Ba loại thực phẩm gây ung thư, dù đã đun sôi cũng vẫn phải vứt

Hiện nay, số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng, các yếu tố gây ung thư rất phức tạp, có yếu tố từ di truyền tự nhiên, có cả các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài…

Ung thư không phải là do một nguyên nhân duy nhất tạo thành. Yếu tố di truyền chúng ta không thể dự đoán và cũng không thể thay đổi được. Đối với những gia đình có người bị ung thư, ngoài việc chú ý tránh các yếu tố dẫn đến ung thư, còn phải thường xuyên kiểm tra sàng lọc ung thư, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư.

Hiện nay, chế độ ăn uống không tốt cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Chúng ta biết rằng, thời gian dài ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ kích thích tế bào bình thường biến đổi thành ung thư, đây là nguyên nhân lớn.

Nhiều người có tính “ tiết kiệm”, nên những loại thực phẩm đã biến chất nhưng vẫn miễn cưỡng ăn, không chịu vứt bỏ. Thậm chí, có người còn nghĩ: Chỉ cần dùng nước sôi là có thể t.iêu d.iệt được vi khuẩn.

Vậy thực phẩm bị biến chất, luộc qua nước sôi có thể sử dụng an toàn hay không? Đáp án: Không hoàn toàn đúng.

Các chuyên gia cảnh báo: Ba loại thực phẩm gây ung thư phổ biến nhất, ngay cả khi được đun sôi cũng không thể ăn được:

1. Sau khi ngâm, mộc nhĩ đã bị biến chất

Loại mộc nhĩ đen chúng ta mua trên thị trường đều là đã được phơi khô, nếu muốn dùng mộc nhĩ để nấu nướng, thì cần phải đem xử lý bằng cách ngâm. Nếu mộc nhĩ ngâm quá lâu, đã xuất hiện biến chất, thì sẽ sản sinh một loại vi khuẩn Pseudomonas syringae, loại vi khuẩn này sẽ sản sinh chất độc có tên gọi BA.

“BA” là một chất độc gây t.ử v.ong và thậm chí sau khi đun nhiều lần trong nước sôi, chất độc vẫn tồn tại. Thời gian ủ độc của nó lên đến ba ngày. Hầu hết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đột ngột từ nửa ngày đến một ngày. Lúc đầu, sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sau đó xuất hiện sưng gan và thậm chí là hoại tử gan.

2. Thực phẩm hun khói

Thực phẩm hun khói được giới hạn trong một khu vực nhất định. Ở một số địa phương sẽ sản xuất thịt hun khói trong những ngày lễ. Thói quen này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, thịt hun khói được cho vào một lượng lớn muối trước khi chế biến, sau đó hun khói, vì vậy hương vị của thành phẩm vừa mặn vừa cứng.

Các loại thực phẩm ngâm, muối xổi tạo ra chất gây ung thư – nitrite và thực phẩm hun khói tạo ra chất gây ung thư – benzopyrene. Không ít người có thói quen trước khi ăn dùng nước sôi để nấu, tuy nhiên việc làm này, ngoại trừ việc giúp thực phẩm trở nên mềm hơn và nhạt hơn, cũng không khiến chất gây ung thư biến mất.

3. Thực phẩm sau khi bị mốc

Ví dụ, thịt xông khói, ngô, đậu phộng, bánh, trái cây… để quá lâu, có thể bị nấm mốc. Một số người nghĩ rằng, chỉ cần loại bỏ được phần nấm mốc, sau đó đun phần còn lại ở nhiệt độ cao, có thể tiếp tục sử dụng. Trên thực tế chỉ cần thực phẩm đã bị mốc, một lượng lớn aflatoxin sẽ được sản xuất bên trong thực phẩm. Bất luận là phản ứng ở nhiệt độ cao như thế nào, aflatoxin cũng sẽ không bị t.iêu d.iệt. Aflatoxin có độc tính rất mạnh đối với gan và chỉ 1 mg có thể gây ngộ độc ở người. Nếu dùng những loại thực phẩm này trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh ung thư gan rất cao.

Ngày nay, mức sống của con người đã cải thiện rất nhiều, không phải là ăn no mà là ăn để tốt cho sức khỏe. Khi mức sống được cải thiện, nhận thức về sức khỏe của mọi người cũng sẽ tăng lên. Chỉ bằng cách ăn uống hợp lý và ăn khoa học, chúng ta mới có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, đủ khả năng để chống lại bệnh tật.

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

Theo vietnamnet

Một xét nghiệm m.áu phát hiện chính xác nhiều loại ung thư

Các nhà nghiên cứu ở Viện ung thư Dana-Farber, Mỹ, đã phát triển phép xét nghiệm m.áu mới có khả năng sàng lọc nhiều loại ung thư với độ chính xác cao.

Geoffrey Oxnard, tác giả chính của công trình nghiên cứu – Ảnh : Dana-Farber Cancer Institute.

Theo eurekalert, các nhà nghiên cứu ở Viện ung thư Dana-Farber, Mỹ, ngày 28/9/2019 đã trình bày kết quả của phép xét nghiệm m.áu mới tại Hội nghị ung thư châu Âu (ESMO) 2019. Theo đó, chỉ cẫn một xét nghiệm m.áu cũng có khả năng sàng lọc nhiều loại ung thư với độ chính xác cao.

Xét nghiệm này do công ty GRAIL phát triển, sử dụng công nghệ giải trình tự thế hệ tiếp theo để kiểm tra ADN của các thẻ hóa học (chemical tags) nhỏ ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động hoặc không hoạt động của gien. Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm gần 3.600 mẫu m.áu, một số trong số đó đã phát hiện ra bệnh ung thư và một số mẫu m.áu không có bệnh ung thư.

Xét nghiệm mới nhắm vào các khu vực của bộ gien nơi các mẫu methyl hóa (methylation) bất thường được tìm thấy trong các tế bào ung thư. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các xét nghiệm methyl hóa có hiệu quả hơn các phương pháp giải trình tự ADN truyền thống để phát hiện nhiều dạng ung thư trong mẫu m.áu.

Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích 3.583 mẫu m.áu, trong đó có 1.530 bệnh nhân bị ung thư và 2.053 người thì không. Các mẫu bao gồm hơn 20 loại ung thư.

Độ chính xác của xét nghiệm là 99,4%, độ nhạy của xét nghiệm trong phát hiện các trường hợp ung thư gây tỷ lệ t.ử v.ong cao là 76%. Đối với 97% mẫu m.áu, xét nghiệm có thể xác định nguồn gốc mô.

Tác giả chính của nghiên cứu, Geoffrey Oxnard giải thích rằng công trình trước đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng các xét nghiệm dựa trên methyl hóa có ưu thế vượt trội hơn so với các phương pháp giải trình tự ADN truyền thống để phát hiện nhiều dạng ung thư trong một mẫu m.áu. Kết quả của công trình nghiên cứu mới chứng minh rằng các xét nghiệm như vậy là thích hợp để sàng lọc những người mắc bệnh ung thư.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *