Bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?

Bà bầu ăn mướp được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mang thai. Mướp hương hay mướp ta đều là những loại mướp có thể sử dụng để nấu canh, luộc, xào và là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, thanh mát mà bà bầu hoàn toàn có thể ăn.

Mướp là một loại quả phổ biến và thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Mướp có thể chế biến thành các món như luộc, xào hay nấu canh vừa thanh mát, bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn mướp được không lại là thắc mắc của rất nhiều mẹ.

Bà bầu ăn mướp được không?

Theo các chuyên gia, mướp là một loại quả thích hợp cho phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể ăn mướp không chỉ trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà trong suốt cả thai kỳ.

Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Đối với bà bầu thì khi có thai thân nhiệt cao hơn, nóng hơn người bình thường nên ăn mướp rất tốt, có thể giải nhiệt hiệu quả.

Bà bầu có thể ăn mướp trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mướp có tốt không?

Mướp là một loại quả có tính bình và vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, mướp có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cần thiết cho mẹ bầu.

Trong 100g mướp có chứa tới 95g nước, 0,9g protein, 0,1g lipid, 3g gluxit, 28g sắt, 160mcg beta caroten và các vitamin B, C… đó đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu. Những chất dinh dưỡng này không chỉ có tác dụng cho mẹ bầu mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.

Do đó, bà bầu ăn mướp rất tốt và là nguồn thực phẩm nên bổ sung trong quá trình mang thai.

Mướp cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Lợi ích bà bầu ăn mướp

Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà quả mướp mang đến cho bà bầu, những lợi ích tuyệt vời mà bầu có thể nhận được khi ăn mướp đó là:

– Giải nhiệt

Bà bầu ăn mướp được không? Bà bầu 3 tháng đầu ăn mướp được không? Đó đều là băn khoăn của nhiều mẹ. Mướp có tính bình, vị ngọt và thanh mát, có tác dụng giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Có bầu ăn mướp có thể giúp giải nhiệt, giảm nóng tốt cho mẹ.

– Bổ sung chất xơ hiệu quả

Mướp có chứa 0,6g chất xơ trong 1 quả có thể cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho mẹ bầu, giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa. Mướp cũng giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng béo phì, cao huyết áp, táo bón… đó đều là những vấn đề khi mang thai thường mắc phải.

– Mướp bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng

Vitamin C có trong mướp có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu tránh được những bệnh cảm cúm, n.hiễm t.rùng… Ngoài ra, bà bầu ăn mướp cũng giúp hấp thụ chất sắt tốt, bổ sung chất sắt cho mẹ bầu.

– Bổ sinh vitamin B

Mướp chứa lượng vitamin B dồi dào giúp mẹ bầu có thai kỳ ổn định hơn. Vitamin B giúp phát triển não bộ của thai nhi, hạn chế các vấn đề về thần kinh. Đặc biệt, vitamin B cũng tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu, tăng sức đề kháng cho mẹ. Bà bầu ăn mướp cũng giúp cải thiện tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Cung cấp dinh dưỡng cho thai kỳ

Ngoài những tác dụng của mướp cho bà bầu ở trên thì bà bầu ăn mướp còn cung cấp các chất dinh dưỡng như nước, protit, lipit, gluxit, xenlulozơ, sắt và nhiều vitamin nhóm B, nhóm C,… bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong ngày cho mẹ bầu.

Mướp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mướp bao nhiêu thì tốt?

Tuy mướp tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ nhưng mẹ bầu không nên ăn mướp quá 3 bữa/ tuần. Bà bầu có thể ăn mướp trong suốt thai kỳ và ăn lượng vừa đủ.

Bà bầu ăn quá nhiều mướp có thể gây dư thừa chất xơ gây chướng bụng, đầy bụng. Dạ dày yếu ăn mướp có thể gây tiêu chảy nguy hiểm.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn mướp

– Những bà bầu có hệ tiêu hóa không tốt, đặc biệt là những mẹ có tỳ vị không chịu được tính hàn thì không nên ăn mướp.

– Mẹ bầu ăn mướp non vừa phải, không quá non và cũng không quá già. Chế biến thành các món mướp luộc, xào… đều tốt cho sức khỏe.

Đó là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt. Mẹ bầu có thể ăn mướp và nên ăn một lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Tỏi ngâm mật ong: Món đồ uống được coi là thần dược cho sức khỏe và thời điểm uống tốt nhất để phòng trị bệnh hiệu quả nhất

Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản. Người làm chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu dễ kiếm và vài bước làm như sau là đã có ngay một lọ tỏi ngâm mật ong. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào mới tốt thì không phải ai cũng rõ.

Tỏi ngâm mật ong – Đồ uống chăm sóc sức khỏe cực dễ làm nhà nào cũng cần

Khi tiết trời chuyển sang se lạnh cũng là lúc những chứng bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm… được dịp ghé thăm dồn dập hơn. Đây chính là thời điểm chúng ta nên trang bị sẵn trong nhà những đồ uống chữa bệnh từ thiên nhiên, tránh lạm dụng kháng sinh nhiều nhất có thể.

Trong những đồ uống chữa bệnh cũng như món ăn, bài thuốc quý, tỏi ngâm mật ong là thứ nhiều người đang săn lùng hiện nay. Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản. Người làm chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu dễ kiếm và vài bước làm như sau:

Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản.

Nguyên liệu:

– Tỏi, 3-4 củ tùy thích.

– Mật ong.

– Một lọ có nắp đậy kín.

Cách làm:

– Bóc vỏ, làm sạch và thái tỏi thành các lát nhỏ.

– Trộn đều tỏi thái lát cùng với mật ong trong lọ.

– Đậy kín lọ mật ong trộn tỏi, để nơi thoáng mát trong vài ngày.

Cách dùng: Sau vài ngày lấy ra sử dụng một thìa trước khi ăn, bạn sẽ được tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật mùa lạnh, ít bị ốm đau, ốm vặt, đ.ánh bay các triệu chứng ho, cảm lạnh… Điều đáng nói, hỗn hợp tỏi ngâm mật ong không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp phòng chống bệnh mà ai cũng có thể sử dụng.

Tỏi ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng tốt nhất khi ăn vào lúc đói

Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền), muốn biết ăn tỏi kết hợp với mật ong có tốt cho sức khỏe hay không phải căn cứ vào tính chất của hai loại này cũng như các thành phần cấu thành.

Lương y nhận định, tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.

Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm â.m đ.ạo do n.hiễm t.rùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong m.áu. “Nên dùng 5 – 15g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh”, ông Trung nói.

Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất.

Theo Đông y, mật ong được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản…

Tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời.

“Như vậy có thể nói, mật ong và tỏi có tác dụng tương tự như nhau. Do đó, về mặt nguyên lý, kết hợp ăn mật ong với tỏi là hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn không mà thôi. Tỏi ngâm mật ong hoàn toàn có tác dụng làm thuốc bổ toàn thân”, vị lương y này cho biết . “Chúng ta có thể dùng hỗn hợp này khoảng 15-20g/ ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe.

Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong lúc đói là bởi vì “ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe“. Lương y cũng nhắc, bạn nên đ.ập dập tỏi trước khi cho vào mật ong ngâm sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.

Chuyên gia khuyến cáo: “Có một số trường hợp không nên dùng tỏi”. T.rẻ e.m bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.

T.rẻ e.m bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.

Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng nói thêm, không chỉ hỗn hợp tỏi ngâm mật ong mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…

Trả lời thêm về vấn đề này, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định, sử dụng tỏi ngâm mật ong không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng cho mọi người khi thời tiết chuyển mùa.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Lượng khuyến cáo mỗi ngày là 10-20g/ ngày.

Đây là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. “Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng”, lương y Bùi Hồng Minh nói. Khi kết hợp với tỏi cũng là thuốc quý trong Đông y sẽ tạo thành bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cực tốt. Nhất là việc ngâm trong mật ong vài ngày sẽ làm cho tỏi ngấm hơn, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, mật ong có tính chất phụ thuộc vào vùng nguyên liệu ong lấy mật. Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, nếu khu vực mật ong có hoa độc thì mật ong có độc là chuyện rất bình thường, điều này không phải do ong tự bài tiết ra. Do đó, khi mua mật ong cần tìm đúng nguồn tin cậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *