Năm 2020, ngành Y tế ghi dấu bởi nhiều kỷ lục về ghép tạng, mang lại niềm vui cho nhiều bệnh nhân tưởng như không còn cơ hội sống.
Một ca ghép tim tại BV Hữu nghị Việt Đức
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân mù lòa cũng đã tìm thấy ánh sáng từ nguồn giác mạc được hiến.
Kỳ diệu trái tim “lạ” đ.ập trong lồng ngực
Nếu ghép gan, ghép thận đã trở thành thường quy với hàng trăm ca mỗi năm thì trong năm 2020, đội ngũ y, bác sĩ tại BV Hữu nghị Việt Đức tiếp tục ghi dấu với kỹ thuật ghép tim.
PGS. Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức cho hay, đây là kỹ thuật mới thực hiện tại Việt Nam, nhưng đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho ông cùng ê-kíp phẫu thuật.
Ví như trường hợp cháu bé tại Thái Bình ghép tim vào tháng 8, bệnh nhi này bị viêm cơ tim cấp, dẫn tới giãn cơ tim và được chỉ định ghép để cứu mạng sống.
Sau 3 tháng chờ đợi, may mắn các chỉ số của bệnh nhi phù hợp với nguồn tim hiến. Tuy nhiên, “sự cố” xảy khi trái tim được cho lại là của người lớn. Hay với ca ghép tim cho 1 bệnh nhân 33 t.uổi, ở Thanh Hóa, suy tim giai đoạn cuối trên nền bệnh cơ tim giãn kéo dài 5 năm.
Bệnh nhân chỉ có 1 cơ hội sống duy nhất là ghép tim. Khi may mắn nhận được trái tim hiến phù hợp về các chỉ số thì quá trình ghép lại gặp “sự cố”, bởi trái tim được ghép nằm lọt thỏm khoang chứa tim rất lớn (do bệnh lý giãn cơ tim lâu năm).
Tuy nhiên, các “sự cố” đều được các bác sĩ “hóa giải”, các ca ghép thành công khi những trái tim “lạ” lại hòa nhịp đ.ập trong cơ thể mỗi người bệnh.
Chia sẻ sau ca phẫu thuật và được trở về bên gia đình, nam bệnh nhân ở Thanh Hóa xúc động nói: “Tôi vẫn nhớ mãi giây phút đầu tiên tỉnh lại sau ca ghép, thấy trái tim đ.ập trong lồng ngực, tôi tin mình còn sống.
Dù vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn khác nhưng chúng tôi sẽ luôn trân quý từng giây phút được tồn tại trên cõi đời này. Cảm ơn các y, bác sĩ đã cho chúng tôi có cơ hội hồi sinh!”.
Nói về thành công trong ghép tạng, GS. Ước khiêm tốn: “Chúng tôi vui không phải vì ghép được bao nhiêu mà vì đã làm chủ các kỹ thuật ghép và đưa vào thường quy. Dù là những kỹ thuật khó nhưng việc ghép tạng có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Đó là điều mà 10-15 năm trước, chúng tôi còn chưa dám nghĩ đến”.
Theo GS. TS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng Quốc gia, mặc dù ghép tạng ở Việt Nam xuất phát chậm nhưng đã có nhiều cố gắng để bắt kịp với kỹ thuật ghép tạng thế giới. Ngoài ghép gan, ghép thận, ghép tủy đã trở thành thường quy, Việt Nam đã thành công trong ghép tim, phổi, ghép chi và mới đây là ghép ruột non.
Mang niềm vui đến hàng nghìn bệnh nhân mù lòa
Trong lễ tri ân những người hiến giác mạc cứu người vào một chiều cuối năm tại Ninh Bình, chị T.T.T (ở Yên Khánh, Ninh Bình) đã nắm chặt bàn tay người nhà của người hiến giác mạc xúc động không nói lên lời. Với chị, có đôi mắt sáng là điều mà vốn trước kia chị chưa từng mơ tới.
Cách đây chừng hơn hai chục năm, khi còn học lớp 7 chị buộc phải thôi học vì cả hai mắt bỗng dần mờ đi, mọi thứ xung quanh chỉ còn là những hình ảnh mờ ảo. Nghỉ học, chị T. chỉ loanh quanh ở nhà giúp cha mẹ vài việc lặt vặt. Sau nhiều lần thăm khám với chẩn đoán giác mạc chóp, chị phải dần chấp nhận sự thật hai mắt chỉ có khả năng nhìn gần cách mắt tính bằng gang tay.
Đăng ký vào danh sách chờ ghép giác mạc nhưng chị vẫn không dám đặt nhiều hy vọng bởi cả ngàn người cũng chờ đợi như chị. Và may mắn đã đến khi các bác sĩ Bệnh viện Mắt T.Ư gọi điện báo có giác mạc hiến phù hợp để ghép.
Và chị là bệnh nhân rất đặc biệt, do cả hai mắt cùng hỏng nên được ưu tiên lựa chọn. Sau 2 lần ghép giác mạc, chị T. giờ đây nhìn thấy mọi thứ. Chị T. là một trong số hàng ngàn bệnh nhân tìm lại được ánh sáng từ nguồn giác mạc hiến.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt T.Ư cho biết, hiện ở nước ta có khoảng hơn 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc. Mỗi năm, số người mù do bệnh giác mạc lại tăng thêm 15.000 người.
Số bệnh nhân đăng ký chờ ghép giác mạc hiện nay khoảng 1.000 người. Kỹ thuật ghép giác mạc giúp cho những người không may bị mù do các bệnh lý giác mạc tìm lại được ánh sáng nhưng khó khăn nhất vẫn là không đủ nguồn giác mạc để ghép.
Chia sẻ về khó khăn trong những ngày đầu vận động nguồn người hiến giác mạc, ông Hoàng cho biết, cách đây hơn 10 năm, khi Ngân hàng Mắt mới thành lập, việc hiến giác mạc là chuyện gì đó rất xa xôi.
Cả năm ròng có khi ngân hàng chỉ nhận được 10-20 giác mạc. Tuy nhiên, con số người bệnh mù lòa sáng mắt nhờ ghép giác mạc tăng dần nhờ nguồn giác mạc hiến, ý nghĩa của hiến giác mạc sau khi qua đời ngày càng lan tỏa. Càng ngày càng có thêm nhiều gia đình quyết định hiến tặng giác mạc của người thân vừa qua đời.
Kể từ ngày 5/4/2007 đến nay, khi người Việt Nam đầu tiên hiến giác mạc sau khi qua đời, Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt T.Ư đã thu nhận được giác mạc từ 843 người hiến tặng tại 17 tỉnh, thành trong cả nước.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, tại 19 bệnh viện trên cả nước đã ghép thành công cho 786 ca, trong đó, có 690 ca ghép thận từ nguồn hiến sống và 23 ca từ nguồn c.hết não; 49 ca ghép gan từ nguồn hiến sống và 12 ca từ nguồn c.hết não… Hiện, danh sách chờ được ghép tạng lên tới hơn 5.000 bệnh nhân.
Hậu trường chuỗi kỷ lục hiến, ghép tạng ở Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 23 ca ghép tạng, trong đó có 4 ca ghép tim từ nguồn hiến tạng sống và người c.hết não.
Một ca ghép tim vừa được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức
Lần đầu tiên trong thời gian rất ngắn, ê-kíp y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 23 ca ghép tạng, trong đó có 4 ca ghép tim từ nguồn hiến tạng sống và người c.hết não.
Những kỷ lục “đầu tiên”
BV Hữu nghị Việt Đức vừa ghi dấu với nhiều kỷ lục “đầu tiên” trong chuyên ngành hiến, ghép tạng. Lần đầu tiên, chỉ trong 13 ngày (từ ngày 30/8 đến ngày 12/9), nơi đây đã ghép thành công 23 tạng gồm: 3 tim, 4 gan, 16 thận (trong đó gồm: 8 thận từ người cho sống, 15 tạng từ người cho c.hết não). Hiện tại, tất cả các tạng đều hoạt động rất tốt.
Lần đầu tiên, trong vòng 10 ngày (từ ngày 28/8 đến ngày 8/9) đơn vị tư vấn và điều phối Trung tâm Ghép tạng vận động thành công được 4 gia đình hiến tạng, gồm: 3 tim; 4 gan; 8 thận; 20 mạch m.áu; 2 van tim; 2 giác mạc.
Và cũng là lần đầu tiên Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp (11 và 12/9).
Trưa ngày 16/9, trao đổi nhanh với PV trước khi bước chân vào phòng mổ để thực hiện ca ghép tim thứ 4, PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức chia sẻ: “Chúng tôi tham gia ghép tạng ở BV hơn 10 năm nay với nhiều khó khăn, vất vả, từ đi tìm nguồn từ người cho rồi nguồn người nhận, cho đến trang thiết bị kỹ thuật. Không chỉ cá nhân tôi, mà các anh em đều phấn khởi. Vui không phải vì thành tích đạt được mà các kỹ thuật ghép đã được hoàn thiện, việc ghép tạng có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. 10 năm trước, chưa ai dám nghĩ đến điều này”.
“Điều đáng mừng nhất với chúng tôi là sức khỏe của các bệnh nhân ghép tạng đến nay đều ổn định, diễn biến thuận lợi sau hậu phẫu”, PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước nói và khiêm tốn cho rằng, đối với ngành ghép tạng còn non trẻ của Việt Nam, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp thì đây là niềm vui, thành tích lớn của BV Việt Đức, chứ khó có thể so sánh với thế giới.
Nhắc về 3 ca ghép tim vừa thực hiện, PGS. Ước cho hay, đây là kỹ thuật mới thực hiện tại Việt Nam, cũng đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho ông cùng ê-kíp phẫu thuật. Ví như trường hợp cháu bé tại Thái Bình ghép tim cách đây 10 ngày, bệnh nhi này bị viêm cơ tim cấp, dẫn tới giãn cơ tim và được chỉ định ghép để cứu mạng sống.
Sau 3 tháng chờ đợi, may mắn các chỉ số của cháu phù hợp với nguồn tim hiến, tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật ghép lại xảy ra “sự cố”. “Cháu nhỏ mới 7 t.uổi nhưng tim ghép lại của người lớn nên các y, bác sĩ phải điều chỉnh lại cho phù hợp với cơ thể trẻ”, ông Ước lý giải.
Hay với ca bệnh nhân 33 t.uổi, ở Thanh Hóa, suy tim giai đoạn cuối trên nền bệnh cơ tim giãn kéo dài 5 năm, bệnh nhân chỉ có 1 cơ hội sống duy nhất là ghép tim. Điều đáng nói, dù các chỉ số sinh học của tim hiến phù hợp với bệnh nhân nhưng đến phút cuối chuẩn bị phẫu thuật thì gia đình vẫn chưa lo đủ chi phí.
“Ở thời điểm đó, chúng tôi cân não với việc có ghép hay không. Gia đình bệnh nhân rất khó khăn. Sau khi bàn với gia đình, qua báo chí nhờ tìm hỗ trợ, cuối cùng chúng tôi quyết định tiến hành ghép”, ông Ước nhớ lại.
Chưa dừng ở đó, một “sự cố” xảy đến trong quá trình ghép, bởi tim của bệnh nhân bị bệnh nên quá to, làm khoang chứa tim rất lớn. Trong khi tim hiến là của người bình thường, nhỏ hơn khoang chứa tim của người ghép. Các bác sĩ đã phải dùng một số kỹ thuật để tạo hình, kéo dài các cuống tim ra thì mới nối thành công. “Hiện, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm hỗ trợ để trang trải chi phí vật tư kỹ thuật cho ca ghép này”, BS. Ước chia sẻ thêm.
Hàng trăm y, bác sĩ góp mặt trong 1 ca ghép tạng
Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện cùng lúc nhiều ca ghép tạng, PGS. Nguyễn Hữu Ước nhận định, khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, thì cái khó chỉ là ở khâu tổ chức, đảm bảo vật tư kỹ thuật, tìm và chọn lựa người nhận tạng sao cho chính xác.
Hơn nữa, trung bình 1 ca ghép đa tạng, nếu có ghép phổi thì cần huy động 300 – 400 người, không thì cũng khoảng 200 – 300 người tham gia ở tất cả các khâu, từ chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, xét nghiệm, m.áu, phẫu thuật, hồi sức c.hết não… Các ca ghép có thể được thực hiện bất cứ khi nào, kể cả vào ngày nghỉ bởi phụ thuộc vào nguồn tạng hiến.
“Khi có người hiến, chúng tôi tra tìm bệnh nhân phù hợp, đó thực sự là khâu khó nhất. Mỗi đơn vị trong BV đều có 1 danh sách bệnh nhân chờ và có mối quan hệ với các BV bạn có nguồn cung cấp bệnh nhân. Để khi có tạng hiến, sẽ dễ dàng lựa chọn người nhận tối ưu nhất. Sau đó, chuẩn bị cho bệnh nhân ghép, bình thường là từ 1 – 3 ngày, tuy nhiên cũng có ca đòi hỏi gấp gáp, chỉ chuẩn bị trong vòng 12 tiếng. Hoặc có trường hợp nặng được điều trị nội khoa thì sự chuẩn bị đôi khi được làm từ rất lâu rồi, chỉ đợi có nguồn hiến là làm thôi”, ông Ước chia sẻ.