Đại hoàng vị đắng tính hàn, vào năm kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường. Dùng với liều nhẹ làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, chữa kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, hay đau bụng…
1. Tác dụng của đại hoàng
Đại hoàng còn có tên gọi khác là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
Đại hoàng ( Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. Ex Regel ( Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác. Tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Vị thuốc có màu vàng, củ to cho nên gọi là đại hoàng, vì vị thuốc có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.
Vị thuốc đại hoàng chữa ứ huyết.
Trong đại hoàng có hai loại hoạt chất có tác dụng trái ngược nhau:
– Loại hoạt chất có tính chất thu liễm – là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit).
– Loại hoạt chất có tác dụng tẩy: Rheoanthraglucozit.
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh đại hoàng có các tác dụng sau:
– Kích thích sự co bóp của ruột: Tác dụng chậm, chừng 5-10 giờ sau khi uống mới thấy tác dụng, có khi lâu hơn.
Khi uống thuốc phân mềm, vàng hay nâu sẫm, màu này một phần do màu của đại hoàng, một phần do chất mật tiết ra nhiều hơn. Thường không thấy đau bụng, tuy nhiên đôi khi thấy buồn nôn, chóng mặt hay nổi mẩn.
– Tác dụng sung huyết đối với các mạch m.áu trĩ: Do đó, không nên dùng đối với người bị trĩ và những người hay bị táo (vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại hoàng hay gây táo bón mạnh hơn trước).
– Trong đại hoàng có chứa nhiều canxi oxalat cho nên không dùng lâu cho những người bị kết thạch thận oxalic hay sổ nước nang (catarrhe vesical) vì nó có thể gây ra bệnh đái ra oxalat. Do vậy các bệnh nhân có sỏi thận hạn chế sử dụng.
– Các chất màu thấm qua m.áu, nước tiểu và mồ hôi, sữa… tất cả các chất bài tiết đều có màu vàng và nếu nước tiểu có phản ứng kiềm, nước tiểu sẽ có màu đỏ.
– Do có reotanoglucozit, đại hoàng có tính chất bổ, thêm vào tính chất gây co bóp nhẹ với liều thấp của các antraglucozit.
– Tác dụng diệt khuẩn (staphyllococcus, lỵ, thương hàn, tả).
Đại hoàng phối hợp với hoàng cầm và các vị thuốc khác trị nôn ra m.áu…
2. Công dụng và liều dùng
Đại hoàng được dùng cả trong Đông y và Tây y. Theo tài liệu cổ đại hoàng vị đắng tính hàn, vào năm kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường. Có tác dụng hạ vị tràng tích trệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ở bụng) hàn thủy. Dùng chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thủy thũng, thấp nhiệt gây vàng da, ung thũng đinh độc.
Dùng với liều nhẹ làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, chữa kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, hay đau bụng. Ngày uống 1 – 2 gam dưới dạng sắc, bột hay thuốc viên.
– Dùng với liều cao làm thuốc tẩy nhẹ, dùng cho người đầy bụng, đi lỵ, hoàng đản (da và mắt vàng). Ngày uống 5 – 10g. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như chỉ thực, hậu phác, hoàng liên, mang tiêu, sẽ có công hiệu mạnh hơn nhiều lần.
Xích thược phối hợp với đại hoàng và các vị thuốc khác trị đái tháo đường biến chứng thận.
3. Một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng như sau:
– Chữa táo bón
Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: Đại hoàng (nướng), hậu phác mỗi vị 9g; mang tiêu 15g; chỉ thực 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao t.uổi, phụ nữ sau sinh: Đại hoàng ( sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g; chỉ thực 6g; hoặc đại hoàng 6g; vừng đen 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: Đại hoàng (sao vàng) 45g; đào nhân 20g; mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ xác.
Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ xác (đại hoàng phi chỉ xác bất thông), có nghĩa là đại hoàng làm phân nát ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.
Lưu ý: Khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, mặt khác đi ngoài nhiều bệnh nhân mất tân dịch sẽ gây mệt mỏi.
– Trị nôn ra m.áu, c.hảy m.áu cam, trĩ ra m.áu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: Đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.
– Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú…: Đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.
– Trị biến chứng đái tháo đường
Trị đái tháo đường biến chứng thận: Hoàng kỳ sống 30g; xích thược 15g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.
– Hỗ trợ trị các bệnh về gan
Vàng da do viêm gan cấp: Ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài “Nhân trần cao thang” gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Lợi mật, giảm mỡ m.áu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.
Xơ gan: Đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.
– Chữa hắc lào : Đại hoàng 10g, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch.
Lưu ý:
– Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng chướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.
– Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
7 món ăn bài thuốc từ thiên môn đông phòng và trị bệnh
Thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm… dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra m.áu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí.
