B.é t.rai T. M.Q., 10 t.uổi, ở Thủ Đức, TP.HCM, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 với tình trạng rỉ nước tiểu liên tục.
Trước khi nhập viện, tình cờ ba của bé Q. thấy bé có dáng đi bất thường, đi dạng chân sang hai bên và rất chậm. Qua kiểm tra, ba bé Q. thấy bé rỉ nước tiểu liên tục ở đầu d.ương v.ật, đồng thời bé than tiểu đau nhiều.
Ngay lập tức gia đình đưa bé Q. đến bệnh viện thăm khám. Trên đường đến bệnh viện, bé Q. thừa nhận có nhét thỏi nam châm hình trụ và kẹp giấy vào niệu đạo trước đó khoảng 4 tiếng.
Dị vật được lấy ra khỏi niệu đạo b.é t.rai. Ảnh BVCC
Ngày 29.11, thạc sĩ, bác sĩ Phan Tấn Đức, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: Bệnh nhân được thăm khám và chụp X-quang ghi nhận hình ảnh dị vật cản quang ở vùng niệu đạo sau. Ngay khi có kết quả X-quang, bé Q. được nhập viện và soi niệu đạo cấp cứu trong phòng mổ để lấy dị vật. Do dị vật lớn, nhọn nên việc thực hiện thủ thuật tương đối khó khăn. Nhờ sự cố gắng của ê kíp y bác sĩ, dị vật đã được lấy ra an toàn.
Sau khi lấy dị vật ra, bé Q. được đặt ống thông tiểu để niệu đạo nghỉ ngơi, sau 5 ngày bé được rút ống thông tiểu và xuất viện.
Dị vật đường tiết niệu ở t.rẻ e.m rất hiếm gặp và thường gặp ở độ t.uổi bắt đầu dậy thì. Một số trường hợp trẻ tự nhét dị vật vào đường tiểu (nam) và nhét vào â.m đ.ạo ở nữ. Nguyên nhân có thể do rối loạn tâm thần, kích thích t.ình d.ục và đặc biệt là tò mò. Hầu hết trẻ thường lo sợ và xấu hổ khi thừa nhận với cha mẹ. Trẻ chỉ thừa nhận khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiểu khó, tiểu đau, tiểu ra m.áu, nặng hơn có thể gây ra đau, sưng tấy hoặc hình thành khối áp xe ở cơ quan s.inh d.ục ngoài.
Vào năm 2013, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng ghi nhận một trường hợp bé nam 15 t.uổi, tự nhét đoạn dây điện dài gần 1 m vào niệu đạo.
Bác sĩ Phan Tấn Đức cho biết nếu dị vật không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra n.hiễm t.rùng tiểu, thủng niệu đạo, thủng bàng quang, sỏi niệu… và hậu quả ảnh hưởng về sau rất nặng nề. Ở lứa t.uổi dậy thì, trẻ có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý làm trẻ rất tò mò và nhạy cảm. Vì vậy, trong những trường hợp này, gia đình cần quan tâm, chia sẻ và cảm thông với trẻ, tránh làm trẻ lo lắng, xấu hổ, mặc cảm. Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám tâm lý khi cần thiết.
Thai phụ ‘đeo’ khối u nhầy buồng trứng ‘khủng’ gần 5kg
Trường hợp mang thai kèm theo khối u buồng trứng kích thước lớn như sản phụ H. là khá hiếm gặp và dễ bị bỏ sót khi khám thai nếu không được khám đầy đủ và toàn diện.
Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 t.uổi.
Đó là trường hợp của sản phụ L.T.H (trú tại Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Từ khi thai nhi được 4 tuần t.uổi, chị H. đã phát hiện có khối u ở buồng trứng phải nhưng kích thước còn khá nhỏ.
Quá trình mang thai, sức khỏe của chị H. hoàn toàn bình thường và luôn thực hiện khám thai định kỳ, quản lý thai nghén theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Ngày 8/11/2021, khi thai nhi đủ 38 tuần 02 ngày, chị H. đến làm thủ tục sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Sau khi được siêu âm, làm các xét nghiệm, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy thai cho chị H. vào lúc 22 giờ cùng ngày. B.é t.rai chào đời khỏe mạnh, nặng 2.8kg.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy thai cho sản phụ H.
Sau phẫu thuật lấy thai, các bác sĩ kiểm tra thấy khối u nhầy rất to thuộc phần phụ trái, kích thước 20x30cm. Khối u to dính cắm sâu xuống tiểu khung và quai đại tràng của sản phụ, các bác sĩ đã tiến hành gỡ dính và cắt khối u nặng 4,7kg.
Hiện tại, sau 1 tuần điều trị, sức khỏe sản phụ đã hồi phục rất tốt và có kế hoạch được xuất viện.
Khối u nhầy nặng tới 4,7kg được lấy ra khỏi cơ thể sản phụ
ThS.BS. Bùi Mạnh Tùng – Phó trưởng khoa Khám và điều trị ngoại trú cho biết, trong lĩnh vực Sản – Phụ khoa, các bác sĩ tại bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho khá nhiều trường hợp có khối u phần phụ lớn. Trọng lượng khối u lớn nhất từng được phẫu thuật lên tới 9 kg ở người bệnh 63 t.uổi hồi tháng 9/2020.
Tuy nhiên trường hợp mang thai kèm theo khối u buồng trứng kích thước lớn như sản phụ H. là khá hiếm gặp và dễ bị bỏ sót khi khám thai nếu không được khám đầy đủ và toàn diện. Đối với u nang buồng trứng khi mang thai, chỉ định phẫu thuật sẽ được cân nhắc.
U nhầy buồng trứng là gì?
Theo các bác sĩ, ở nữ giới, u nhầy chiếm khoảng 20% các khối u buồng trứng. U nhầy buồng trứng được chia thành u tuyến bọc nhầy lành tính và các u có tiềm năng ác tính thấp và ác tính – carcinoma.
Tuy nhiên đối với nang nhầy buồng trứng dù là lành tính vẫn có những nguy hiểm của nhầy khi vỡ vào trong ổ bụng, có thể gây viêm phúc mạc nhầy, lâu dài tạo thành các khoang nhầy trong ổ bụng dẫn đến tình trạng suy kiệt của bệnh nhân, mà đôi khi bệnh nhân phải chịu nhiều cuộc phẫu thuật mà nguyên nhân không thể giải quyết triệt để được.
Việc chẩn đoán u buồng trứng hiện nay không quá khó với sự trợ giúp của siêu âm, vì vậy, chị em phụ nữ cần có ý thức tuân thủ việc thăm khám sức khoẻ định kỳ. Bởi lẽ, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường rất nghèo nàn, diễn biến rất âm thầm, ngay cả khi là một khối u buồng trứng ác tính, mà thường được gọi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” vì khi phát hiện ra với các triệu chứng lâm sàng thì thường ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn muộn.
Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và siêu âm ít nhất một lần/năm, nhất là phụ nữ ở độ t.uổi sinh đẻ, sau t.uổi 40 hoặc có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng như bụng to lên nhanh, đau bụng…
Các chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp bất thường, từ đó có những hướng xử trí, điều trị kịp thời.