Bài thuốc đông y trị đau nhức khớp

Chứng phong tê thấp gây đau nhức cơ khớp, phần nhiều do khí huyết hư, t.uổi tác, chức năng nội tạng gân cơ suy yếu, ngoại tà thừa cơ xâm nhiễm mà gây nên bệnh…

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường bạn có thể thực hiện ăn đủ chất đạm, ăn Carbs một cách thận trọng hay uống giấm táo, vận động cơ…

Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình bạn nhiều người bị bệnh tiểu đường thì điều quan trọng nhất là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường phần lớn là do lối sống không lành mạnh, nhưng đôi khi, gen cũng đóng một vai trò nào đó.


Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh: iStock

Bệnh tiểu đường, nếu không được kiểm soát có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Vấn đề không chỉ là về việc tiêm insulin và lượng đường trong m.áu; đó là một điều kiện về lối sống mà khi được quản lý tốt sẽ cho phép chúng ta sống khỏe mạnh.

Bởi vì bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng sức khỏe mãn tính nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, đột quỵ, mù lòa và suy thận.

Dưới đây là 5 bước cần thực hiện nếu để ngăn chặn và kiểm soát mắc bệnh tiểu đường.

Ăn đủ chất đạm

Hãy đặt mục tiêu bổ sung ít nhất 1 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Bởi nguồn năng lượng dinh dưỡng này không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ bắp mà còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế những cảm giác thèm ăn không cần thiết.

Ăn Carbs một cách thận trọng

Carbs không phải là kẻ thù nhưng ăn quá nhiều thì có cũng có thể dẫn đến bị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, tránh tiêu thụ chỉ có carbs trong bữa ăn của bạn mà nên đa dạng, kết hợp các loại thực phẩm như chất xơ, protein, rau, các loại đậu và chất béo lành mạnh để bạn không tiêu thụ quá nhiều carbs.

Điều này đảm bảo lượng glucose được giải phóng vào m.áu chậm hơn, giữ cho lượng đường ổn định và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Giấm táo (ACV)

Một giải pháp khiêm tốn nhưng hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường là uống giấm táo. Uống một thìa giấm táo này với nước 30 phút trước bữa ăn giàu carb.

Nó giúp cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể chúng ta dễ dàng kiểm soát lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn và từ đó cũng sẽ ngăn chặn bị bệnh tiểu đường.

Tạo khoảng trống giữa các bữa ăn

Duy trì khoảng cách 4-5 giờ giữa mỗi bữa ăn và chống lại cảm giác thèm ăn vặt sau bữa tối bằng cách uống nước hoặc những đồ ăn nhẹ như các loại hạt.

Thời gian nhịn ăn này cho phép cơ thể chúng ta xử lý glucose một cách hiệu quả và ngăn ngừa sự tăng đột biến không cần thiết của lượng đường trong m.áu, qua đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Vận động các cơ

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp chúng ta giảm cân, có được vóc dáng như mong muốn; nó cũng đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tham gia vào các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp của bạn – có thể là lớp học khiêu vũ, đi bộ nhanh hoặc nâng tạ. Cơ bắp hoạt động giống như miếng bọt biển chứa glucose, hấp thụ lượng đường dư thừa trong m.áu.

Thực hiện những thay đổi này không chỉ là nói không với bệnh tiểu đường. Nó cũng giúp bạn có sức khỏe tổng thể tốt hơn. Mỗi lựa chọn nhỏ đều quan trọng và mỗi bước chúng ta thực hiện giống như một bước hướng tới một tương lai tươi sáng hơn, khỏe mạnh hơn.

Đông y cho rằng nếu đau khớp cảm nặng nề tê bì là ” thấp nhiều”. Nếu gặp lạnh đau tăng là “hàn nhiều”. Nếu khớp hay sưng nóng đỏ đau là “nhiệt nhiều”..

– Nguyên nhân liên quan đến những người vốn huyết hư hàn, khí ngưng trệ mà huyết nuôi dưỡng kém, tỳ vị yếu không sinh huyết, vốn gân xương yếu mà ít tập luyện… đều là tác nhân gây phong tê thấp đau nhức khớp.

– Phép trị chủ yếu bổ huyết ích khí trừ phong hàn thấp tý…

Nếu hàn nhiều nên tăng vị bổ ấm.

Nếu huyết nhiệt nên tăng vị bổ mát tiêu viêm.

Nếu tỳ vị yếu tăng vị kiện tỳ sinh huyết…

Đông y cho rằng trong bệnh phong tê thấp nếu khớp hay sưng nóng đỏ đau là do “nhiệt nhiều”..

Bài thuốc phong tê thấp trị đau nhức xương khớp

– Thành phần bài thuốc: Đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g , đảng sâm 14g, thiên niên kiện 14g, đơn sâm 14g, bạch chỉ 14g, huyết rồng 14g, tô mộc 14g, đỗ trọng 14g, thổ phục 14g, hà thủ ô 14g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liệu trình 10-15 ngày, nếu bệnh lâu ngày cần uống nhiều hơn. Bài này có thể ngâm rượu uống ngày 3 ly nhỏ.

– Tác dụng: Bổ khí huyết ích can thận, dưỡng gân cốt, trừ phong hàn thấp tý… trị các chứng phong tê thấp đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, đau thắt lưng thần kinh tọa, đau khớp gối, đau vai gáy, đau viêm tràn dịch khớp, tê bại chân tay, đau nhức xương khớp do sang thương huyết ứ, bệnh viêm khớp mãn do gút, viêm đa khớp dạng thấp. Chứng khí huyết hư thận yếu tóc bạc sớm, phụ nữ có k.inh n.guyệt đau bụng không đều đều có thể áp dụng.

– Chống chỉ định : Phụ nữ có thai, không có đau tê, ứ trệ không dùng.

– Gia giảm:

Nếu người gầy nóng huyết hư tăng vị bổ huyết như đương qui, xuyên khung, xích thược, hà thủ ô.

Nếu gặp lạnh đau tăng hàn nhiều tăng vị thiên niên kiện, bạch chỉ, trần bì và vị ôn ấm.

Nếu ăn kém tỳ hư tăng vị kiện tỳ sinh huyết như đảng sâm, trần bì.

Nếu khớp sưng nóng đau bội vị thanh nhiệt tiêu viêm như thổ phục linh, xích thược, tô mộc.

Nếu khớp có sưng nóng có ứ dịch bội vị đan sâm, gia thêm ý dĩ, xích tiểu đậu.

Các vị thuốc trị phong tê thấp chủ yếu giúp bổ huyết ích khí …

– Phương giải tác dụng các vị thuốc trong bài :

Đương qui, xuyên khung, xích thược: Công năng bổ huyết, thông hòa huyết, chống viêm, giảm đau do huyết hư huyết ứ…

Đảng sâm: Bổ trung ích khí, kiện tỳ sinh huyết hóa thấp…

Đan sâm: Hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, tiêu viêm, giảm đau…

Thiên niên kiện: Tán hàn trừ thấp, mạnh gân cốt, ích can thận, thông ứ tiêu viêm…

Trần bì: Lý khí, hành trệ, hóa thấp, thồng hành khí huyết…

Tô mộc:Hành huyết, hoá ứ, kháng viêm, thông kinh lạc, giảm sưng, chỉ thống…

Huyết rồng : dưỡng huyết, hoạt huyết, chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, thư cân…

Thổ Phục linh: Giải độc, chữa các chứng về xương khớp, đau nhức, phong thấp…

Bạch chỉ: Tán phong, trừ thấp, tiêu sưng sang thương huyết ứ, thư cơ, viêm ung nhọt…

Hà thủ ô: Bổ huyết, ích can thận, mạnh gân xương, trị đau lưng nhức mỏi…

Đỗ trọng: Bổ can thận, mạnh gân cốt, kháng viêm, giảm đau…

Ngưu tất : Bổ can thận, hoạt huyết mạnh, mạnh gân cốt, trừ phong tê thấp…

Các vị thuốc phối kết hợp với nhau có công dụng vừa bổ chính khử tà, ôn huyết trừ hàn tà, thanh nhiệt tiêu viêm, giảm sưng đau, giúp tỳ sinh huyết. Khi huyết hậu thiên đầy đủ, thì can hòa huyết, tâm dẫn huyết, tăng cường các chất dinh dưỡng tới các cơ khớp… từ đó phong tê thấp đau nhức cơ khớp được tiêu trừ.

9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe

Vừng được coi là thực phẩm kéo dài t.uổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Hạt vừng có lẽ là một trong những loại hạt có dầu đầu tiên được nhân loại biết đến. Vừng từ lâu trong ẩm thực phương Đông đã được coi là thực phẩm có công dụng kéo dài t.uổi thọ .

Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Ngoài là hạt mang lại vị giòn và thơm ngon cho bữa ăn của bạn, vừng còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Sau đây là những công dụng tuyệt vời của vừng:

1. Vừng – “thực phẩm trường thọ “

Với hương vị hấp dẫn nhẹ nhàng, vừng không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Trong hạt vừng chứa canxi, sắt và magiê, đây là những khoáng chất quan trọng đối với hệ thần kinh, góp phần lưu thông m.áu và chắc khỏe xương.

Vừng được coi là thực phẩm kéo dài t.uổi thọ.

Dù là thực phẩm kéo dài t.uổi thọ, bạn cũng chỉ nên ăn vừng với một lượng vừa phải, chỉ khoảng 1 muỗng canh mỗi ngày. Ăn quá nhiều vừng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng.

Vừng trắng có hàm lượng sắt nhiều hơn vừng đen. Tuy nhiên vừng đen nhiều canxi hơn 60% so với vừng trắng. Vừng đen thường được sử dụng để làm thuốc.

Ngoài sử dụng trong món ăn, hạt vừng còn được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dầu hạt mè được ép từ vừng là nguồn dưỡng chất giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa phenol flavonoid, vitamin và chất xơ.

2. Vừng ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Magiê và các chất dinh dưỡng khác trong vừng đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Sử dụng dầu mè đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp và đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường quá mẫn cảm.

Nhờ nguồn cung protein dồi dào, với các axit amin chiếm đến 20%, vừng là một nguyên liệu lý tưởng bổ sung vào chế độ ăn cho người ăn chay. Bạn chỉ cần rắc thêm vừng vào các món ăn như salad, mì trộn hay rau trộn.

3. Hạt vừng có lợi cho sức khỏe tim mạch, tốt cho người huyết áp cao

Dầu mè (được ép từ hạt vừng) có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, do đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Trong vừng chứa hợp chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là sesamol, chống xơ vữa động mạch.

Hạt vừng chứa nhiều axit oleic (loại axit béo không bão hòa đơn) giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ vậy, thường xuyên ăn vừng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột quỵ.

Magiê trong vừng có công dụng hạ huyết áp, vì vậy người tăng huyết áp nên ăn các món ăn chứa vừng.

4. Hạt vừng chữa thiếu m.áu, tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Hạt vừng, đặc biệt là vừng đen rất giàu sắt, do đó thường được sử dụng làm bài thuốc bồi bổ sinh lực cho người bị thiếu m.áu và suy nhược.

Ngoài ra, nhờ giàu chất xơ, vừng còn giúp hệ tiêu hóa và đại tràng khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao góp phần giúp ruột hoạt động trơn tru, giảm táo bón.

5. Giảm viêm khớp dạng thấp, cải thiện sức khỏe xương

Hạt vừng chứa đồng, khoáng chất quan trọng đối với hệ enzym chống oxy hóa, do đó làm giảm đau và giảm sưng do viêm khớp. Ngoài ra, đồng còn là thành phần quan trọng cải thiện mạch m.áu, xương và khớp.

Kẽm trong vừng góp phần làm tăng mật độ khoáng xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, hạt vừng còn là nguồn cung canxi dồi dào – thành phần quan trọng của xương.

Trong dân gian, dầu mè đen dùng để ăn hoặc bôi tại chỗ có thể giảm bớt tình trạng viêm trên cơ thể, giảm đau khớp.

6. Vừng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bức xạ, giải độc rượu

Sesamol, thành phần trong vừng và dầu mè đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ ADN khỏi tác hại của bức xạ. Chất sesamol cũng ngăn ngừa tổn thương ruột và lá lách.

Ngoài ra, hạt vừng còn giúp gan giải độc rượu cũng như các chất gây ngộ độc khác.

7. Vừng chống lão hóa

Hạt vừng đen được cho là có tác dụng nuôi dưỡng não bộ, làm chậm quá trình lão hóa. Thường xuyên ăn vừng đen có thể làm giảm các triệu chứng đau lưng, đau nhức, cứng khớp và yếu khớp.

Các chất chống oxy hóa trong vừng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, phylate trong vừng được biết tới với đặc tính ngăn ngừa ung thư.

8. Ăn vừng bổ gan, giúp đôi mắt sáng khỏe

Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt.

Gan dự trữ m.áu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt.

Hạt vừng đen có lợi cho gan vì làm tăng m.áu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.

9. Ăn vừng cải thiện sức khỏe hệ hô hấp

Trong thành phần của vừng chứa magiê. Đây là loại khoáng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn ngừa co thắt đường thở.

Trong các nghiên cứu từng chỉ ra thiếu ma giê có thể dẫn tới các bệnh ở đường phổi. Vì vậy hãy ăn thực phẩm giàu magiê để phổi hoạt động tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *