Bác sĩ nói về thông tin ‘bệnh nhân ung thư đụng dao kéo sẽ nhanh c.hết’

Bệnh nhân mắc ung thư “đụng dao kéo” nhanh c.hết. Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh nhân mắc ung thư “đụng dao kéo” nhanh c.hết. Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư. Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại lá không rõ nguồn gốc. Người bệnh vô tình đ.ánh mất thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng t.huốc l.á không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn. Phẫu thuật là một trong những phương pháp cơ bản giúp loại bỏ tối đa tế bào ung thư.

Ngoài ra, còn một quan niệm sai lầm khác là ung thư là căn bệnh truyền nhiễm. Ung thư không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường m.áu, quan hệ t.ình d.ục, từ mẹ sang con, tiếp xúc… Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.

Người đầu tiên khỏi bệnh HIV bất ngờ qua đời vì bệnh “tử thần” khác

“Bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown, người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV hoàn toàn, vừa qua đời sau nhiều năm chiến đấu với ung thư.

Theo người thân của ông Brown, bệnh bạch cầu – một loại ung thư m.áu nguy hiểm – mà ông mắc phải vẫn thuyên giảm cho đến năm ngoái, nhưng gần đây bất ngờ trở nặng.

Ông Brown mắc đồng thời cả bệnh ung thư m.áu và HIV trước khi được ghép tủy trong 2 ca phẫu thuật năm 2007-2008 tại Đại học Tự do Berlin (Đức). Các ca phẫu thuật này nhằm điều trị bệnh ung thư, nhưng đã vô tình khiến cơ thể bệnh nhân nổi tiếng này vừa hết ung thư, vừa sạch bóng virus HIV và được công nhận là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV.

“Bệnh nhân Berlin” nổi tiếng – ảnh: Manuel Valdes/AP

Ban đầu ông không công khai danh tính nên được gọi là “bệnh nhân Berlin”. Trong những năm tháng sau đó, các cuộc kiểm tra cho thấy ông đã hoàn toàn khỏi HIV, nhưng không gặp may với bệnh ung thư. Vừa qua, ông đã trải qua một đợt tái phát nặng, bệnh đã di căn và khiến ông yếu đi nhanh chóng.

Cách thức mà ông khỏi bệnh vẫn còn là điều bí ẩn, bởi mọi nỗ lực lặp lại cách điều trị thần kỳ trên các bệnh nhân HIV khác đều thất bại.

Mãi đến năm 2019, một nam bệnh nhân khác tên Adam Castillejo được điều trị tại London (Anh) bằng liệu pháp tế bào gốc mới được biết đến như người thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV. Báo cáo về “bệnh nhân London” này được công bố trên T he Lancet đầu năm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *