Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh rất quan trọng, nếu thấy rốn của trẻ có những dấu hiệu bất thường này hãy đưa bé đi viện ngay lập tức.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi cuống rốn khô lại và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen – đây là điều hoàn toàn bình thường. Nếu cha mẹ giữ rốn của trẻ khô và sạch thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra và thông thường rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần.
ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM).
Tuy nhiên, có những trường hợp rốn của trẻ sẽ bị chuyển màu, chảy dịch và rụng chậm hơn so với bình thường. Nếu cha mẹ nhận thấy ở rốn trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường này, hãy nhanh chóng đưa bé đi viện để kiểm tra.
1. C.hảy m.áu rốn
Các mẹ sẽ thấy một vài giọt m.áu rỉ ra chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn. M.áu thường sẽ tự ngừng chảy hoặc khi cha mẹ ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch.
Tuy nhiên nếu c.hảy m.áu dai dẳng hoặc chảy nhiều (sau 10 phút nhấn gạc m.áu vẫn chảy hoặc c.hảy m.áu trên 3 lần) thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể có bệnh lý gây c.hảy m.áu rốn.
2. Rốn rụng muộn
Thông thường rốn sẽ rụng sau 10-14 ngày, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 3 tuần. Cha mẹ nên giữ rốn của trẻ khô và kiểm tra vùng da quanh rốn của con mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Cha mẹ chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Khi mặc tã, không nên để tã đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần nếu rốn chưa rụng, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.
3. Rốn rỉ dịch
Những dấu hiệu như rốn rỉ dịch, bị ẩm hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng. Trẻ có thể bị n.hiễm t.rùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn… Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn. Các mẹ nên để rốn thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng lên rốn của con.
4. N.hiễm t.rùng rốn
Nếu thấy vùng rốn của trẻ bị sưng, đỏ, chảy dịch mủ… cha mẹ nên đưa con đi viện để được kiểm tra kịp thời (Ảnh minh họa).
Hiện tượng n.hiễm t.rùng rốn là khi vùng rốn và mô xung quanh rốn bị sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi. Đôi khi chỉ rỉ dịch hoặc c.hảy m.áu nhẹ. Theo ThS.BS Nguyễn Thị Anh Tiên, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc rốn bị n.hiễm t.rùng của trẻ:
– Rửa sạch tay trước và sau khichăm sóc rốn.
– Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu, nếu cần cha mẹ có thể cắt trên tã một lỗ nhỏ ở khu vực tã chạm vào rốn.
– Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn.
– Không ngâm bé dưới nước cho đến khi n.hiễm t.rùng rốn đã lành.
– Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên vùng rốn bị rỉ nước. Khi rốn trẻ bị chảy mủ, có mùi hôi hoặc trẻ bị sốt, bỏ bú… hãy đưa bé đi khám.
5. U hạt rốn
U hạt rốn nếu không được điều trị, nó sẽ rỉ dịch và gây viêm tấy kéo dài cả tháng (Ảnh minh họa).
U hạt rốn là 1 mảnh mô màu đỏ còn lại trên chân rốn sau khi rụng rốn. Nếu không được điều trị, nó sẽ rỉ dịch và gây viêm tấy kéo dài cả tháng. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên việc điều trị u hạt rốn bao gồm: Bôi thuốc lên trên mô hạt để làm nó khô đi và rụng. Dùng thuốc để làm đông mô hạt hoặt đốt điện mô hạt (cắt bỏ mô hạt).
U hạt rốn không có dây thần kinh nên điều trị sẽ không làm đau cho bé. Sau khi điều trị, mẹ chỉ vệ sinh vùng xung quanh bằng nước sạch vài lần/ngày. Vùng mô hạt sẽ đóng lại và tự rụng.
6. Thoát vị rốn
Hiện tượng thoát vị rốn là khi khiếm khuyết một phần cơ thành bụng và một phần quai ruột sẽ chui ra chỗ khuyết đó tạo nên một khối phồng. Khối phồng sẽ to hơn khi trẻ khóc hoặc vặn vẹo người, và sẽ nhỏ lại khi trẻ nằm yên.
Thoát vị rốn thường gặp với tỷ lệ 10-20% trẻ sơ sinh. Hiện tượng này không gây đau và không bị vỡ ra. Phần khuyết cơ này thường sẽ tự cải thiện sau 4 t.uổi. Trong 1 số trường hợp, thoát vị rốn cần phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu khối thoát vị to hơn 2,5cm và trẻ vẫn còn khối thoát vị sau 4 t.uổi.
Dù hiếm gặp những với những khối thoát vị không thể đẩy vào được, trẻ sẽ bị đau và nôn mửa. Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài!
Cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, có khi tưởng nhẹ nhưng hóa nặng, cũng có khi điều trị lạm dụng kháng sinh nên để lại hậu quả về sau
Đưa con đi tái khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), chị Nguyễn Trần K.C (32 t.uổi) cho biết mới đây con trai 7 t.uổi của chị đã phải nằm viện vì viêm phổi. “Con tôi viêm mũi dị ứng từ nhỏ, nên cứ giao mùa là cháu sụt sịt, cảm ho… nhưng ít bữa là khỏi. Ai dè lần này bệnh nặng như vậy. Bé ho đến ngày thứ ba, mới sáng chỉ thấy bé thở hơi nặng, vậy mà chiều đã mệt dậy không nổi…” – chị C. than thở.
Chú ý triệu chứng đi kèm
Anh Trần Văn V. (40 t.uổi; quận Gò Vấp, TP HCM) thì một phen hết hồn khi con trai 5 t.uổi lúc đi công viên chơi chỉ ho vài cái nhưng mấy giờ sau, cháu đã than mệt, thở khò khè. “Khi bác sĩ (BS) nói cháu bị suyễn, tôi còn cãi, bởi trước giờ con tôi đâu có bệnh đó, nào ngờ đó là cơn suyễn đầu tiên, BS bảo có thể ở công viên cháu vừa chơi có nhiều loại phấn hoa mà cháu mẫn cảm, từ đó làm lộ ra căn bệnh giấu mặt bấy lâu” – anh V. kể.
Ngược lại, chị Trần K. (49 t.uổi, ở Long An) thì rất hối hận khi con gái 17 t.uổi phải nằm rất lâu sau chấn thương ở chân do té xe, vì bé bị đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo chị C., ngay từ nhỏ, mỗi khi con gái bị cảm, ho là chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé uống, bé hết liền. Không ngờ việc “dập” kháng sinh thường xuyên đã gây hậu họa.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Biện pháp ban đầu cha mẹ nên làm là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, bảo đảm nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.
Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cúm…, với độ nặng nhẹ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là viêm hô hấp trên cấp tính, không đáng ngại.
Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 t.uổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 t.uổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 t.uổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè…, khi đó cần đưa bé đi bệnh viện. Bệnh kéo dài quá mà không rõ nguyên nhân cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra lại.
Nên cho trẻ đi khám nếu ho, sổ mũi kéo dài chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc long đàm, kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Có biến chứng mới “dập” thuốc
Thông thường ở Việt Nam, một cơn ho dưới 15 ngày ở t.rẻ e.m được xác nhận là “viêm hô hấp cấp tính”, nếu không có biến chứng, thường BS chỉ cho các loại dược thảo, siro ho an toàn, có thành phần tự nhiên chứ không cố gắng “dập” bằng kháng sinh.
Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Các cơ quan y tế tại Anh hiện nay cũng kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh chỉ dùng mật ong để trị những cơn ho thông thường kéo dài 2-3 tuần. Chẳng hạn như NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) khuyên chỉ nên dùng mật ong để chống lại những cơn ho thông thường kéo dài dưới 3 tuần. Viện Sức khỏe và Chăm sóc ưu việt Anh (NICE) và Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) thì khuyến cáo dùng mật ong hoặc thuốc ho bằng thảo dược tự nhiên. Cả 3 cơ quan này cho rằng chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp ho kéo dài hoặc có biến chứng nguy hiểm.
BS Trương Hữu Khanh lưu ý thêm: “Nếu thấy bé không bớt ho hay đột nhiên ho nặng hơn thì phải đi BS, không nên tự uống thuốc long đàm. Thuốc long đàm cần có chỉ định của BS vì có thể làm bé ho thêm. Tự uống kháng sinh càng không nên, bởi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, sau này đến khi có bệnh nặng, cần kháng sinh thực sự thì thuốc đã không còn hiệu quả”.
BS Nguyễn Minh Tiến khuyên mùa này cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo phù hợp vì đang chuyển mùa, có khi trở lạnh. Không khí ô nhiễm cũng khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp hơn, nhất là trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể nặng thêm nên cần hạn chế ra đường khi không cần thiết. Phấn hoa, các loại áo len, áo lông không phù hợp… cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Tự làm “thuốc ho an toàn” cho trẻ
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cách làm “thuốc ho an toàn” cho trẻ như sau:
1. Nửa trái chanh hay vài trái tắc vắt lấy nước, 2 muỗng cà phê mật ong.
2. 15-20 g cánh hoa hồng bạch tươi hoặc 8-10 g hoa khô, 1 muỗng cà phê đường phèn.
3. Tần dày lá tươi giã nát (10 g trở xuống cho trẻ dưới 5 t.uổi, 12 g cho trẻ trên 5 t.uổi), 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1 muỗng cà phê đường phèn.
Dùng 1 trong 3 công thức nói trên đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 5-10 phút; chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1-2 giờ.
ANH THƯ
Theo nguoilaodong