Bà bầu uống nước yến được không? Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ thường rất nhạy cảm nên cần phải đặc biệt chú trọng khi ăn uống. Nước yến là loại nước uống được cho là rất tốt cho sức khỏe nhưng liệu có phù hợp với bà bầu?
Bà bầu uống nước yến được không?
Một số người thường cho rằng, tổ yến là thực phẩm có tính mát, nếu mẹ bầu uống nước yến sào trong thời kỳ này có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc sẽ khiến trẻ sau khi sinh ra bị hen suyễn, hay làm tăng khả năng bị dị ứng sau này.
Tổ yến là thực phẩm có tính mát, phù hợp với mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nước yến gây hại cho bà bầu. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích mẹ bầu nên uống nước yến thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Bà bầu 3 tháng đầu uống nước yến được không? Mặc dù, nước yến được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu nhưng phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không nên ăn yến, uống nước yến do yến có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy làm mệt mỏi hơn.
Lợi ích khi bà bầu uống nước yến
– Kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn: Trong thành phần của nước yến có chứa Cr và nhiều thành phần quý hiếm khác. Chúng mang đến tác dụng giúp kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển đổi các chất dinh dưỡng.
– Làm giảm ho, long đờm, bổ phế: Theo Đông y, yến sào mang đến công dụng giúp bổ phê,s dưỡng âm, giảm ho, làm sạch các dịch nhầy ở họng, ức chế các phản ứng dị ứng gây nên viêm đường hô hấp. Do đó, những mẹ bầu bị ho, long đờm, cảm cúm, hen suyễn, ăn yến sào sẽ hỗ trợ rất tốt.
– Tăng cường trí nhớ, an thần: Thành phần dinh dưỡng Br, Cu, Mn, Zn giúp bổ não, an thần, tăng sự tập trung, tăng cường trí nhớ, xoa dịu hệ thần kinh giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Bà bầu uống nước yến giúp kích thích hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
– Bổ m.áu: Uống nước yến sào sẽ giúp hỗ trợ lưu lượng m.áu trong cơ thể tăng lên nhờ có nhiều sắt và protein – dưỡng chất quan trọng giúp tái tạo tế bào hồng cầu và tạo m.áu cơ thể.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi uống nước yến sào sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:
– Hỗ trợ làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, ngăn ngừa sự thiếu hút các chất dinh dưỡng trong quá trình ốm nghén.
– Bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng quý từ yến sào để giúp thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh.
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho mẹ, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng dị tật thai nhi.
– Hỗ trợ chị em phụ nữ kiểm soát tốt cân nặng, chống lão hóa da trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý khi bà bầu uống nước yến
Khi mới bắt đầu uống nước yến, mẹ bầu chỉ nên uống thử một lượng nhỏ để xem cơ thể có dung nạp không rồi mới tăng liều lượng lên. Nếu bị lạnh bụng, đau bụng, buồn nôn, mẹ nên dừng ngay việc uống. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể bắt đầu uống nước yến thường xuyên, uống cách ngày. Nên dùng vào lúc đói, đặc biệt là vào sáng sớm mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Bà bầu nên uống nước yến khi đói để mang lại hiệu quả cao. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, mẹ bầu cũng không nên quá lam dụng nước yến. Dù loại nước này có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không thể cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng mà mẹ bầu cần, mẹ cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để mang đến điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Những người không nên ăn thịt trâu, biết mà tránh kẻo ‘rước họa vào thân’
Thịt trâu giàu dinh dưỡng, nhưng nếu bạn đang mắc những bệnh dưới đây thì nên tránh xa để bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt, khi chế biến thịt trâu cũng nên tránh một số ‘đại kỵ’ để khỏi ‘rước họa vào thân’.
Ảnh minh họa: Internet
Mặc dù thịt trâu giàu đạm và dinh dưỡng nhưng chỉ định cho riêng với một số bệnh nhân. Ngoài ra, các danh y cũng đúc kết, không nên ăn thịt trâu với củ kiệu, hẹ vì dễ phát sinh nhiệt bệnh, cũng không nên ăn với gừng vì làm hư răng. Dưới đây là một số người không nên ăn thịt trâu:
Bà bầu không nên ăn thịt trâu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt trâu thuộc nhóm thực phẩm bà bầu cần hạn chế ăn, thậm chí là không nên ăn (trong nhóm đó có thịt chó, ba ba). Bởi thịt trâu là thực phẩm có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bà bầu.
Trong thịt trâu có chứa hàm lượng lớn chất đạm, nếu bà bầu ăn thịt trâu quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu không nên ăn thịt trâu trong thời kỳ dưỡng thai.
Bệnh mỡ m.áu
Hai loại thịt này có chứa lượng chất đạm khá cao, không tốt cho sức khỏe của những người bị bệnh mỡ trong m.áu. Vì vậy, những người mắc bệnh mỡ m.áu nên chú ý khi lựa chọn và thưởng thức món ăn này.
Sỏi thận
Người bị sỏi thận ngoài hạn chế ăn thịt gia cầm, cá cũng cần hạn chế thịt trâu, bò. Bởi hai loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Người mắc bệnh u xơ cổ tử cung
Những người đang mắc bệnh u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò. Nguyên nhân là trong loại thực phẩm này có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Người mắc bệnh cao huyết áp
Trong thành phần của thịt trâu, bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Những người bị bệnh này cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe của mình.
Người bị bệnh viêm khớp
Theo các chuyên gia cho biết những người bị viêm khớp tuyệt đối không ăn loại thực phẩm này bởi khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt trâu, bò đã ăn sẽ sản xuất ra rất nhiều axit – và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Khi cơ thể của bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương khiến cho bạn càng thêm loãng xương nhiều hơn.
Sai lầm khi chế biến thịt trâu
Không ăn kèm với củ kiệu, hẹ
Món thịt trâu khá nhiều sắt, nhưng bạn không nên kết hợp chúng với củ kiệu, hẹ. Tuy nhiên nên tránh ăn trâu với củ kiệu, hẹ trong cùng bữa vì sẽ khiến bạn đau bụng nếu dạ dày bạn không tốt.
Không ăn với gừng
Theo các chuyên gia Đông y đã đúc kết, không nên ăn thịt trâu với gừng vì làm hư răng lợi của bạn. Chính vì vậy, nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân vô cùng nguy hiểm.
Không bỏ thịt trâu gác bếp vào lò vi sóng để hâm nóng
Đây là sai lầm khiến bạn muốn quẳng ngay món này vào thùng rác.
Vì thịt trâu gác bếp vốn rất dai, lại được hong khô nên lại càng dai. Nếu cho lò vi sóng sẽ bị rút nước, thịt sẽ không thể xé nổi.
Giải pháp: Thấm nước vào miếng thịt, hấp cách thủy (là ngon nhất). Hoặc bỏ vào lò nướng khoảng 10p nhiệt độ 220 độ C
Cách chọn thịt trâu ngon: Thịt trâu là loại nguyên liệu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng. Để chế biến được món ăn từ thịt trâu ngon chúng ta cần phải chọn được thịt trâu ngon.
Thịt trâu ngon là thịt trâu có thớ thịt to,màu đỏ tía , mỡ trắng hơn mỡ bò. Thịt trâu ăn không ngon bằng thịt bò.
Cách phân biệt thịt trâu và thịt bò qua hình thức bên ngoài
Về hình thức bên ngoài, nếu chúng ta để ý thì cũng hoàn toàn có thể phân biệt được hai loại thịt trâu và thịt bò, dựa vào màu sắc, thớ thịt, sợi cơ trên bề mặt thịt.
Về màu sắc: Thịt bò ngon có màu hồng hoặc đỏ và sáng hơn và có vẻ màu tươi hơn, trên cơ thịt bò có màng mỡ màu vàng đặc trưng. Còn thịt trâu có màu hồng đậm hơn, đỏ đậm, sẫm màu hơn, đường cơ trên miếng thịt trâu ít có mỡ hoặc có mỡ màu trắng. Kể cả sau khi chế biến, thịt bò thường có màu nâu nhạt còn thịt trâu sẽ đậm màu hơn rất nhiều.
Về thớ thịt: Cách nhận biết thịt trâu và thịt bò cũng trở nên đơn giản hơn đối với các chị em khi quan sát thớ thịt. Bạn hãy nhìn vào bề mặt cắt ngang của miếng thịt là có thể nhận ra sự khác biệt. Thịt trâu có thớ thịt rất to, thô còn thịt bò có thớ thịt nhỏ hơn và mịn màng hơn thịt trâu.
Cắt ngang thớ thịt quan sát thấy sợi cơ của thịt trâu to hơn sợi cơ của thịt bò, độ mịn kém thịt bò. Chính những thớ thịt to và thô của thịt trâu khiến nó trở nên có vị dai và chắc hơn thịt bò rất nhiều.