Các bác sĩ hàng đầu của Châu Âu kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn về các sản phẩm có nguồn gốc y học cổ truyền của Trung Quốc, cũng như bày tỏ lo lắng rằng sự công nhận gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ khuyến khích việc sử dụng các liệu pháp chưa được chứng minh đôi khi có thể gây hại.
Liên đoàn các Viện Y học Châu Âu (FEAM) và Hội đồng Tư vấn Khoa học tại Học viện Châu Âu sẽ đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Năm kêu gọi WHO làm rõ cách sử dụng dược phẩm cổ truyền Trung Quốc và các liệu pháp bổ sung khác.
Đầu năm nay, WHO đã quyết định bổ sung một chương về y học cổ truyền Trung Quốc vào Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD), trong đó liệt kê các phương pháp điều trị có sẵn trên toàn cầu cho các loại bệnh. ICD có ảnh hưởng tới việc các chính phủ quyết định ngân sách y tế.
WHO cho biết đây không phải là một sự chứng thực, nhưng các nhà khoa học châu Âu lo ngại nó sẽ được các nhà sản xuất sử dụng để quảng bá thảo dược và các phương thuốc khác và người dùng sẽ bị lầm tưởng rằng các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc đảm bảo và an toàn. “Một số người mắc bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể tránh hoặc trì hoãn việc đi khám bác sĩ thông thường”, các nhà khoa học cảnh báo.
Các bác sĩ châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của y học dựa trên bằng chứng, Giáo sư George Griffin, chủ tịch của FEAM cho biết. Ông Griffin cho biết các bác sĩ phương Tây chỉ cung cấp thuốc và phương pháp điều trị trừ khi có bằng chứng xác thực rằng chúng có tác dụng và không gây tổn hại, trong khi hầu hết các loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc đều không được kiểm soát. “Dược phẩm truyền thống Trung Quốc không được kiểm tra độc tính đúng cách. Chúng có thể khác nhau rất nhiều giữa các lô được sản xuất, ví dụ như rong biển, là loại mới nhất và chúng có thể gây hại”, ông Griffin chỉ ra.
Y học cổ truyền Trung Quốc bao gồm các phương thuốc thảo dược, thái cực quyền, giác hơi và châm cứu. Giới y học cổ truyền Trung Quốc quan tâm đến toàn bộ tâm trí cũng như cơ thể và không chẩn đoán dựa trên các triệu chứng riêng biệt.
Các bác sĩ châu Âu thừa nhận rằng y học cổ truyền Trung Quốc đôi khi đã tạo ra các phương pháp điều trị có giá trị thực sự với thế giới. Đáng chú ý nhất gần đây là liệu pháp artemisinin (thanh hao tố) trong điều trị sốt rét ở châu Phi. Nhưng, họ chỉ ra rằng, các chế phẩm artemisia ban đầu đã được sửa đổi về mặt hóa học và được kiểm tra nghiêm ngặt để sản xuất đại trà.
Tuy nhiên nhiều nguy cơ gây hại từ các thành phần thảo dược cổ truyền đã được ghi nhận. Đôi khi các loại thảo dược đã được pha trộn với hóa chất. Ngoài ra biện pháp châm cứu có thể gây thương tích, n.hiễm t.rùng,…
Y học cổ truyền Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp lớn với ước tính đạt doanh thu 60 tỷ USD một năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%.
Huy Vũ
Theo The Guardian/ngaynay
10 loại thực phẩm quen thuộc nhưng bị hạn chế ở một số quốc gia
Phần lớn các loại thực phẩm bị hạn chế hoặc cấm ở một số quốc gia là do chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây là 10 loại thực phẩm rất quen thuộc hàng ngày nhưng có thể ẩn chứa những chất cấm mà không ai hay biết.
10. Thịt gà
Ảnh: BrightSide
Tại châu Âu và Anh, thịt gà được xử lý bằng clo bị cấm từ năm 1997. Dùng clotrong sơ chế thịt gà đã từng là một biện pháp phổ biến dùng để loại trừ nhiễm khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác. Châu Âu cho rằng dó là biện pháp nguy hiểm vì lượng clo quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lệnh cấm này cũng được Nga áp dụng năm 2010.
9. Thanh ngũ cốc
Ảnh: BrightSide
Trên thế giới, các thanh ngũ cốc và các sản phẩm từ yến mạch được coi là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, Đan Mạch đã cấm loại thực phẩm này vì cho rằng sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan và thận của trẻ khi sử dụng thường xuyên.
8. Nước tương
Ảnh: BrightSide
82% đậu nành được trồng đã qua quá trình biến đổi gen. Mặc dù tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng một số nước châu Âu, Nga, vùng Vịnh Ba Tư và các quốc gia khác đã cấm các sản phẩm từ đậu như nước tương. Hơn nữa, một số loại nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
7. Thịt
Ảnh: BrightSide
Một số loại thịt sử dụng ractopamine, một loại hormone tăng trọng vào sản xuất. Điều này khiến thực phẩm có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
6. Khoai tây chiên
Ảnh: BrightSide
Khoai tây chiên sẵn có chứa olestra bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất olestra này ngăn cơ thể hấp thụ các dưỡng chất và vitamin, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Bạn cũng nên chú ý đến thành phần của phô mai, bơ thực vật, bánh quy giòn, kem và các sản phẩm khác để tránh loại chất này.
5. Táo
Ảnh: BrightSide
Một cuộc kiểm tra được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện có đến 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), một chất bảo quản giúp trái cây tươi lâu hơn khi vận chuyển. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có thể gây ung thư, vì thế nơi này đã cấm nhập khẩu táo kể từ năm 2012.
4. Kẹo gelatin
Ảnh: BrightSide
Theo ủy ban châu Âu, kẹo gelatin đựng trong cốc nhỏ cực kỳ nguy hiểm đối với t.rẻ e.m vì có thể gây nghẹn. Bên cạnh đó, loại kẹo này cũng có thể chứa konjac, một chất bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng, gây khó khăn khi lấy ra. Vì thế, sản phẩm này đã bị cấm ở Châu Âu, Úc và các nước khác.
3. Bánh mì
Ảnh: BrightSide
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927), chất bị cấm ở Châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chất này có thể gây dị ứng và hen suyễn.
2. Khoai tây nghiền ăn liền
Ảnh: BrightSide
Để sản xuất khoai tây nghiền trong thương mại, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320). Đây là một chất bảo quản có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Chất bảo quản này còn có thể tìm thấy trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
1. Bơ thực vật
Ảnh: BrightSide
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề về trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật có thể lên tới 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Loại bơ này đã bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng có luật hạn chế loại thực phẩm này trên thị trường.
Theo BrightSide /viettimes