1. Đặc điểm của cây thiên môn đông
Thiên môn đông còn có tên gọi khác là thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành Asparagaceae.
Thiên môn đông là một loại dây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình thoi mẫm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi, trông như lá. Lá rất nhỏ trông như vẩy.
Thiên môn đông mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta, để lấy rễ. Có khi được trồng trong chậu để làm cảnh. Nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa… Tại các nước khác cũng có: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
Cây thiên môn đông vừa là cây cảnh vừa là vị thuốc.
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, người ta thường dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông. Trong thiên môn đông có asparagin, chất nhầy. Chất asparagin có tác dụng lợi tiểu tiện.
Thuốc dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ âm.
Liều dùng 10g-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao.
Theo tài liệu cổ, thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế và thận… có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra m.áu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí. Những người tỳ vị hư hàn, tiết tả không dùng được.
Vị thuốc thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo.
2. Một số món ăn bài thuốc
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số món ăn bài thuốc phòng và trị bệnh có thiên môn đông như sau:
– Cháo thiên đông: Thiên môn đông 15 – 20g, gạo lứt 50 – 100g. Thiên môn đông sắc lấy nước, bỏ bã, cho gạo lứt đã vo sạch vào, nấu cháo. Ăn nóng, thêm đường phèn vừa đủ. Ngày ăn 2 lần. Dùng cho người phế âm hư, dẫn tới ho khan không có đờm, khạc ra m.áu, đổ mồ hôi trộm, khô miệng, khô hầu, họng khát mà không muốn uống.
– Cao thiên đông: Thiên môn đông 100g, mật luyện 250g. Thiên môn đông bỏ vỏ, lõi, giã nát, lọc nhiều lần lấy nước. Đun nhỏ lửa lấy nước đặc cho mật luyện đ.ánh tan, cô đặc lại thành cao. Bảo quản sau 7 ngày, lấy ra dùng. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 2 thìa cafe hòa với nước nóng. Dùng trong trường hợp ho khan, ít đờm, khát nhiều, uống nhiều do phế vị âm hư.
Bách hợp phối hợp với thiên môn đông và một số vị thuốc khác chữa hoa mắt, chóng mặt.
– Thiên đông hầm thịt: Thiên môn bỏ lõi 60g, thịt nạc 100g. Thịt nạc, hầm cùng với thiên môn đông. Ăn thịt, thái miếng, uống nước thuốc. Ngày ăn 2 lần. Dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh ít sữa, sắc mặt xanh xao.
– Thiên môn hầm chân giò: Thiên môn đông tươi bỏ lõi 50g, chân giò 500g, quả mướp 50g. Chân giò hầm trước, sau đó cho thiên môn đông, mướp vào đun tiếp cho mềm. Ăn chân giò, uống nước thuốc. Tác dụng tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú.
– Thang ba ba, thiên đông: Thịt ba ba 600g, chân giò muối 200g, bách hợp 10g, thiên môn đông 15g, mạch môn đông 15g, câu kỷ tử 5g, gia vị (rượu, hành, gừng) vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm mềm. Ăn thịt, uống nước thuốc.
Dùng cho người can thận âm hư, sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt, chóng mặt, hoa mắt, hai gò má đỏ gay, họng khô háo mà đau, hay quên, tai ù, đổ mồ hôi trộm, nam giới di tinh, nữ giới hành kinh lượng ít, vón cục…
Vừng đen phối hợp với thiên môn đông và các vị thuốc khác thích hợp cho người cao t.uổi.
– Bánh vừng bột đậu thiên môn: Thiên môn 1kg, mật mía 100g, vừng đen 200g, bột đậu xanh vừa đủ. Thiên môn sắc hãm lấy nước. Vừng đen rang chín. Cho nước, thiên môn, vừng đen và mật vào chảo khuấy lắc, đun nhỏ lửa cô đặc. Cho bột đậu xanh lượng thích hợp vào trộn đều, đổ ra khay, dàn cho phẳng, cắt thành từng lát như dạng bánh khảo.
Mỗi lần ăn 1 lát, ngày ăn 3 lần. Dùng cho người cao t.uổi, người suy nhược cơ thể…
-Rượu nếp thiên môn: Thiên môn bỏ lõi 0,5kg, gạo nếp lứt khoảng 400g, men rượu 150g. Thiên môn đem sắc hãm lấy nước cô đặc để sẵn, gạo nếp đồ chín. Trộn bột men rượu với nước cao thiên môn và cơm nếp lứt đem ủ thành cơm rượu.
Ngày ăn 3 lần, liều lượng tùy ý. Dùng để bổ dưỡng cơ thể phòng chống bệnh tật.
Kiêng kỵ: Người tỳ thận dương hư, tiêu chảy, ho do ngoại cảm phong hàn không được dùng.