Nghiên cứu của nhóm bác sĩ Việt Nam vừa công bố trên tập san y khoa thứ hai thế giới The Lancet, góp phần giải đáp câu hỏi đang gây tranh cãi lớn trong giới y học.
Công trình do nhóm nghiên cứu Bệnh viện Mỹ Đức chủ trì, với sự phối hợp của các đơn vị trong và ngoài nước như Bệnh viện An Sinh, Đại học Y Dược TP HCM, Đại học Monash và Đại học Adelaide (Australia), công bố trên The Lancet cuối tháng 4.
Bác sĩ Đặng Quang Vinh, Bệnh viện Mỹ Đức, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết một trong những công đoạn thụ tinh trong ống nghiệm là cho trứng và t.inh t.rùng gặp nhau để thụ tinh và phát triển thành phôi. Kỹ thuật cấy t.inh t.rùng với trứng ở bên ngoài cơ thể, gọi là IVF, ra đời năm 1978, đ.ánh dấu bước ngoặt lớn trong chữa vô sinh hiếm muộn thế giới, mang đến niềm vui có con cho vô số cặp vợ chồng.
Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ nhận thấy IVF chỉ có hiệu quả trong những ca t.inh t.rùng bình thường, trong khi rất nhiều trường hợp người chồng có t.inh t.rùng bất thường. Khi cấy IVF, t.inh t.rùng không đủ số lượng hoặc không đủ sức tự bơi vào bên trong trứng để thụ tinh. Điều này dẫn đến không thụ tinh được, hoặc thụ tinh kém, dẫn đến số phôi hình thành rất ít.
Trước tính hình này, các chuyên gia trên thế giới lại tiếp tục tìm cách tăng cơ hội thụ tinh cho nhóm bệnh nhân có bất thường t.inh t.rùng, tỷ lệ thụ tinh kém hay không thụ tinh. Đến năm 1992, kỹ thuật tiêm t.inh t.rùng vào bào tương trứng (ICSI) ra đời. Với kỹ thuật này, chuyên viên phôi học sẽ sử dụng một loại kim tiêm chuyên dụng để đưa t.inh t.rùng vào thẳng bào tương trứng, giúp quá trình thụ tinh và tạo phôi hiệu quả hơn.
Một bước trong quy trình tiêm t.inh t.rùng vào bào tương trứng (ICSI). Ảnh: Minh Châu.
Nhận thấy việc t.inh t.rùng đưa vào thẳng trong trứng ở nhóm bất thường t.inh t.rùng giúp tỷ lệ có phôi cao hơn hẳn IVF, nên nhiều nơi bắt đầu mở rộng thực hiện cho cả trường hợp có t.inh t.rùng bình thường. ICSI dần được sử dụng như một kỹ thuật “tiêu chuẩn” vì được cho rằng có thể giúp tăng tỷ lệ thụ tinh, tăng số phôi được tạo thành và cải thiện cơ hội có em bé.
Trong 20 năm qua, theo báo cáo của các hiệp hội chuyên ngành trên thế giới, số chu kỳ thụ tinh ống nghiệm áp dụng ICSI tăng hơn 70%, trong khi tỷ lệ vô sinh nam do bất thường t.inh t.rùng hầu như không thay đổi. Nhóm người chồng có t.inh t.rùng bình thường áp dụng kỹ thuật này tăng từ hơn 15% lên gần 67%.
“Điều này đặt ra nhiều tranh luận vì đây là kỹ thuật can thiệp xâm lấn, phải dùng dụng cụ chuyên dụng bắt t.inh t.rùng đưa thẳng vào trứng”, bác sĩ Vinh phân tích. Y khoa đề cao nguyên tắc xâm lấn tối thiểu, cần ưu tiên cho những phương pháp ít can thiệp nhất, nếu hiệu quả tương đương nhau. Chưa kể, ICSI có thể làm tăng chi phí điều trị vì cần trang thiết bị chuyên dụng, đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, đào tạo nhân sự, chuẩn hoá quy trình.
Câu hỏi “Liệu tiêm t.inh t.rùng vào trứng (ICSI) có hiệu quả hơn so với cấy t.inh t.rùng vào trứng (IVF) hay không?” được giới y khoa đặt ra rất nhiều. Nguồn dữ liệu y văn thế giới hiện có cho thấy với nhóm vô sinh mà t.inh t.rùng chồng bình thường, tỷ lệ trẻ sinh sống từ kỹ thuật ICSI và IVF là tương đương nhau. Một số nghiên cứu còn ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh sống của ICSI có thể thấp hơn IVF.
Tuy nhiên, nguồn dữ liệu này có nhược điểm lớn là dựa trên các các thiết kế nghiên cứu không chặt chẽ, tức nghiên cứu hồi cứu – sử dụng các số liệu có sẵn trong hồ sơ và trên hệ thống. Năm 2001, từng có một nghiên cứu được công bố với thiết kế chặt chẽ nhưng số lượng mẫu nhỏ, chưa đến 500 người và chỉ báo cáo dựa trên kết quả làm tổ của phôi, không báo cáo kết quả trẻ sinh sống, nên chưa trả lời được câu hỏi hiệu quả cuối cùng thế nào.
“Hiện nay các hiệp hội chuyên ngành đều khuyến cáo cần sử dụng kết quả ‘tỷ lệ trẻ sinh sống’ để đ.ánh giá hiệu quả của thụ tinh trong ống nghiệm, bởi đích đến sau cùng của điều trị vô sinh hiếm muộn là giúp cặp vợ chồng có được em bé”, bác sĩ Vinh nói.
Quyết tâm tìm đáp án, nhóm các bác sĩ Việt Nam bắt tay nghiên cứu từ năm 2016 đến 2020. Công trình thực hiện trên 1.064 cặp vợ chồng được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm và người chồng có t.inh d.ịch đồ bình thường. Kết quả ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh sống sau một chu kỳ chuyển phôi cũng như tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (tất cả các lần chuyển phôi) trong 12 tháng là tương đương nhau khi áp dụng ICSI và IVF. “Dù tỷ lệ có phôi khi làm ICSI có thể cao hơn nhưng với đích đến là tỷ lệ có em bé, thì cả hai phương pháp tương đương, không khác biệt với nhau”, bác sĩ Vinh phân tích.
Kết quả nghiên cứu cũng được nhóm tác giả trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 36 của Hội Sinh sản người và Phôi học châu Âu, một hội nghị lớn nhất thế giới về Y học Sinh sản, vào tháng 7/2020. Bài báo cáo của được các chuyên gia châu Âu bình chọn là một trong những công bố nổi bật tại hội nghị.
Nghiên cứu được công bố trên The Lancet, tập san y khoa xếp thứ hai thế giới. Ảnh chụp màn hình.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM, đ.ánh giá công trình nghiên cứu này giúp giải đáp câu hỏi lớn của giới chuyên môn ngành hỗ trợ sinh sản nhiều năm qua, củng cố thêm quan niệm điều trị cho các bác sĩ.
Đây là nghiên cứu đ.ánh giá trên một số lượng bệnh nhân lớn nhất hiện nay và là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới báo cáo tỷ lệ trẻ sinh sống, một yếu tố quan trọng trong đ.ánh giá hiệu quả của thụ tinh trong ống nghiệm. “Nếu hiệu quả là tương đương nhau, khi người chồng có kết quả t.inh d.ịch đồ bình thường, không có các yếu tố đi kèm nào khác, thì không nên hoặc không cần thiết thực hiện ICSI”, bác sĩ Tường chia sẻ.
ICSI thường được chỉ định trong trường hợp người chồng có bất thường t.inh t.rùng, không t.inh t.rùng, nhóm cấy IVF thất bại do không thụ tinh được, hoặc thụ tinh thấp… Tại Việt Nam, kỹ thuật này được triển khai từ năm 2000. Hiện nay một số trung tâm áp dụng ICSI cho tất cả hoặc cho đa số trường hợp bệnh nhân.
The Lancet là một tập san khoa học có lịch sử lâu đời, với ấn phẩm đầu tiên được xuất bản từ tháng 10/1823, xếp thứ hai trong tổng số 165 tập san y khoa trên toàn thế giới. Tôn chỉ của The Lancet là thúc đẩy việc ứng dụng các kiến thức khoa học nhằm cải thiện sức khoẻ và sự tiến bộ của nhân loại. Các công trình nghiên cứu được The Lancet chấp thuận công bố phải có phẩm chất khoa học và có tác động sâu rộng đến hoạt động điều trị và nghiên cứu.
Trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển nhỉnh hơn so với phôi tươi
Kết quả theo dõi sự phát triển của gần 300 trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm qua nhiều năm cho thấy trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển tương đương hoặc tốt hơn trẻ sinh ra từ phôi tươi sau thụ tinh trong ống nghiệm.
Ảnh minh họa: ĐQ
Đây là nghiên cứu do nhóm nghiên cứu bao gồm các bác sĩ Bệnh viện Mỹ Đức, các chuyên gia từ Bộ môn Phụ Sản và Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM. Ngoài ra, còn có sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế từ Đại học Adelaide và Đại học Monash (Úc). Đây cũng là nghiên cứu lớn nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới cho đến nay về vấn đề này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi gần 300 trường hợp trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm các trẻ sinh ra từ 2 nhóm: phôi tươi và phôi đông lạnh, từ lúc sinh đến khoảng 3 t.uổi. Các tác giả sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc ASQ-3 để đ.ánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ vào độ t.uổi khoảng trên dưới 3 t.uổi.
Kết quả cho thấy, nói chung, trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh có sự phát triển nhỉnh hơn so với trẻ sinh ra từ phôi tươi. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết các chỉ số đ.ánh giá trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và trẻ sinh ra từ phôi tươi, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt là không đáng kể.
Theo nhóm nghiên cứu, thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện thành công trên thế giới từ năm 1978. Hầu hết các nghiên cứu theo dõi sự phát triển của các trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm nói chung (phôi tươi và phôi đông lạnh) cho đến nay đều thấy cho kết quả là không khác biệt so với trẻ bình thường.
Gần đây, khuynh hướng chuyển phôi đông lạnh đang thay thế dần chuyển phôi tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm do nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy chuyển phôi đông lạnh có kết quả bằng hoặc tốt hơn so với chuyển phôi tươi. Chuyển phôi đông lạnh cũng cho kết quả an toàn hơn cho bà mẹ và bé cho đến lúc sinh, với đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu so sánh sự phát triển sau sinh của các trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và phôi tươi. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bệnh viện Mỹ Đức là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới với số trẻ được theo dõi lớn và phương pháp đáng tin cậy.
Nghiên cứu cung cấp kiến thức mới về sự phát triển của trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và góp phần chứng minh việc chuyển phôi đông lạnh sau khi thụ tinh trong ống nghiệm là hiệu quả và an toàn cho sự phát triển của trẻ sau sinh. Kết quả cũng giúp các bác sĩ và các cặp vợ chồng có thêm thông tin để quyết định các phác đồ điều trị phù hợp khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố vào đầu tháng 9/2020 trên tạp chí “Fertility and Sterility” của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, là tạp chí y khoa hàng đầu của thế giới chuyên ngành về Sức khỏe sinh sản lâu đời, uy tín và có ảnh hưởng khoa học cao nhất trong ngành (IF 6.312) hiện nay.
Đây cũng là nghiên cứu khảo sát tiếp nối theo đề tài của nhóm nghiên cứu do TS.BS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự thực hiện trước đây tại Bệnh viện Mỹ Đức, đã công bố trên tạp chí NEJM năm 2018 và được trao tặng g.iải t.hưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.