Bài tập giúp F0 phục hồi chức năng hiệu quả tại nhà

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh chia sẻ những bài tập giúp F0 phục hồi nhanh, giảm tình trạng trở nặng cần thở máy.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, bệnh viện Phổi Trung Ương ( Hà Nội), cho biết hiện nay, dịch bệnh đang lây lan đến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Một phần bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ, vừa được thực hiện điều trị, cách ly tại nhà. Nhưng họ lại không biết phục hồi chức năng cho bản thân đúng cách.

Người nhiễm nCoV có thể phục hồi chức năng bằng một số bài tập như các kiểu thở, vận động, thực hiện tống thải khi có tăng tiết đờm dịch. Bệnh nhân nên tăng dần cường độ, thời gian của bài tùy theo khả năng.

Bác sĩ Phương Anh hướng dẫn một số cách phục hồi chức năng như sau:

– Tập thở chúm môi

Mục đích: Tăng đào thải khí cặn ra khỏi phổi, giúp làm bong đờm dịch từ các phế nang.

Thực hiện: Người bệnh hít thật sâu, chậm bằng mũi, sau đó chúm môi thở ra gấp 2 lần thời gian hít vào .

– Kỹ thuật ho hữu hiệu

Mục đích: Tăng khả năng tống thải đờm, làm thông thoáng đường thở.

Thực hiện: Bệnh nhân thở chúm môi, tròn miệng, hà hơi khoảng 5-10 lần theo tốc độ tăng dần. Khi ho, bệnh nhân hít sâu, nín thở và ho lần 1 nhẹ, lần 2 nhanh, mạnh.

– Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động

Mục đích: Tăng khả năng tống thải đờm dịch, làm thông thoáng đường thở.

Thực hiện: Thở nhẹ có kiểm soát trong 20-30 giây, hít thật sâu bằng mũi 2-3 giây rồi thở ra nhẹ và lặp lại 3 đến 5 lần để căng giãn lồng ngực.

F0 khi điều trị tại nhà nên tăng cường tập luyện để phục hồi chức năng hô hấp và cải thiện sức khỏe. Ảnh: Freepik.

– Tập vận động

Mục đích: Nâng cao thể lực, tăng cường khả năng vận động, ngăn chặn sự suy giảm thể chất và tinh thần.

Thực hiện: Bệnh nhân tập các động tác đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng chân ra sau và nâng lên, đi lại trong phòng nhiều vòng, chạy tại chỗ nếu có thể… Tập vận động ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút trở lên.

Nếu không thể đứng, F0 có thể ngồi, nằm thực hiện các động tác nhấc cao, co, duỗi tay, chân và nâng mông… Bệnh nhân thực hiện ít nhất 2 lần/ngày và mỗi động tác lặp lại 8-12 lần tùy theo tình trạng.

– Tập phục hồi chức năng với một số dụng cụ tại nhà

Thực hiện: Tập với tạ, gậy

Theo bác sĩ Phương Anh, người nhiễm nCoV nên thực hiện một số nguyên tắc như tập trong môi trường thoáng mát, không nóng, lạnh thất thường, uống nước liên tục và đủ ấm, ăn đủ chất dinh dưỡng. Chúng ta phải luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái, không nên suy nghĩ tiêu cực

Người bệnh trong quá trình tập luyện phải đeo khẩu trang y tế, ho khạc đờm vào thùng rác để hạn chế phát tán virus ra ngoài. Thêm vào đó, họ cần giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với người xung quanh. Nếu xuất hiện triệu chứng như mệt, khó thở, đau ngực tăng, bệnh nhân cần dừng lại theo dõi cơ thể. Khi biểu hiện này tăng, F0 cần báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

Thoát c.hết sau nhiều lần ngưng tim

Người đàn ông 56 t.uổi đột ngột đau ngực rồi ngưng tim, ngưng thở do nhồi m.áu cơ tim cấp.

Sau 10 phút được hồi sinh tim phổi tại bệnh viện địa phương, tim của ông đ.ập trở lại. Do dịch bệnh, gia đình không đồng ý chuyển ông lên bệnh viện tuyến trên điều trị. Một ngày sau, bệnh nhân tiên lượng xấu hơn, ngưng tim, mạch chậm. Bệnh viện địa phương vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Xuyên Á, ngày 13/8. Trên đường chuyển viện, ông ngưng tim nhiều lần, đội cấp cứu đi cùng phải ép tim ngoài lồng ngực liên tục, cố gắng duy trì nhịp tim yếu ớt cho bệnh nhân.

Ê kíp cấp cứu, can thiệp tim mạch Bệnh viện Xuyên Á chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị. Khi đến nơi, bệnh nhân đã hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp khó đo và mạch khó bắt. Các bác sĩ không bỏ cuộc, tiếp tục duy trì thực hiện hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, sốc điện, sử dụng thuốc vận mạch…

“Bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim có biến chứng ngưng tim, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Đã nhiều lúc chúng tôi tưởng chừng bệnh nhân không qua khỏi”, bác sĩ Trần Tấn Việt, trưởng khoa Can thiệp Tim mạch kể lại, ngày 27/8.

Sau gần 40 phút hồi sức, bệnh nhân có nhịp tim và các dấu hiệu sống trở lại. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm can thiệp tim mạch để tiến hành can thiệp cấp cứu, với tinh thần “tăng thêm phần sống nào hay phần đó”.

Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành phải. Đây chính là nguyên nhân gây nhồi m.áu cơ tim, ngưng tim. Các bác sĩ đã đặt một stent tái thông đoạn mạch vành bị tắc.

Qua hai tuần điều trị tích cực, hiện bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi não sau ngưng tim. Dự kiến ông có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Hình ảnh nhánh động mạch vành phải bị tắc (bên trái) và sau khi được tái thông hoàn toàn (bên phải). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *