Nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ đã có những biểu hiện của trầm cảm nặng, có người từng tính t.ự t.ử nhằm giải thoát bản thân.
Chỉ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, tại TP.HCM đã xảy ra hai vụ n.hảy l.ầu tự tử mà nạn nhân đều mắc bệnh trầm cảm.
Thời gian qua, Pháp Luật TP.HCM cũng nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về bệnh trầm cảm. BS CKII Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh – trị liệu tâm lý, Phòng khám BV ĐH Y Dược 1, đã có những giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc trên.
BS Trần Minh Khuyên tư vấn điều trị cho một bệnh nhân. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Bệnh nhân muốn t.ự t.ử càng tăng
. Phóng viên : Bệnh trầm cảm là gì và biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân của bệnh này là từ đâu, thưa bác sĩ?
BS Trần Minh Khuyên: Nói đến trầm cảm tức là nói đến một loại bệnh lý về rối loạn cảm xúc. Một giai đoạn trầm cảm điển hình có ba triệu chứng chủ yếu: Một là khí sắc trầm buồn. Hai là giảm hoặc mất quan tâm, thích thú mọi ham muốn. Ba là giảm sinh lực dẫn đến dễ mệt mỏi và giảm hoạt động, lười vận động.
Theo mức độ có thể xác định bệnh nhân (BN) đang bị trầm cảm qua các triệu chứng: Ít quan tâm, hứng thú; cảm thấy thất vọng; khó ngủ hoặc ngủ nhiều; kiệt sức; chán nản; cảm thấy bản thân thất bại, vô dụng; khó tập trung vào công việc; di chuyển chậm chạp hoặc nói chậm; có ý niệm về cái c.hết.
Nếu một người có 5-9 triệu chứng này kéo dài trên hai tuần, ảnh hưởng sức khỏe thì có thể đã mắc bệnh trầm cảm.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm có thể từ việc người bệnh đã phải chịu đựng những cơn stress trong thời gian dài đưa đến hội chứng rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Một nguyên nhân khác, trầm cảm có thể xuất hiện từ sau các bệnh lý hay sau các chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ.
. Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm và người trầm cảm có biểu hiện t.ự s.át có phải đang tăng lên?
Theo Bộ Y tế, đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Qua công tác khám chữa bệnh, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Người bệnh có dấu hiệu t.ự s.át cũng gia tăng. Điển hình, trong tuần đầu tiên của tháng 11, Phòng khám BV ĐH Y Dược 1 đón nhận và đang chữa trị cho ba BN trầm cảm nặng, có dấu hiệu t.ự t.ử.
Thời gian trước, nhiều người bệnh đến khám, điều trị cũng có biểu hiện của việc muốn c.hết hoặc tự gây thương tích cho bản thân như cắt cổ tay, cào xước cơ thể…
Đáng nói là nếu trước đây BN trầm cảm thường ở độ t.uổi từ trên 20 đến 30 thì nay độ t.uổi này đang được trẻ hóa, người bệnh chỉ 13-15 t.uổi đã có dấu hiệu trầm cảm nặng, muốn t.ự t.ử.
Những dấu hiệu việc t.ự t.ử
. Làm sao để nhận biết một BN trầm cảm muốn t.ự t.ử, thưa bác sĩ?
Giai đoạn bệnh trở nặng, hầu hết các BN đều có suy nghĩ t.ự t.ử. BN tin rằng việc BN t.ự t.ử sẽ làm giảm đau khổ cho bản thân và người thân.
Lúc này, BN có biểu hiện hay than vãn, nói lời tiêu cực như “Chắc tôi c.hết cho xong”, “Chắc tôi c.hết quá”… Nặng hơn, BN sẽ tìm kiếm các hình thức t.ự t.ử, chuẩn bị công cụ, lên kế hoạch t.ự t.ử. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện là nói những lời dặn dò có tính trăng trối cho người thân, bạn bè về việc họ sắp ra đi.
Có nhiều BN thậm chí còn viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định t.ự t.ử của họ.
Bệnh trầm cảm đến mức độ nặng nhất, người bệnh rơi vào tình trạng loạn thần, không làm chủ được hành vi và phát sinh ảo giác. Những ảo giác được sinh ra thường là âm thanh hay hình ảnh xúi giục BN phải c.hết.
Nhiều trường hợp BN t.ự t.ử lần đầu không thành sẽ liên tiếp t.ự t.ử lần hai, lần ba. Lúc này cần sự can thiệp chuyên sâu của bác sĩ và phương pháp điều trị để bảo vệ tính mạng của người bệnh.
. Xin cám ơn bác sĩ.
Nên gặp bác sĩ tâm thần để điều trị sớm
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc bệnh thì cần nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị đúng, phù hợp với tình trạng bệnh.
Nhiều gia đình xem yếu tố sang chấn bên ngoài là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Do đó, họ chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện tâm lý cho BN mà không đưa đi điều trị, dẫn đến bệnh nặng vì phát hiện muộn.
Mặt khác, khi mắc bệnh trầm cảm, BN còn có những triệu chứng ở cơ thể như tim hồi hộp, khó thở, mạch nhanh, đau dạ dày…, những biểu hiện này thường trùng với biểu hiện bệnh thông thường, do vậy người bệnh không biết được mình đang mang bệnh.
Có không ít BN đi lạc chuyên khoa nên chỉ điều trị triệu chứng sẽ không giải quyết được gốc bệnh.
Nguy cơ t.ự t.ử ở trẻ v.ị t.hành n.iên mắc bệnh trầm cảm
Mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên được đưa tới viện thăm khám sau một thời gian mất ngủ và được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải các chứng bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Nhiều trẻ trong số đó còn có ý nghĩ t.ự t.ử vì mệt mỏi và không còn hứng thú với cuộc sống.
TS. BS Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khoẻ V.ị t.hành n.iên cho biết, ở t.rẻ e.m, mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ngoài ra, đây cũng là những hậu quả do trẻ nghiện game hay mạng xã hội. “Nghiện game hay mạng xã hội cũng là một trong những lý do khiến trẻ mất ngủ và gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Ngay cả khi trẻ đi vào giấc ngủ, những nội dung không lành mạnh hoặc có tính bạo lực qua công nghệ số cũng có thể khiến trẻ bị ám ảnh và gây rối loạn giấc ngủ”, BS Vinh cho biết.
Nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Trẻ bị trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán và bi quan. Đó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ xuất hiện ý nghĩ muốn t.ự t.ử vì không còn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống.
Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra một đặc điểm chung ở những trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi tới bệnh viện khám, đó là thường thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, cha mẹ. Trẻ không được lắng nghe những tâm sự của mình nên khi mắc bệnh, diễn biến thường trở nên nặng nề. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để đồng hành, chia sẻ với con cái, từ đó giải tỏa các vấn đề tâm lý cũng như sớm nhận ra những biểu hiện bất thường, đặc biệt khi trẻ bước vào t.uổi vị thành niên.