Bác sĩ Bệnh viện K điểm danh: 6 nguyên nhân dễ mắc ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính. Bệnh đang có xu hướng đang gia tăng ở giới trẻ do các yếu tố nguy cơ đều tăng lên.

Căn bệnh gặp ở người khá trẻ

Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại Bụng I (Bệnh Viện K), Giảng Viên Bộ môn Ung thư (Đại Học Y Hà Nội), Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng mũi họng. Đây là căn bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Ở Việt Nam ung thư vòm họng đứng 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới.

Mới đây, bác sĩ Nam cũng đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân đến khám do ù tai, ngạt mũi. Cả hai bệnh nhân mới ngoài 40 t.uổi do có ù tai, ngạt mũi điều trị thuốc tại nhà không đỡ đã tới bệnh viện khám. Kết quả khám và nội soi tai mũi họng của 2 bệnh nhân nghi ngờ u ác tính của vòm mũi họng.

Bác sĩ Nam cho biết, điều may mắn của hai bệnh nhân này đều chưa có dấu hiệu di căn hạch. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn sớm nên hy vọng kết quả điều trị tốt.

Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa-một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh. Tuy nhiên, căn bệnh lại đáp ứng tốt với xạ trị, hoá chất.

Bệnh hay gặp ở nam giới, với tỷ lệ gặp ở nam gấp 2-3 lần ở nữ. Đặc biệt, ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa t.uổi và thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi đã được ghi nhận mắc bệnh. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc Ung thư vòm khá cao “, bác sĩ Nam nói.

Bác sĩ Hà Hải Nam, ảnh L.P.

6 yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Bác sĩ Nam cho biết, nhiễm virus, bất thường nhiễm sắc thể, chế độ ăn uống không lành mạnh và nghề nghiệp được cho là có mối liên quan mật thiết với căn bệnh ung thư vòm họng, cụ thể.

– Virus Epstein-Barr (EBV): Được xem là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu của bệnh ung thư vòm họng

– Yếu tố môi trường: Thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói….) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.

– Bất thường nhiễm sắc thể: Những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương t.iền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.

– Rượu và t.huốc l.á:

Hút t.huốc l.á (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với t.huốc l.á, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.

Rượu: Rượu chính là “chất dẫn” để đưa các hóa chất độc trong t.huốc l.á xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn. Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng p.hân h.ủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một “combo” vô cùng “lợi hại” cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.

Dinh dưỡng: Chế độ ăn ít vitamin A, E có thể làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng, trong đó có ung thư vòm.

Nghề nghiệp: Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn… làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.

Bác sĩ Nam cho hay, ung thư vòm họng các dấu hiệu sớm của bệnh thường nghèo nàn. Do đó, người bệnh dễ bỏ qua vì rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần.

Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm bệnh nhân có hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ. Bệnh nhân thường có biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai. Có thể gặp đau sâu trong tai, chảy dịch ở tai.

Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu do u xâm lấn nội sọ. Các triệu chứng mắt xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn (lác), nhìn mờ.

Giai đoạn muộn khoảng 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau xương hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi.

“Nọi soi tai mũi họng là cách phát hiện ung thư vòm họng sớm. Do vậy, khi người bệnh có bất cứ triệu chứng bất thường gì nhưng nghẹt mũi, ù tai kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ ung thư”, bác sĩ Nam khuyên.

Loại ung thư hay gặp nhưng lại ‘vay mượn’ triệu chứng các bệnh phổ biến

Dù là bệnh ung thư hay gặp nhưngrất lại khó chẩn đoán và điều trị do triệu chứng ban đầu “vay mượn” của nhiều bệnh hô hấp, xoang mũi hay gặp.

Vòm họng là phần cao nhất của họng. Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến nhất khu vực đầu – mặt – cổ. Đây là ung thư xảy ra ở vòm họng phía sau mũi. Bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á hoặc các nước châu Á do phong tục tập quán, ăn uống và nhiều nguyên nhân khác.

Tại Việt Nam, theo Globocan 2020, ung thư vòm họng đứng thứ 8/10 loại ung thư phổ biến nhất. Tổng số ca mắc mới là 6.040 người và số ca t.ử v.ong là 3.706 người. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới 8.1/100.000 dân cao hơn nữ giới 2.8/100.000 dân.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng

Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng được liệt kê. Cụ thể, theo BSCK2 Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Nhân dân 115), thực phẩm ăn có quá nhiều muối như cá muối, tương, cà, dưa muối và những chất mốc… chứa nitrosamine – chất gây ung thư, gây ra hiện tượng oxy hóa, là yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng.

Ngoài ra, nguy cơ ung thư vòm họng còn đến từ thói quen hút t.huốc l.á, hút thuốc lào, nhai trầu hoặc uống rượu bia nhiều gây kích thích, thay đổi môi trường miệng-họng, viêm niêm mạc, lâu ngày diễn tiến thành ung thư.

Những nguyên nhân khác như virus HPV trong vòm họng cũng có nguy cơ gây bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virus Epsstein – Barr (EBV) thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.

Dấu hiệu bệnh mơ hồ, diễn biến âm thầm

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư vòm họng xuất hiện ở mọi lứa t.uổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 – 60. Dù là căn bệnh ung thư hay gặp trong những năm gần đây nhưng ung thư vòm họng khó chẩn đoán và điều trị.

80% bệnh nhân được chẩn đoán muộn, khi bệnh đã ở giai đoạn III hoặc IV, vì khối u nằm ở sâu khó quan sát trực tiếp. Khi phát hiện được khối u đã lớn, xâm lấn rộng vì vậy tiên lượng rất xấu.

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K. (Ảnh: BVCC)

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng vừa âm thầm, mơ hồ, thoáng qua, lại “vay mượn” triệu chứng của nhiều bệnh lý hô hấp, mũi xoang, nên rất khó phát hiện chính xác.

Triệu chứng hay gặp nhất là nghẹt mũi. Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra m.áu, c.hảy m.áu cam. Tuy nhiên, nghẹt mũi thể hiện ở rất nhiều bệnh lý từ cảm cúm, viêm họng đến viêm mũi theo mùa.

Bệnh nhân cũng có triệu chứng chảy mũi mủ, ù tai, đau họng, nổi các hạch ở vùng cổ…

Một triệu chứng cảnh báo khác là đau đầu. Theo các bác sĩ Bệnh viện 103, thường bệnh nhân đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ nhưng dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng. Triệu chứng này dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch m.áu não.

Ngoài ra, theo bác sĩ Ngọc Anh, khi bệnh nhân nhức đầu, có thể các triệu chứng đã “rầm rộ”, ung thư đã xâm lấn lên sàn sọ và có thể đã lên não, bộc lộ bằng triệu chứng nhức đầu.

Dù thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng các bệnh thông thường, nhưng theo khuyến cáo BS Bùi Quang Biểu, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu Bệnh viện 108, một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.

Để chẩn đoán phân biệt viêm amidan, viêm họng, ung thư vòm họng, bác sĩ Ngọc Anh khuyên bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng.

Việc chẩn đoán bệnh được dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch. Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.

Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng được cho là trên 70%. Thậm chí, theo bác sĩ Bệnh viện K, ở giai đoạn sớm, xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Càng phát hiện muộn, tiên lượng khả quan của bệnh càng giảm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *