Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, khó thở, kích thích, bụng phình to.
Ngày 20/9, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi được chuyển đến từ Tây Ninh 4 ngày trước. Ở tuyến dưới trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, đã truyền dịch chống sốc theo phác đồ, nhưng chưa cải thiện sinh hiệu, liên tục bứt rứt và khó thở.
Khi nhập khoa Hồi sức tích cực, trẻ liên tục khóc lớn, tiếng thở dồn dập. Đặc biệt, kích thước vòng bụng trẻ tăng nhanh theo thời gian. Các bác sĩ xác định nguyên nhân do nước trong lòng mạch tại ổ bụng bị thất thoát khiến bụng phình to, gây áp lực lên phổi. Hai lá phổi vốn đã bị tràn dịch, nay lại càng thiếu hẹp không gian để trao đổi khí.
Ngay lập tức, bác sĩ đặt ống giúp trẻ thở máy, dùng thuốc vận mạch và dung dịch đại phân tử, truyền m.áu, chọc dò ổ bụng… cố gắng duy trì mạch và huyết áp ổn định cho bệnh nhi.
Sau bốn ngày điều trị tích cực, trẻ chưa thực sự hồi tỉnh nhưng đã có những dấu hiệu phục hồi, như nhúc nhích cử động xuất hiện nhiều dần, chức năng gan, thận, sinh hiệu dần cải thiện. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn cần theo dõi sát, truyền thêm m.áu.
Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị sốc sốt xuất huyết, trong đó có b.é g.ái một tháng t.uổi và một số ca cơ địa thừa cân, béo phì. Các bác sĩ lưu ý phụ huynh, miền Nam đang vào mùa mưa nên bệnh sốt xuất huyết đang rình rập tấn công trẻ. Do đó, để đề phòng sốt xuất huyết, phụ huynh nên cho trẻ ngủ mùng, diệt muỗi, loăng quăng, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, nhất là dọn dẹp các chai lọ, hộp, bịch, dụng cụ chứa nước…
Những phụ huynh khi thấy con có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện để xử trí kịp thời, gồm quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ; c.hảy m.áu cam, m.áu răng hoặc ói ra m.áu, tiêu phân đen, đỏ; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống…
Sốc sốt xuất huyết ở trẻ thừa cân, béo phì
Những ngày qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị béo phù sốc sốt xuất huyết.
Một trẻ 11 t.uổi nặng 57 kg bị sốc sốt xuất huyết. ẢNH: BVCC
Ngày 19.7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tuần qua Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố tiếp nhận 5 trẻ nam sốc sốt xuất huyết ở trẻ dư cân, béo phì.
Trong đó, một bé 10 t.uổi nặng 51 kg, bình thường ở t.uổi này 28-30 kg, một bé khác 9 t.uổi, 55 kg, (cân nặng trung bình ở t.uổi này 26-28 kg), một bé 11 t.uổi, 56 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 30-32 kg) đều ở quận Bình Tân, TP.HCM
Ngoài ra, một bé nam 6 t.uổi nặng 32 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 20-22 kg) ở tại Tân Biên, Tây Ninh, một bé 11 t.uổi, cận nặng 56 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 34-36 kg) ở An Bình, Kiên Giang.
Khai thác bệnh sử ghi nhận các trẻ sốt cao liên tục 4 ngày đầu kèm nhức đầu, đau mình, ói mửa. Ngày thứ 5 các trẻ biểu hiện đau bụng, tay chân lạnh, mệt nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết điều trị truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.
Tại đây, các trẻ được tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng các trẻ ở bệnh viện tỉnh chuyển lên diễn tiến nặng, rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, tổn thương gan thận, được đặt nội khí quản giúp thở, truyền m.áu và chế phẩm m.áu, điều chỉnh toan, hỗ trợ gan thận.
Sau 1 tuần điều trị tình trạng các trẻ ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo.
Theo bác sĩ Tiến, các nghiên cứu cho thấy sốc sốt xuất huyết trên trẻ dư cân béo phì có nguy cơ suy hô hấp sớm, điều chỉnh dịch truyền gặp nhiều khó khăn vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ thích hợp tránh truyền quá tải dịch cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài biến chứng rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày đặc biệt nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, c.hảy m.áu cam, m.áu răng…, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.