Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm thận bất giao

Tâm thận bất giao là một rối loạn trong mối quan hệ tương tác giữa tạng tâm và tạng thận – đó cũng là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ kèm theo một số triệu chứng như hay quên, rối loạn nhịp tim, di tinh…

Biểu hiện của chứng tâm thận bất giao gây mất ngủ

Theo cách phân loại bệnh chứng của Đông y, tâm thận bất giao là một tình trạng bệnh lý, được biểu hiện bởi một số chứng trạng chủ yếu: Trống ngực, tim đ.ập dồn loạn nhịp từng cơn, mất ngủ, ngủ mê nhiều, di tinh, hay quên và thường kèm theo đau đầu, hoa mắt, ù tai, mồ hôi trộm, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, cảm giác sốt nóng về buổi chiều, khó tập trung tư tưởng, lưng gối tê yếu mỏi, miệng khô họng háo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch tế sác (nhỏ nhanh).

Chứng tâm thận bất giao thường do suy nghĩ căng thẳng, tình chí u uất, làm việc trí não mệt nhọc… khiến cho âm khí ở tạng tâm bị hao tổn, tâm hỏa thiên thịnh, không giáng xuống giao thông với thận; hoặc do cơ thể suy yếu do ốm đau lâu ngày, sinh hoạt t.ình d.ục không tiết chế, khiến cho thận âm hư tổn, thận dương thiên thịnh nhiễu động tâm thần mà gây nên bệnh.

Mất ngủ do tâm thất bất giao khi suy nghĩ căng thẳng, tình chí u uất, làm việc trí não mệt nhọc,.

Một số bài thuốc trị

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kèm theo rối loạn nhịp tim

– Biểu hiện: Mất ngủ, trống ngực, tim đ.ập dồn loạn nhịp từng cơn (khi suy nghĩ căng thẳng), hay giật mình, ngực cồn cào, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, đầu choáng mắt hoa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

– Bài thuốc: Hoàng liên 16g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, a giao 12g, táo nhân 10g, mạch môn 24g, mẫu lệ 24g; kê tử hoàng (lòng đỏ trứng gà) 1 quả. Sắc uống ngày một thang.

– Tác dụng: Tư âm thanh hỏa, dưỡng tâm an thần.

Bài thuốc chữa mất ngủ kèm theo lưng gối đau mỏi, ù tai

– Biểu hiện: Mất ngủ, bồn chồn, đầu choáng, tai ù, phiền nhiệt, mồ hôi trộm, họng khô, lưng gối đau mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

– Thành phần: Hoàng liên 8g, nhục quế 3g, sinh địa 16g, tri mẫu 12g, thiên môn 8g, mạch môn 8g, bá tử nhân 6g, toan táo nhân 10g, bạch thược 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày một thang.

– Tác dụng: Thanh tâm giáng hỏa, bổ thận dưỡng âm, giao thông tâm thận.

Các vị thuốc trong bài thuốc chữa mất ngủ

Bài thuốc chữa mất ngủ kèm theo nhức đầu, hay quên

– Biểu hiện: Mất ngủ, giảm trí nhớ, chóng quên, lưng mỏi chân yếu kèm theo di tinh, đầu choáng tai ù, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, bồn chồn, hồi hộp, đ.ánh trống ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

– Thành phần: Thục địa 18g, sơn thù du 12g, nhân sâm 8g, đương quy 12g, mạch môn 10g, táo nhân 8g, bạch giới tử 9g, hoàng liên 6g, nhục quế 3g. Sắc uống ngày một thang.

– Tác dụng: Bổ thận ích tinh, thanh tâm an thần, giao thông tâm thận.

Bài thuốc chữa mất ngủ, ngủ hay mê, mệt mỏi

– Biểu hiện: Mất ngủ, ngủ hay mê, di tinh kèm theo choáng đầu, hoa mắt, trống ngực, người uể oải, tinh thần uể oải, miệng khô, tiểu tiện sẻn, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

– Bài thuốc: Thiên môn 15g, thục địa 15g, nhân sâm 10g, hoàng bá 9g, sa nhân 4g, cam thảo 6g, hoàng liên 3g, táo nhân 8g, đăng tâm thảo 9g, ngũ vị tử 9g, mẫu lệ 20g. Sắc uống ngày một thang.

– Công dụng: Thanh tâm bổ thận, giao thông tâm thận, cải thiện giấc ngủ.

Phòng ngừa và điều trị rôm sảy bằng Đông y

Rôm sảy là một bệnh lý phổ biến trong mùa nắng nóng. Trên da sẽ nổi những nốt mụn nhỏ li ti, gây nóng rát khó chịu… đặc biệt ở t.rẻ e.m, thường làm cho trẻ biếng ăn, mất ngủ hay quấy khóc.

Rôm sảy xuất hiện ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót ở trẻ nhỏ, các nếp gấp của cơ thể. Bệnh gây ngứa nhiều từng cơn trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệt độ môi trường mát mẻ, lúc ngừng đổ mồ hôi.

Điều trị rôm sảy bằng cách: Làm cho da mát mẻ, sạch và khô để giảm ngứa, giảm các kích thích; tránh đổ mồ hôi nhiều, dùng quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ để làm mát phòng ở, phòng ngủ. Bên cạnh đó có thể dùng một trong số món ăn bài thuốc dễ làm để phòng ngừa và điều trị rôm sảy.

Rôm sảy thường làm cho trẻ biếng ăn, mất ngủ hay quấy khóc

Một số món ăn – bài thuốc phòng ngừa và điều trị rôm sảy

– Cháo đậu xanh: Đậu xanh 60g, gạo tẻ 60g. Hai thứ vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, nấu đến khi đậu xanh nở bung ra là được; chia ra 2 lần ăn trong ngày; liên tục 5 – 7 ngày (một liệu trình).

– Cháo ý dĩ, bí xanh : Bí xanh 60g, ý dĩ 30g. Bí xanh rửa sạch, thái miếng, cùng ý dĩ nấu thành cháo. Chia ra ăn, buổi sáng và buổi tối; liên tục 5 – 7 ngày (một liệu trình).

– Trà đậu xanh lá sen: Đậu xanh 60g, lá sen 1 cái, đường phèn lượng thích hợp. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, thêm nước, nấu trong 15 phút, chắt lấy nước, cho đậu xanh vào nấu đến khi chín nhừ; thêm đường phèn vào cho đủ ngọt. Chia ra ăn hết trong ngày; liên tục 5 – 7 ngày.

Cháo đậu xanh hỗ trợ và điều trị rôm sảy

Tắm nước lá hỗ trợ điều trị khi bị rôm sảy

Tắm nước lá là cách chữa rôm hiệu quả vì sẽ giúp làm dịu da, làm mát và loại bỏ bụi bẩn để rôm sảy không có cơ hội phát triển và dần biến mất. Vì thế, khi bị rôm chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách tắm lá nếu đảm bảo đúng cách, an toàn.

Có thể lấy lá trà xanh, lá tía tô, lá kinh giới, lá sài đất, lá khế lá ngải cứu… rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước tắm.

Có một vài lưu ý là cần sơ chế lá sạch sẽ trước khi nấu nước tắm, tốt nhất nên rửa lá với nước muối loãng. Nếu là trẻ cần tắm bằng nước lá ấm. Khi tắm cần nhẹ nhàng, nhất là vùng nổi rôm để không làm vỡ nốt rôm hoặc trầy xước da bé. Tắm trong khoảng 5 – 7 phút, không tắm quá lâu dễ bị cảm lạnh.

Nếu vết rôm có mủ, chảy nước, sưng đau thì không được tắm nước lá mà cần đi khám để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *