Do tai nạn giao thông, Ông E.M (49 t.uổi, Quốc tịch Pháp) thường trú tại Long Biên, Hà Nội phải nhập viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng vết thương hở, mất búp ngón tay, gãy xương đốt 3 ngón út bàn tay trái.
Trước khi chuyển Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ông kịp thời được cấp cứu tại một bệnh viện khu vực Long Biên. Tại đó, ông được bác sĩ chỉ định phẫu thuật tháo đốt ngón 3 tay trái.
Trước chỉ định phải tháo đốt ngón tay, ông E.M đã gọi điện cho PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, là một bác sĩ trước đó đã phẫu thuật cho ông mà ông tin tưởng.
2 năm trước, khi ông E.M bị vỡ phức tạp xương bánh chè gối phải, bác sĩ Khánh đã phẫu thuật mở kết hợp xương bánh chè cho người bệnh, giúp ông được chữa khỏi bệnh.
Theo lời khuyên của bác sĩ Khánh, ông E.M đã chuyển tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và được phẫu thuật vào ngày 18/03/2020.
Sau khi tiến hành gây tê, gây mê giúp cho người bệnh bớt đau đớn, các bác sĩ đã đ.ánh giá kỹ càng vết thương và quyết định làm vạt trượt tại chỗ che phủ đầu ngón tay, giúp ông bảo tồn được nguyên xương và không phải tháo đốt.
Phương pháp này còn giúp đảm bảo thẩm mỹ và giữ nền móng, giúp người bệnh mọc được móng mới và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường sau này.
Thế Công
Dùng thuốc chống muỗi cho trẻ, cần lưu ý gì?
Khu nhà tôi ở có nhiều muỗi, do lo ngại bệnh sốt xuất huyết nên tôi muốn cho dùng thuốc chống muỗi cho con, năm nay bé 5 t.uổi.
Qua tìm hiểu, tôi thấy có nhiều loại: kem bôi, xịt, dạng nước… nhưng chưa biết lựa chọn loại nào và dùng thuốc chống muỗi cho bé cần lưu ý gì? Mong bác sĩ cho lời khuyên.
Lê Thị Hòa (Hà Đông)
Ảnh minh họa
Chị Hòa thân mến! Thuốc chống muỗi từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt… đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET (từ lâu DEET đã được biết đến như là một loại thuốc chống côn trùng tốt nhất), với tỷ lệ thấp nhất là 15% và được pha trộn thêm các thành phần khác.
Các loại thuốc chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp, ảnh hưởng đến làn da của bé và nguy cơ phơi nhiễm hóa chất (như đau đầu, hôn mê…). Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ ở trẻ khi dùng thuốc chống muỗi như: da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.
Một số loại hóa chất tổng hợp có trong thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập trong da, nhất là đối với những bé dưới 6 tháng t.uổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET nào.
Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Không bôi thuốc lên bàn tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng.
Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Nên cho bé sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. Việc đó giúp trẻ không bị hít quá nhiều hóa chất có hại, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Đối với dạng xịt, không xịt trực tiếp thuốc lên cơ thể trẻ, nên xịt ra tay người lớn rồi xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt.
Nếu muốn sử dụng thuốc cho quần áo, hãy xịt trước khi trẻ mặc chừng 30 phút. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa, phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.
DS. Nam Phương
Theo SK&ĐS