Trong nhiều trường hợp bạn gái bị bệnh lý lạc nội mạc tử cung hoặc buồng trứng đa nang, khi đến kỳ hành kinh triệu chứng đau bụng thường tăng (cảm thấy rất đau), chu kỳ k.inh n.guyệt cũng không đều.
Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ. Cháu có câu hỏi là mỗi lần đến kỳ k.inh n.guyệt, cháu rất đau bụng và ra m.áu đen, và m.áu ra không đều. Bác sĩ có thể giải thích giúp cháu được không? Cháu xin cảm ơn ạ.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Không rõ bạn năm nay bao nhiêu t.uổi rồi, mới có hành kinh hay k.inh n.guyệt đã ổn định rồi. Hiện tượng đau bụng, ra m.áu đen và m.áu ra không đều khi đến kỳ hành kinh mới xảy ra hay từ lâu rồi…
Thông thường, khi các bạn nữ sắp có hành kinh (trước đấy khoảng 3-5 ngày) thường thấy ngực đau, căng, đau bụng, đau lưng, da tăng tiết chất nhờn, xuất hiện trứng cá, người khó chịu, hay cáu gắt… khi hành kinh xuất hiện các dấu hiệu trên sẽ giảm và hết hẳn.
M.áu kinh trong ngày đầu hoặc ngày 4-5 thường có màu nâu sẫm, số lượng ít. Ngày thứ 2-3 lượng m.áu ra nhiều nhất, màu đỏ tươi hoặc sẫm màu. Đấy là bình thường.
Trong nhiều trường hợp, bệnh lý lạc nội mạc tử cung hoặc buồng trứng đa nang, khi đến kỳ hành kinh triệu chứng đau bụng thường tăng (cảm thấy rất đau), chu kỳ k.inh n.guyệt cũng không đều.
Tuy nhiên, cảm giác đau phụ thuộc vào sức chịu đựng của từng người, vì thế để cẩn thận em nên đi khám chuyên ngành sản phụ khoa xem cơ quan s.inh d.ục của mình có bình thường không, có vấn đề gì các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho em.
Lưu ý em, các yếu tố lối sống, sinh hoạt, yếu tố tinh thần, stress cũng ảnh hưởng tới chu kỳ k.inh n.guyệt đấy, em tìm hiểu thêm nhé.
Phải làm gì khi bị t.iền đái tháo đường?
Có rất nhiều hướng dẫn từ các chuyên gia y tế về nguy cơ và cách quản lý đái tháo đường. Nhưng có một tình trạng có liên quan mật thiết khác phổ biến hơn nhiều đó là t.iền đái tháo đường.
T.iền đái tháo đường là gì?
Để hiểu tình trạng này, trước hết hãy tìm hiểu quá trình xảy ra trong cơ thể để giáng hóa và sử dụng carbohydrat. Khi ăn carbohydrat, cơ thể cần chuyển hóa thức ăn thành glucose. Điều này được thực hiện nhờ hormon insulin (do tuyến tụy tiết ra), có nhiệm vụ vận chuyển đường đến các tế bào.
Về cơ bản, insulin sẽ “gõ cửa” tế bào để cho phép tế bào đưa glucose vào. Sau khi vào tế bào, đường sẽ được dự trữ (dưới dạng glycogen) và có thể được sử dụng làm năng lượng. Quá trình sinh lý này rất quan trọng để tránh đường huyết lưu thông trong cơ thể.
Ở trạng thái t.iền đái tháo đường, các tế bào không phản ứng theo cách bình thường với insulin, do đó cơ thể sản xuất và bơm ra nhiều insulin hơn để cố gắng kích hoạt đáp ứng đó. Cuối cùng, tuyến tụy sẽ kiệt sức trong quá trình này và lượng đường trong m.áu tăng lên.
Nguyên nhân gây ra t.iền đái tháo đường?
Mặc dù các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân chính xác của t.iền đái tháo đường; song thừa cân và béo phì (đặc biệt nếu nặng cận ở vùng eo) có vẻ là yếu tố nguy cơ chính. Các chỉ số quan trọng khác bao gồm chế độ ăn uống đơn điệu, ít vận động, t.iền sử gia đình, di truyền, t.iền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc đang có chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
T.iền đái tháo đường được chẩn đoán như thế nào?
T.iền đái tháo đường thường được chẩn đoán khi chỉ số đường huyết hoặc hemoglobin A1C (chỉ số kiểm soát đường huyết trong ba tháng) cao hơn bình thường trên xét nghiệm, nhưng không đủ cao để được coi là đái tháo đường tuýp 2. Theo Bệnh viện Cleveland, “chẩn đoán t.iền đái tháo đường được đưa ra khi hai lần xét nghiệm m.áu cho thấy mức đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dl, hoặc nếu hai lần xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào) lớn hơn hoặc bằng 140, nhưng dưới 200”. Đối với hemoglobin A1C, chỉ số 5,7-6,4% cũng có liên quan đến t.iền đái tháo đường.
Điều gì đang xảy ra trong cơ thể khi có chẩn đoán mắc t.iền đái tháo đường?
Khi đường huyết tăng cao liên tục, tổn thương các cơ quan (bao gồm tim, não và thận), cũng như hệ thần kinh có thể xảy ra. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, cũng như các vấn đề về thận và mắt. Một nghiên cứu năm 2020 trên tờ British Medical Journal cho thấy t.iền đái tháo đường có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và t.ử v.ong; các nghiên cứu cũng cho thấy tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Chưa kể nó khiến bạn dễ bị các biến chứng từ các bệnh khác, bao gồm Covid-19.
Cần làm gì khi được chẩn đoán t.iền đái tháo đường?
Chẩn đoán t.iền đái tháo đường là một hồi chuông cảnh tỉnh rằng bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang rình rập, nhưng cũng có một tin tốt. Bạn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách thay đổi lối sống ngay bây giờ. Chìa khóa để đẩy lùi vấn đề có thể được tìm thấy trong những thói quen đơn giản:
Giảm cân
Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần giảm 5-7% trọng lượng cơ thể có thể mang lại lợi ích đáng kể cho kiểm soát đường huyết. Con số này tương đương khoảng 4,5 đến 6,5 kg cho một người nặng 90kg. Ngoài cân nặng, bạn cũng nên tập trung vào kích thước vòng hai, hướng tới vòng bụng dưới 101cm đối với nam và 89cm đối với nữ.
Vận động nhiều hơn
Hoạt động thể chất cũng có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết. Điều này không có nghĩa là bạn cũng phải đặt mục tiêu chạy marathon. Tăng hoạt động thể chất lên chỉ 30 phút mỗi ngày có thể mang lại lợi ích. Trên thực tế, một nghiên cứu từ Trường Y Đại học Duke cho thấy đi bộ nhanh thường xuyên có thể có lợi hơn chạy bộ đối với bệnh nhân t.iền đái tháo đường.
Bớt stress
Các phương pháp giảm căng thẳng dựa trên chính niệm đã cải thiện mức glucose ở phụ nữ béo phì.
Thay đổi chế độ ăn
Thay thế đường, carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến kỹ bằng chế độ ăn nhiều thực vật, chất béo lành mạnh và protein nạc có thể hữu ích. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với “chế độ ăn uống tiêu chuẩn của Mỹ” (đặc trưng là ăn nhiều chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế và đường) cũng làm tăng nguy cơ t.iền đái tháo đường. Điều đó có nghĩa là ăn nhiều thực phẩm thực sự hơn và ít đồ ăn vặt chế biến sẵn.
– Áp dụng cách tiếp cận ít carbohydrate hơn
Một nghiên cứu năm 2019 từ Đại học Bang Ohio cho thấy 50% người mắc hội chứng chuyển hóa (một tình trạng bao gồm đường huyết cao bất thường) đã chứng kiến sự đảo ngược sau khi thực hiện chế độ ăn ít carb. Sự đảo ngược này rõ ràng ngay cả khi không giảm cân.
– Cân nhắc việc nhịn ăn
Các nghiên cứu ở cả người và động vật cho thấy việc kết hợp cách ăn uống hạn chế thời gian (một hình thức nhịn ăn gián đoạn) có thể giúp những người bị t.iền đái tháo đường tránh được bệnh đái tháo đường loại 2. Chỉ cần ăn sáng muộn hơn và ăn tối sớm hơn có thể là một khởi đầu.
Nghe thì có thể đáng sợ, nhưng hãy xem chẩn đoán t.iền đái tháo đường như một dấu hiệu cảnh báo đáng mừng, giúp bạn có cơ hội thay đổi hướng đi trước khi rẽ vào con đường nguy hiểm. Bây giờ là lúc để kiểm soát sức khỏe của bạn và hướng tới đẩy lùi tình trạng này.