Đôi khi những sai lầm trong quy trình khám, chữa bệnh có thể gây ra những hậu quả vô cùng tai hại.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của bác sĩ là cứu người. Tuy nhiên, những sai lầm nhỏ của bác sĩ cũng có thể gây ra tai họa với bệnh nhân.
23 tiếng trước, người vợ Love Ummi ở Malaysia đã đăng tải vụ việc của chồng mình lên Facebook, để nói về những đau khổ mà anh phải trải qua vì sai lầm ngớ ngẩn của bác sĩ.
Cụ thể, chồng của Ummi bị đột quỵ lần thứ hai vào tháng 3 năm ngoái, anh ta phải nhập viên trong tình trạng nghiêm trọng, không thể tự đi vệ sinh.
Do đó, các bác sĩ đã cho lắp ống thông tiểu và túi đựng nước tiểu cho chồng của Ummi. Tuy nhiên, vì dùng sai kích cỡ ống thông tiểu nên người chồng phải chịu đau đớn quằn quại, thậm chí gây c.hảy m.áu liên tục.
Ống thông tiểu là dụng cụ y tế dùng để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đây là thiết bị rất cần thiết cho người mắc bệnh tiết niệu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu theo cách tự nhiên.
Trên Facebook cá nhân, Ummi viết: “Vào chiều qua, nhân viên bệnh viện và vài bác sĩ chuyên khoa đã tổ chức họp báo về sự bất cẩn trong việc lắp đặt ống thông tiểu sai kích thước, đã khiến chồng tôi đau đớn và c.hảy m.áu không ngừng. Bệnh viện và các bác sĩ đã xin lỗi về sai lầm này và hứa sẽ chịu trách nhiệm về mọi nguy cơ có thể xảy ra đến khi chồng tôi khỏe lại…”
Đúng ra, trong túi phải là nước tiểu chứ không phải nhiều m.áu như thế này…
Điều đáng buồn hơn cả, khi chồng của Ummi bị đột quỵ cũng là lúc cô chuyển dạ. Đến nay đ.ứa b.é đã 7 tháng t.uổi nhưng chưa hề được nghe giọng của cha.
“Là vợ, không thể phủ nhận rằng tôi đang rất đau khổ. Dù không nói được nhưng tôi biết anh ấy đang cực kỳ đau đớn, m.áu c.hảy ra như suối và mãi không dừng lại…”
Cũng theo lời Ummi, việc c.hảy m.áu giảm dần nhưng phải tới 51 tiếng đồng hồ sau tình hình mới dược kiểm soát hoàn toàn.
Dù bệnh viên đã hứa hẹn sẽ chịu trách nhiệm, Ummi đang xem xét gửi đơn khiếu nại lên Bộ Y tế Malaysia để đảm bảo rằng, không còn ai phải đối mặt với những sai lầm ngớ ngẩn và tai hại như vậy nữa.
Theo W.O.B/Helino
Lợi ích dinh dưỡng của trái su su
Trái su có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt đối với một số bệnh như khó tiêu, tăng huyết áp, sỏi thận.
Trái su (su su) chứa ít calo và cholesterol, nhiều nước và chất xơ ăn kiêng thích hợp cho người muốn giảm cân; hàm lượng cao kali, lại ít natri giúp ổn định áp lực m.áu. Ăn su su còn cung cấp thêm các vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, B1, B2, B6, B9, và canxi, ma giê, kẽm, phốt pho. Các chất kháng ô xy hóa có trong trái su như luteolin và apigenin còn loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể.
Ăn trái su giúp bảo vệ sức khỏe – Ảnh: Internet
Làm khỏe da
Vitamin E, C, B9 và kẽm có trong trái su tăng cường sức khỏe của da. Vitamin C là chất kháng ô xy hóa mạnh, chống lại các gốc tự do và trì hoãn sự lão hóa của da. Chất kẽm kiểm soát việc tiết chất tinh dầu trên da và ngừa mụn trứng cá. Vitamin E bảo vệ da và hiệu chỉnh tổn thương về da, còn vitamin B9 tăng độ đàn hồi là làm da săn chắc.
Cung cấp năng lượng
Trái su chứa nhiều mangan, chuyển đổi chất béo và protein thành năng lượng. Bữa điểm tâm có quả su nấu chín cung cấp đủ sức khỏe và năng lượng trong ngày.
Trái su có nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh: minh họa
Ngừa bệnh ung thư
Chất kháng ô xy hóa của quả su su bảo vệ các tế bào trước sự tổn hại của các gốc tự do. Bằng cách ngăn ngừa stress và sự ô xy hóa, các chất kháng ô xy hóa này có thể ức chế và ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư.
Hạ huyết áp
Hàm lượng cao kali của trái su cân bằng ảnh hưởng của natri, từ đó ngừa tăng huyết áp.
Làm khỏe tim
Nhiều nghiên cứu cho thấy dư thừa homocystein trong m.áu liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Trong khi đó, trái su su chứa nhiều vitamin B9, ngăn chặn sự hình thành homocystein. Lượng kali của quả giảm áp lực m.áu, ma giê của trái su tăng lượng cholesterol tốt, ổn định nhịp tim và ngừa cục m.áu đông.
Đề phòng táo bón
Khi táo bón, ăn trái su giúp bình ổn hoạt động ruột. Chất xơ ăn kiêng của su ngăn ngừa những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, hội chứng kích ứng ruột, loại bỏ dễ dàng chất thải khỏi hệ tiêu hóa.
Hãy thêm trái su vào khẩu phần ăn của bạn – Ảnh minh họa
Tốt cho phụ nữ mang thai
Vitamin B9 không chỉ tốt cho sức khỏe của thai phụ mà còn cho bào thai, và khi có thai, lượng vitamin này trong cơ thể thường sụt giảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin B9 có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe ở trẻ sơ sinh như dị tật ống thần kinh, các vấn đề về tim mạch và dị tật bẩm sinh. Để bổ sung vitamin B9, hãy bổ sung trái su vào khẩu phần ăn.
Thúc đẩy giảm cân
Trái su ít calo, không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, nhiều chất xơ ăn kiêng, rất tốt cho chế độ dinh dưỡng giảm cân. Chất xơ ăn kiêng của su còn làm đầy bao tử, có cảm giác no trong thời gian dài.
Chữa bệnh thiếu m.áu
Thiếu hụt vitamin B2, chất sắt liên quan đến bệnh thiếu m.áu. Trong khi trái su cung cấp đủ cho cơ thể hai dưỡng chất quan trọng này, giúp kích hoạt sự sản xuất các tế bào m.áu đỏ, tăng lượng hemoglobin trong m.áu. Vitamin B9 có trong su còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, phát triển các tế bào m.áu đỏ. Các chất dinh dưỡng khác của trái su như vitamin C, kẽm và đồng giúp dễ dàng hấp thu chất sắt trong cơ thể.
Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Trái su có chỉ số glycemic thấp, ít calo và nhiều chất xơ. Do không làm tăng lượng đường trong m.áu, nên su thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ hòa tan của su làm chậm quá trình tiêu hóa, ức chế sự hấp thụ chất đường. Theo nhiều nghiên cứu, chất xơ hòa tan rất có tác dụng giảm lượng đường trong m.áu và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Giảm cholesterol
Chất xơ hòa tan của trái su giúp dễ dàng loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể. Ăn trái su giảm lượng cholesterol xấu LDL và tăng lượng cholesterol tốt HDL.
Cải thiện hệ miễn dịch
Nhờ chứa nhiều chất kẽm, trái su su có thể tăng sức khỏe của hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Hàm lượng vitamin C cao của su đóng vai trò chủ yếu trong hỗ trợ và cải thiện hệ miễn dịch.
Lưu ý khác
Cất trái su vào túi giấy và bảo quản trong ngăn chứa rau củ của tủ lạnh, có độ ẩm thích hợp, để ăn từ 2 đến 3 tuần.
Trái su lớn thường là trái già, mau nảy mầm, nên ăn trước so với những trái bánh tẻ, non.
Thủy Tiên
Theo motthegioi