B.é t.rai sốc n.hiễm t.rùng sau khi ăn cơm sườn

Sau khoảng 6 giờ ăn món cơm sườn ở quán, b.é t.rai xuất hiện sốt, đau đầu, đau bụng kèm theo nôn mửa, tiêu chảy.

Gia đình cho dùng thuốc ở nhà nhưng không đỡ.

Bệnh nhi là V.D.Q., 5 t.uổi, trú tại Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa. Mẹ bé Q. cho biết trước đó, trẻ khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, sau 6 giờ ăn cơm sườn ở quán vào chiều 15/5, trẻ xuất hiện sốt, đau đầu, đau bụng kèm theo nôn mửa, tiêu chảy. Gia đình cho dùng thuốc ở nhà không đỡ.

Bệnh nhi được đưa vào khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, trong tình trạng lơ mơ, thở nhanh sâu, phân lỏng, tay chân lạnh, môi nhợt màu, huyết áp tụt 80/40 mm Hg, sốt cao, bụng chướng hơi, tim nhịp nhanh 170 lần/phút, mạch nhẹ khó bắt. Ngoài ra, b.é t.rai có thể trạng béo phì.

Các bác sĩ cho biết trẻ diễn tiến nặng nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm phù hợp với bệnh cảnh n.hiễm t.rùng huyết. Trẻ được chẩn đoán sốc n.hiễm t.rùng tiêu điểm đường tiêu hóa, điều trị bù dịch, kháng sinh, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan điện giải, dùng thuốc vận mạch, đo huyết áp xâm lấn theo dõi huyết động, thở máy cơ học, điều trị triệu chứng.

May mắn, sau 7 giờ điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhi thoát khỏi bệnh cảnh sốc.

Bác sĩ thăm khám cho bé Q. sau 6 ngày điều trị. Ảnh: BVCC.

Sau 6 ngày điều trị, bé Q. ổn định huyết động, hô hấp, thở khí trời, tỉnh táo ăn uống tốt.

Các bác sĩ cho hay bệnh liên quan đường tiêu hóa có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào mùa hè, nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Mùa hè cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do rác, nước thải và sự phát triển mạnh của các loại côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, muỗi.

Do đó, các loại thực phẩm đều có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt với những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao như thịt, cá, trứng, sữa hoặc không được làm sạch (quá trình sản xuất, vận chuyển bị ô nhiễm).

Ngoài ra, một số món ăn như thịt nướng, hải sản; đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, lạp sườn, rau sống, quả tươi); thịt sống như tiết canh, nem chua, nem chạo canh, súp; thực phẩm phải chế biến qua nhiều khâu… sẽ có nguy cơ dính vi khuẩn từ bên ngoài.

Ăn cơm nguội để qua đêm: có nên không?

Nhiều người có thói quen ăn cơm nguội để qua đêm vì tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ăn cơm nguội để qua đêm có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu những ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

Ăn cơm nguội để qua đêm không phải lúc nào cũng gây hại cho sức khỏe nếu được bảo quản và hâm nóng đúng cách.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơm nguội nếu được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn vẫn có thể an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bảo quản cơm nguội không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng cơm bị hỏng, gây ra các vấn đề tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Để an toàn khi ăn cơm nguội, điều quan trọng là phải bảo quản cơm đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia:

Bảo quản trong tủ lạnh: ngay sau khi ăn xong, cơm nguội nên được cất vào ngăn mát tủ lạnh. Việc này giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và nấm mốc. Cơm nguội nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 24 giờ.

Hâm nóng lại trước khi ăn: khi muốn ăn cơm nguội, hãy hâm nóng cơm thật kỹ để t.iêu d.iệt các vi khuẩn có hại có thể tồn tại.

Không hâm nóng nhiều lần: việc hâm nóng cơm nhiều lần sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong cơm và tăng nguy cơ cơm bị hỏng. Chỉ nên hâm nóng cơm một lần duy nhất trước khi ăn.

Nếu cơm có dấu hiệu hỏng như mùi thiu hoặc màu sắc thay đổi, hãy bỏ ngay lập tức để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng của cơm, tốt nhất bạn nên nấu lượng cơm vừa đủ cho mỗi bữa ăn và hạn chế việc để lại cơm nguội. Hãy luôn chú ý đến việc bảo quản và chế biến thực phẩm một cách an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *