Sau hơn hai tháng điều trị và chăm sóc đặc biệt, bé Phúc Minh từ 1,08 kg đã tăng lên 2,6 kg trong ngày ra viện trước sự vui mừng của gia đình và các y bác sĩ.
Ngày 16/3, các bác sĩ khoa Nhi – Sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đã trao chiếc mũ “tốt nghiệp” cho bé Phúc Thịnh. Món quà là lời động viên của các y bác sĩ dành cho sự nỗ lực của gia đình và em bé đã vượt qua lớp học thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ quá sớm.
Chào đời khi t.uổi thai chỉ mới 28 tuần 2 ngày, b.é t.rai Phúc Minh, con của sản phụ T.T.T. (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) đã được nuôi dưỡng thành công sau 2,5 tháng điều trị và chăm sóc đặc biệt tại khoa Nhi – Sơ sinh.
Bé Phúc Thịnh trong ngày ra viện. Ảnh: BVCC.
“Bé ra đời chỉ nặng 1.080 g và hình hài lọt thỏm trong bàn tay của cha mẹ. Vì vậy, sau sinh, bé đối mặt với nhiều nguy cơ suy hô hấp, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, n.hiễm t.rùng sơ sinh,… Với sự chăm sóc, hỗ trợ đặc biệt của các bác sĩ, điều dưỡng, bé biến chuyển tốt dần lên”, mẹ bệnh nhi chia sẻ.
Sau thời gian điều trị tích cực, bé đủ điều kiện để chuyển sang nuôi dưỡng bằng phương pháp Kangaroo, cha mẹ và bà ngoại cùng nhau ấp bé. Phương pháp này giúp trẻ ổn định hơn về thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng và giúp trẻ phát triển tốt hơn về tâm sinh lý. Bàn tay nhỏ xíu lớn lên từng ngày. Đến nay, khi xuất viện, bé đã nặng 2,6 kg.
Vợ chồng chị T. quyết định đặt tên con trai là Phúc Thịnh với mong ước con sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt đẹp, an lành trong cuộc sống. Ngày xuất viện, cha mẹ bé Thịnh vui mừng, cảm kích trước sự quan tâm của các bác sĩ, giúp giành lại sự sống cho “thiên thần nhỏ” của gia đình.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, bé Phúc Thịnh chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp sinh rất non tháng, nhẹ cân được cứu sống và điều trị thành công. Các y bác sĩ luôn tạo điều kiện để bé sơ sinh non tháng được áp dụng phương pháp Kangaroo sớm nhất ngay khi có thể. Đồng thời, cải thiện quy trình kỹ thuật, hạn chế thủ thuật xâm lấn và giảm thiểu tối đa n.hiễm t.rùng sơ sinh. Chính phương pháp này đã hỗ trợ rất nhiều trong điều trị trẻ để đạt tỷ lệ nuôi sống cao.
Theo Zing
Sản phụ sinh con lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi
Nhập viện cấp cứu trong tình trạng vỡ ối sớm, sản phụ Phạm Thị Ngọc Mai (ngụ huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) sinh b.é t.rai nặng 5 kg.
Sau hai ngày nhập viện cấp cứu, sức khỏe sản phụ Phạm Thị Ngọc Mai (ngụ xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) dần hồi phục, ổn định.
Lãnh đạo Bệnh viện Phúc Hưng cho hay chị Mai nhập viện cấp cứu trong tình trạng vỡ ối sớm nên nhóm y, bác sĩ phẫu thuật lấy thai 37 tuần. B.é t.rai lọt lòng nặng 5 kg, sớm hơn kế hoạch ba tuần. Đây là trẻ sơ sinh chào đời được ghi nhận có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi.
Trước đó, sản phụ này mang thai 39 tuần, sinh con gái đầu lòng cân nặng 4,1 kg ở Bệnh viện đa khoa Đức Phổ.
B.é t.rai con của sản phụ Mai cân nặng 5 kg. Ảnh: Minh Hoàng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Phúc Hưng, sản phụ mang thai “siêu nặng” thường phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm. Khi thai có trọng lượng quá lớn, người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Tử cung to gây chèn ép vào các tĩnh mạch vùng chậu gây phù chân. Quan trọng nhất là khi thai nhi có trọng lượng lớn việc sinh thường gặp nhiều khó khăn.
Trọng lượng thai nhi lớn nếu sinh thường, trẻ chỉ lọt được đầu có nguy cơ bị kẹt phần vai. Nhiều trường hợp bác sĩ phải mở rộng tầng sinh môn để giúp trẻ ra ngoài gây xuất huyết, tổn thương tầng sinh môn.
Các ca sơ sinh cân nặng “quá cỡ” dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn…. Do vậy, khi mang thai các bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, luyện tập và quản lý các bệnh lý thai nghén một cách hợp lý để sinh em bé có cân nặng lý tưởng từ 3 đến 3,5 kg.
Theo Zing