Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không được tiêm vaccine Sputnik V.
Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802 kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thay thế quyết định trước đó.
Theo hướng dẫn mới này, phụ nữ mang thai và đang cho con bú chống chỉ định với vaccine Sputnik V. Ngoài ra, khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi t.uổi thai với trường hợp là phụ nữ mang thai.
Nhân viên y tế cần giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai 13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.
Nhóm người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm:
– Có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng
– Đang mắc bệnh cấp tính
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần
Các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng là người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; phụ nữ mang thai 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống…
Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần vaccine.
Sau khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện. Không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có t.iền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào cần chuyển điểm tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Cuối cùng, hướng dẫn quy định không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định.
Một tháng thu phí vaccine gây tranh cãi ở Ấn Độ
Ấn Độ từng cho phép các bệnh viện tư thu phí của người tiêm vaccine, nhưng phải đảo ngược chính sách sau một tháng vì vấp nhiều tranh cãi.
Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng cách tiêm miễn phí cho tất cả y bác sĩ và nhân viên tuyến đầu từ tháng 1. Việc tiêm chủng trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra tại các cơ sở y tế do chính phủ điều hành.
Trong giai đoạn hai, bắt đầu từ ngày 1/3, chính phủ bắt đầu tiêm cho những người trên 60 t.uổi và người trên 45 t.uổi có bệnh lý nền. Vaccine tiếp tục được cung cấp miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ, nhưng chính quyền Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu cho phép các cơ sở y tế tư nhân tiêm với giá 250 rupee/mũi (gần 3,4 USD), trong đó 150 rupee là t.iền vaccine, còn lại là phí dịch vụ tiêm.
Chính phủ Ấn Độ sau đó thông báo mở rộng đối tượng tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành từ ngày 1/5, nhưng có một điều đáng chú ý là không phải tất cả mũi tiêm đều miễn phí.
Theo chính sách mới, Ấn Độ phân phối vaccine qua ba kênh gồm liên bang, bang và bệnh viện tư nhân. Nửa số vaccine mà các nhà sản xuất cung cấp được chuyển cho chính quyền liên bang, trong khi chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân chia đều 50% còn lại.
Nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu và người trên 45 t.uổi thuộc nhóm được tiêm vaccine miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ. Những người đủ điều kiện còn lại sẽ được tiêm tại các điểm tiêm chủng của chính quyền bang hoặc bệnh viện tư nhân, nhưng không phải tất cả đều miễn phí.
Một điểm tiêm chủng ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Các công ty sản xuất vaccine được phép tự quyết định giá bán cho chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân. Điều này khiến một số bang phải mua vaccine với giá cao gấp đôi mức giá bán cho chính quyền liên bang, trong khi bệnh viện tư cũng phải trả giá cao không kém để cạnh tranh nguồn vaccine. Điều này khiến một số bang khó miễn phí tiêm chủng cho người dân, trong khi các bệnh viện tư nhân cũng phải tăng giá tiêm vaccine.
“Việc chính quyền liên bang và cấp bang phải trả mức giá khác nhau để mua vaccine là không hợp lý”, Chandrakant Lahariya, chuyên gia về chính sách y tế, nói.
Giới chuyên gia cho biết trong những ngày đầu của đợt mở rộng tiêm chủng, phần lớn vaccine chỉ được triển khai ở các bệnh viện tư nhân ở nhiều thành phố. Tại Bangalore, từ ngày 1/5 đến 7/5, vaccine chỉ được cung cấp tại các bệnh viện tư lớn như Manipal, Apollo, BGS Gleneagles.
Bệnh viện Apollo đã tính phí 850 rupee (gần 11,5 USD) cho mỗi liều vaccine tại 5 trung tâm tiêm chủng của họ trên toàn thành phố. Giá tiêm vaccine tại bệnh viện Manipal lên tới 1.350 rupee (hơn 18 USD), trong khi ở BGS Gleneagles là 1.500 rupee (hơn 20 USD). Tại bệnh viện BP Poddar ở Kolkata, giá tiêm vaccine thậm chí bị đẩy lên 2.000 rupee/liều (gần 27 USD).
Tới ngày 7/5, chỉ có một trung tâm y tế công ở thành phố Bangalore bắt đầu cung cấp vaccine Covid-19 cho người từ 18 t.uổi trở lên.
Nhiều chuyên gia chỉ trích chính sách mới, cho rằng chỉ có một phần nhỏ dân số nước này đủ khả năng chi trả mức phí tiêm chủng quá cao của các bệnh viện tư nhân. Một người sống ở mức nghèo khổ tại Ấn Độ chỉ kiếm được 50 rupee mỗi ngày và chi phí tiêm vaccine có thể chiếm phần lớn thu nhập tháng của họ. Khoảng 1/4-1/3 dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo khổ.
Indranil, nhà kinh tế y tế và phó giáo sư tại Đại học Toàn cầu OP Jindal, nói ngân sách 350 tỷ rupee (hơn 4,7 tỷ USD) mà chính phủ dành riêng cho chiến dịch tiêm chủng là “quá đủ” để trang trải toàn bộ chi phí vaccine cho tất cả người dân.
Nhiều người ban đầu hoan nghênh chính sách tính phí vaccine với hy vọng khuyến khích các nhà sản xuất tăng nguồn cung vaccine giữa lúc Ấn Độ thiếu hụt. Tuy nhiên, Misha Ketchell, bình luận viên của Conversation , cho rằng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vaccine không đơn thuần là hàng hóa.
“Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, vì vậy cần giảm thiểu mọi rào cản đối với tiêm chủng”, Ketchell viết. “Đây là lý hầu hết các nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc đều cung cấp vaccine miễn phí cho tất cả người dân”.
Hơn một tháng sau khi triển khai chính sách tính phí tiêm chủng, Thủ tướng Modi ngày 7/6 thông báo đảo ngược quyết định này. Ông cho biết chính phủ liên bang sẽ mua vaccine trực tiếp từ các nhà sản xuất và phân phối miễn phí cho các bang kể từ ngày 21/6, nhằm thúc đẩy chương trình tiêm chủng quốc gia.
“Kể từ hôm nay, tất cả người từ 18 t.uổi trở lên đều được tiêm vaccine miễn phí theo chiến dịch của chính phủ Ấn Độ và tốc độ tiêm chủng sẽ tăng lên”, Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah nói trong chuyến thăm bang Gujarat hôm 21/6.
Ấn Độ, quốc gia gần 1,4 tỷ dân, đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả dân số trưởng thành trước cuối năm nay. 27% người dân Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 7,6% đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo NYTimes.
Chiến dịch tiêm chủng của quốc gia này chủ yếu dựa vào hai loại vaccine nội địa gồm Covishield, một phiên bản của AstraZeneca, và Covaxin được công ty Bharat Biotech phát triển. Vaccine Sputnik V của Nga cũng được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Ấn Độ.
“Vaccine sẽ được cung cấp miễn phí trong chiến dịch tiêm chủng của chính phủ Ấn Độ, dù đó là người nghèo, người thuộc tầng lớp trung lưu hay giới thượng lưu”, Thủ tướng Modi nói hồi đầu tháng 6.
Modi thêm rằng những người không muốn tiêm vaccine miễn phí tại các cơ sở của chính phủ có thể lựa chọn tiêm chủng tại bệnh viện tư. Tuy nhiên, chính phủ tái áp đặt quy định mức giá trần 150 rupee (khoảng 2 USD) cho mỗi liều.
“Chính sách mới sẽ giúp việc phân phối vaccine công bằng trên toàn quốc, mang lại lợi ích cho một bộ phận lớn người dân”, Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh tại Đại học Y Lady Hardinge và cựu thành viên WHO tại Viện Dịch tễ Quốc gia, nói.