Bắc Giang: Tiêm bù vắc-xin bại liệt cho hơn 65 nghìn t.rẻ e.m

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 26 đến 28/4, tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêm bổ sung vắc-xin phòng bại liệt cho t.rẻ e.m tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Ông Nguyễn Văn Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: T.rẻ e.m sinh từ ngày 1/3/2016 đến 28/2/2018 chưa tiêm vắc-xin phòng bại liệt sẽ được tiêm bổ sung đợt này.

Để bảo đảm duy trì tỷ lệ miễn dịch cộng đồng, hằng năm, Trung tâm chủ động rà soát, tổ chức bổ sung vắc xin phòng bại liệt cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi. Đợt này, toàn tỉnh có hơn 65 nghìn t.rẻ e.m được tiêm bổ sung.

Tiêm vắc-xin phòng bại liệt cho t.rẻ e.m tại Trạm Y tế phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang).

Qua tìm hiểu, huyện Hiệp Hòa là địa phương có đông t.rẻ e.m được tiêm bù (10,2 nghìn đối tượng). Trung tâm Y tế huyện tổ chức 25 điểm tiêm tại trạm y tế xã, thị trấn.

Sáng 28/4, Trạm y tế xã Lương Phong có rất đông phụ huynh đưa con em đến tiêm bù vắc-xin phòng bại liệt. Tại cổng ra vào, đơn vị bố trí bàn khử khuẩn tay. Khu vực chờ tiêm và theo dõi sau tiêm được bố trí ngồi giãn cách để phòng dịch Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Bắc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã cho biết: Công tác tiêm phòng bảo đảm đúng nguyên tắc một chiều từ việc đón tiếp, khám phân loại, tiêm và theo dõi sau tiêm; bảo quản vắc-xin đúng quy định, các dụng cụ y tế phục vụ tiêm chủng đạt tiêu chuẩn. Đợt này, xã Lương Phong có 717 t.rẻ e.m được tiêm.

Trung tâm Y tế TP Bắc Giang bố trí 16 điểm tiêm. Khi đến điểm tiêm chủng các bậc phụ huynh nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, không gây ùn tắc, bảo đảm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và an toàn tiêm chủng.

Theo đ.ánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các điểm tiêm đều thực hiện đúng quy định về an toàn tiêm chủng, chú trọng công tác khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm để chủ động ứng phó hiệu quả với các phản ứng sau tiêm; cử cán bộ tăng cường giám sát kỹ thuật tại các điểm tiêm bảo đảm an toàn, hiệu quả và có kế hoạch rà soát, tiêm vét, tránh để sót đối tượng trong độ t.uổi cần tiêm chủng.

Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã có 98% t.rẻ e.m trong độ t.uổi được uống hoặc tiêm vắc-xin bại liệt và luôn chú trọng giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt. Tuy nhiên, một vài tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thời điểm hoãn tiêm chủng dẫn đến nhiều em nhỏ chưa được tiêm vắc-xin phòng bại liệt đủ liều, đủ mũi, đúng lịch.

Được biết, bại liệt là bệnh lây nhiễm cấp tính qua đường tiêu hóa do virus bại liệt (Poliovirus) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người do nhiễm phải virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm, từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus bại liệt, gây thành dịch lớn nếu miễn dịch cộng đồng thấp.

Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây nên tổn thương ở các tế bào thần kinh vận động. Bệnh có thể gây t.ử v.ong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục, tàn tật suốt đời. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm hoặc uống vắc-xin phòng bại liệt.

UNICEF, WHO kêu gọi tiêm chủng sởi, bại liệt

UNICEF và WHO cho biết do gián đoạn bởi Covid-19 mà nhiều người trên thế giới không được tiêm chủng ngừa bệnh sởi, bại liệt đúng hạn.

Theo UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 94 triệu người trên thế giới đã không được tiêm ngừa sởi vì lý do trên.

Hai tổ chức đồng loạt kêu gọi các nước cần có hành động khẩn cấp để tái khởi động chương trình tiêm ngừa sởi, bại liệt, ngăn chặn hàng triệu ca t.ử v.ong t.rẻ e.m. Dù vaccine nCoV vẫn chưa hoàn thiện, song với hai căn bệnh có thể gây c.hết người kể trên lại có phương pháp phòng ngừa rõ ràng, hiệu quả. Đó cũng là cách nhanh và an toàn giúp bảo vệ sức khỏe t.rẻ e.m.

Theo thống kê từ WHO và UNICEF, vaccine sởi đã giúp ngăn ngừa 23,2 triệu ca t.ử v.ong từ năm 2000 đến 2018. Trong khi bệnh bại liệt đang có dấu hiệu trở lại ngay cả trước khi Covid-19 xuất hiện, hơn 18 triệu người có nguy cơ bị bại liệt nếu không tiêm vaccine kịp thời.

Bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành của UNICEF chia sẻ, chúng ta không thể để cuộc chiến với “kẻ địch” mới khiến mọi thứ xáo trộn, lấy đi “chỗ dựa” của ta trong cuộc chiến với những căn bệnh khác. Chấm dứt Covid-19 là vô cùng quan trọng. Song những căn bệnh khác vẫn tiềm ẩn nguy cơ t.ử v.ong, đe dọa cuộc sống của hàng triệu t.rẻ e.m trên thế giới, nhất là ở các nước nghèo, thiếu thốn điều kiện y tế.

Hai tổ chức đang kêu gọi hành động toàn cầu từ lãnh đạo quốc gia, các nhà tài trợ và đối tác. Theo bà Fore, cần bổ sung thêm những nguồn tài chính để tiếp tục các chiến dịch tiêm chủng an toàn; đồng thời ưu tiên hệ thống tiêm chủng quan trọng, bảo vệ t.rẻ e.m, ngăn chặn các dịch bệnh khác ngoài Covid-19.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nói rằng, Covid-19 tác động và tàn phá các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ tiêm chủng trên toàn thế giới. Với sởi và bại liệt thì khác, chúng không giống như Covid-19. WHO có sẵn công cụ và kiến thức để ngăn chặn chúng.

Vị Tiến sĩ nhấn mạnh rằng những gì chúng ta cần hiện tại là nguồn lực tài chính và cam kết để đưa các công cụ, kiến thức này vào hoạt động, hướng đến mục đích bảo vệ sức khỏe cho tất cả t.rẻ e.m trên toàn cầu.

Một đ.ứa t.rẻ được tiêm vaccine phòng bệnh sởi ở Juba, Nam Sudan. Ảnh: Samir Bol/Reuters.

Dịch sởi đã trở thành vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới trước khi Covid-19 tấn công; có nguyên nhân từ sự thận trọng của một số gia đình trên thế giới, thiếu tin tưởng vào vaccine. Ở một số khu vực tại châu Âu và Bắc Mỹ, những nghi ngờ về tính an toàn của vaccine sởi lan truyền trên mạng xã hội. Ở các khu vực khác cũng xuất hiện những vấn đề về nguồn cung cấp và sự thiếu tin tưởng vào chính phủ.

UNICEF cho biết số ca nhiễm sởi mới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ vào năm 2019. Dữ liệu sắp công bố vào tuần tới dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ t.ử v.ong cao ở nhiều quốc gia. Mặt khác, sự lây lan của virus bại liệt cũng có thể gia tăng ở Pakistan và Afghanistan cùng nhiều khu vực của châu Phi, nơi t.rẻ e.m không được tiêm ngừa đầy đủ.

Covid-19 làm suy yếu các dịch vụ tiêm chủng thông thường. Một báo cáo từ Liên Hợp Quốc cho biết, ngay cả khi vaccine có sẵn, người dân vẫn không thể tiếp cận do sợ nhiễm bệnh, giãn cách xã hội, lệnh phong tỏa và nhiều lý do khác. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều quốc gia giảm mạnh. Mức thấp nhất là 50%, ghi nhận ở một số quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng.

WHO và UNICEF cho rằng chính phủ các nước cần ưu tiên ngân sách cho tiêm chủng nhiều hơn và phản ứng nhanh trước sự bùng phát của dịch bệnh. Liên Hợp Quốc ước tính số t.iền đầu tư vào tiêm chủng cho hai căn bệnh bại liệt và sởi lần lượt là 400 triệu USD và 255 triệu USD.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *