trị bệnh gan đồng thời giúp bảo vệ và tái tạo chức năng gan, bệnh nhân nên dùng thuốc Đông y. Khác với thuốc Tây chỉ điều trị triệu chứng, thế mạnh của thuốc Đông y là tác dụng lâu dài, tác động đến cả nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì dùng cho hết đợt, ngay cả khi triệu chứng đã hết.
Từ bài thuốc trị viêm gan bí truyền trong dân gian, Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, cho ra đời thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội. Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Đông y thế hệ 2 với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan) đã được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu, cho kết quả giảm các enzymes gan (ALT, AST, GGT) tương đương với Silymarin sau 4 tuần điều trị trên các bệnh nhân tăng men gan do viêm gan B, C, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do thuốc, nhiễm độc…
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN