Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Theo Sức khỏe đời sống, BS. Lê Thị Hương cho biết, đau lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho t.uổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống…
Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới.
Theo y học cổ truyền, bệnh chủ yếu do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống… gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ…
Bên cạnh việc dùng thuốc, dưới đây xin giới thiệu một số động tác xoa bóp hỗ trợ điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bước 1: Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Bước 2: Xoa vùng lưng, dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Bước 3: Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Day: Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở hai bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
Bước 4: Hai bàn tay đặt ở hai bên thắt lưng, ngón cái ở bên, 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Bước 5: Nắm cả hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dùng mu tay lần lượt đ.ấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đ.ấm mỗi bên khoảng 10 -15 lần.
Bước 6: Cả hai tay trên hông, ngón tay cái đặt ở hai bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bước 7: Hai bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.
Các biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Ngồi đúng tư thế. Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Hạn chế tối đa cúi gập lưng để nâng hoặc nhấc, đỡ vật nặng.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp để có cơ bụng và cơ lưng khỏe mạnh. Bạn cần lưu ý trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao là làm động tác khởi động nhẹ nhàng.
Rượu dâm dương hoắc rất tốt cho người bị phong thấp, nam giới liệt dương di tinh.
Rượu thuốc chữa đau lưng, tăng cường sinh lực
Theo TS. Nguyễn Đức Quang, đau lưng theo Đông y là do thận kém, là một chứng bệnh thường gặp ở nam giới t.uổi trung và cao niên. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khoe và sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là 7 bài rượu thuốc bổ thận, hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối; di tinh, nhằm tăng cường sinh lực cho nam giới, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 30 – 60 g, rượu (300-350) 500 ml, ngâm 7- 10 ngày. ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Bài này dùng tốt cho người bị đau lưng, đau nhức xương khớp, tăng huyết áp.
Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18 g, đỗ trọng 15 g, tục đoạn 15 g, uy linh tiên 15 g, ngưu tất 15 g, ngũ gia bì 15 g, rượu (300 – 350) 1.000 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Ngày 2 lần (sáng tối), mỗi lần uống 20ml. Dùng thích hợp cho người bị chứng phong thấp, đau mỏi lưng gối.
Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất 30g, rượu (300 – 350) 500ml. Ba kích bỏ lõi, thái mỏng, ngưu tất thái lát. Ngâm 7 – 10 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 – 50ml. Dùng tốt cho người bị liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 6g, quế tâm 4g, tế tân 6g, rượu (300 – 350) 2.000ml. Ngâm 7-10 ngày. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Trị thận hư, đau lưng.
Rượu dương hoắc, huyết đằng, ba kích: dâm dương hoắc, kê huyết đằng, ba kích, mỗi thứ đều nhau 40 – 60 g, đường phèn 30 g, rượu (300 – 350) 750 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Dùng mỗi lần 20 – 30 ml, ngày 2 lần. Thích hợp cho người thận hư, phong thấp có các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.
Rượu dâm dương hoắc (dương hoắc tửu): dâm dương hoắc 100 g, rượu (300 – 350) 500 ml, ngâm 7 – 10 ngày, hàng ngày lắc đều. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 20-30ml (khi uống hâm nóng). Bài này tốt cho người bị phong thấp (đau nhức xương khớp, bại liệt nửa người, tay chân tê bì); liệt dương, di tinh.
Hoặc: Dâm dương hoắc 500 g (tán vụn, dùng túi vải xô thưa bọc lại), rượu (300 – 350) 3.000 ml. Cho trong bình cùng túi vải có thuốc, đậy kín, để uống quanh năm, mỗi đợt 3 – 5 ngày (khi uống hâm nóng), tránh uống say. Dùng thích hợp cho người bại liệt nửa người, tay chân tê bì, đái vặt, không nhịn được.
3 cách chữa bệnh đau lưng bằng gừng
Trước khi đi khám thì bạn cần biết cách chữa đau lưng bằng gừng cũng rất hiệu quả, sau đây là 3 cách thực hiện đơn giản và nhanh nhất giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối đa trong quá trình thực hiện điều trị. Bạn cần đắp trực tiếp lên vị trí đau.
S ử d ụ ng g ừ ng và hành khô ch ữ a đau l ư ng:
Nguyên liệu: Gừng tươi (20 g), hành củ (15 g), bột mỳ (30 g), một băng vải sạch.
Cách làm: em gừng và hành (đã rửa sạch) giã nát rồi trộn với bột mì. Sau đó đem hỗn hợp xào nóng lên, đem hỗn hợp còn nóng đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay băng 1 lần.Thực hiện như vậy trong vòng 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách chữa đau lưng bằng gừng ngâm rượu
Nguyên liệu: Gừng tươi (1 kg), rượu trắng (2 l)
Cách làm: Gừng rửa sạch đ.ập dập rồi cho vào lọ ngâm với rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày sau đó lấy ra xoa bóp những vùng bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, có thể để ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng 3 tuần). Cách chữa này cần phải chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp bớt đau và ngủ ngon hơn.
Chữa đau lưng bằng gừng nóng và mật ong
Nguyên liệu: Gừng tươi hoặc khô, mật ong, muối, dấm chua và một mảnh khăn.
Cách làm: Cho gừng vào đun nóng với muối và dấm. Sau đó dùng mảnh khăn thấm hỗn hợp gừng nóng và mật ong bôi xoa bóp lên chỗ bị đau nhiều lần. Cách chữa này cũng có tác dụng lưu thông m.áu, cơ bắp thoải mái và giảm đau hiệu quả.
Bị sỏi thận nhiều năm, bệnh nhân để sỏi kết thành san hô bao quanh thận
Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến nhưng lại không kém phần nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người mắc, trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân Doãn Trung P (62 t.uổi, tỉnh Hưng Yên) vào viện trong tình trạng đau bụng, thắt lưng dữ dội.
Qua thăm khám và siêu âm, bác sĩ phát hiện người bệnh có sỏi san hô kích thước rất lớn 61x23mm, chiếm hết cả thận, sỏi niệu quản trái 1/3 dưới kích thước 9x17mm gây ứ nước thận phải độ III. Sau hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da.
Sau khi thực hiện tán sỏi qua da toàn bộ sỏi san hô, sỏi niệu quản đã được tán sạch, triệt để.
Trường hợp chị N.C.H. (34 t.uổi, Hà Nội) bị sỏi thận nhiều năm nay nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng. Gần đây, chị H. thấy có các triệu chứng đau tức thắt lưng bên phải.
Qua thăm khám và kết quả phim chụp, các bác sỹ chẩn đoán có sỏi san hô hoàn toàn thận phải gây giãn thận phải độ 2 với kích thước lớn 6x4cm. Bác sĩ cho biết sỏi của chị H. là sỏi san hô phân nhánh phức tạp cần phẫu thuật để lấy sỏi.
BSCK II Nguyễn Quang Cừ – Chuyên gia tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ
Đối với sỏi san hô phân nhánh phức tạp sẽ gây tổn thương và hỏng thận theo thời gian. Đổi với sỏi nhỏ, đơn giản, các bác sỹ thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng một đường hầm.
Nhưng với trường hợp phức tạp các bác sỹ phải tiến hành phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng ba đường hầm để tiếp cận được hết các nhóm đài thận. Từ đó, các bác sỹ sẽ lấy được hết sỏi. Thông thường, để lấy được hết sỏi san hô phân nhánh phức tạp, bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp can thiệp ít xâm lấn, nội soi tán sỏi thận qua da với độ an toàn, tính thẩm mỹ, hiệu quả cao đã trở thành lựa chọn điều trị hàng đầu. Phương pháp này đang dần thay thế phẫu thuật mổ mở truyền thống bên cạnh các phương pháp nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng laser, tán sỏi ngoài cơ thể…
Đối với tán sỏi qua da, bác sĩ Cừ cho biết ưu điểm đó là bệnh nhân hồi phục rất nhanh gần như trở lại trạng thái bình thường chỉ vài ngày sau phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da, cơ thể ít phải chịu đau đớn như mổ mở.
Quá trình thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ tạo một đường hầm từ ngoài da vào bể thận qua vết rạch khoảng 1cm, nong đường hầm đưa máy nội soi và dụng cụ tán sỏi bằng năng lượng laser để tán vụn sỏi và hút ra ngoài cơ thể.
Việc mổ lấy sỏi nhất là sỏi san hô và cấu trúc phức tạp thường phải tiến hành mổ mở để lấy sỏi, vết mổ dài khoảng 15cm, nguy cơ tổn thương 20-30% chức năng thận do vết rạch trên nhu mô hoặc phải tiến hành cắt bán phần/ toàn bộ thận đối với sỏi ở vị trí khó xử lý, hậu phẫu nặng nề, thời gian phục hồi kéo dài đến hàng tháng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những người bị sỏi thận cần hết sức chú ý. Không nên chủ quan với sỏi thận.
Trong cuộc sống hàng ngày, cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ. Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.