Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ thảo dược dân gian

Các loại thảo dược lưu truyền lâu năm như cây vông đỏ, diếp cá, cỏ mực, cỏ tháp bút, hoa hòe có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được hiểu là các đám rối mạch m.áu trong ống h.ậu m.ôn. Khi m.áu không được lưu thông hoặc bị ứ đọng lại, tĩnh mạch căng và giãn dần, tùy vào từng mức độ sẽ gây nên nhiều hay ít búi trĩ.

Tĩnh mạch căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng giãn theo, thành mạch mỏng và căng nên m.áu sẽ dễ bị thẩm thấu ra ngoài nên sẽ nhìn thấy niêm mạc sa (trồi ra ngoài), xung huyết và dễ vỡ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là ngồi lâu trên bồn cầu, ăn ít chất xơ, quá trình đi đại tiện khó khăn và phải rặn nhiều. Bệnh còn do di truyền, chức năng đường ruột kém, tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính. Những người béo phì, phụ nữ mang thai cũng dễ bị trĩ.

Triệu chứng của bệnh là c.hảy m.áu nhưng không gây đau trong quá trình đi tiểu tiện. Bị ngứa hoặc kích thích ở vùng h.ậu m.ôn do có dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống h.ậu m.ôn. Khó chịu, đau rát h.ậu m.ôn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ. Sưng vùng quanh h.ậu m.ôn. Gần h.ậu m.ôn xuất hiện một khối u nhô lên gây rát hoặc đau.

Có hai loại trĩ là trĩ ngoại và trĩ nội. Bệnh nếu không được điều trị sẽ để lại các biến chứng như c.hảy m.áu, thiếu m.áu, nhiễm khuẩn tại chỗ, tắc mạch trĩ, sa búi trĩ, gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đời sống t.ình d.ục.

Lương y Nguyễn Hoàng Quân và bài thuốc điều trị bệnh trĩ.

Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc giúp hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Bài thuốc gia truyền gồm 7 vị như cây vông đỏ, cây diếp cá, cỏ mực, cỏ tháp bút, hoa hòe và một số vị thuốc khác sẽ được thêm vào tùy theo tình trạng bệnh nhân trĩ.

Trong đó, cây vông đỏ là cây thuốc quý có ngọn đỏ tía, nhựa đỏ (loài này quý hiếm hơn cây vông trắng) dùng để ổn định đường tiêu hóa, hỗ trợ trị chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón.

Cây diếp cá tính mát, giúp làm mát, hỗ trợ chứng nóng trong, táo bón. Cây cỏ mực tác dụng cầm m.áu. Hoa hòe giúp an thần, hỗ trợ tiêu hóa. Còn tháp bút giúp mát gan, mát thận.

Thang thuốc được đóng thành túi dùng trong thời gian 20 ngày. Mỗi ngày 25g, sắc với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 10 phút, bắc ra uống thay trà hàng ngày.

Những ngày đầu dùng thuốc, tình trạng như nóng trong, táo bón, phân đi sống nát, đi ngoài ra m.áu bắt đầu có tình trạng giảm dần. Dùng khoảng 20 ngày đầu ổn định đường tiêu hóa giúp người mắc bệnh trĩ đi ngoài và tình trạng đau rát, táo bón, ra m.áu sẽ khỏi.

Về tình trạng trĩ nội, trĩ ngoài, hay trĩ tổng hợp cần dùng một liệu trình 40 ngày, nếu ai bị nặng cần dùng 2 liệu trình và phải thật kiên trì sử dụng, kết hợp với kiêng các chất cay nóng, rượu bia t.huốc l.á và cần kết hợp ăn nhiều rau xanh.

Loại hạt màu đen bỏ đi, không ngờ là ‘thuốc quý’ giá cao

Hạt gấc bị nhiều người coi là phế phẩm, thường vứt đi. Nhưng những người biết đến công dụng tuyệt vời của chúng lại coi đây là ‘tiên dược’.

Hạt gấc được nhiều thương lái tìm mua và bán trên thị trường với giá cao.

Gấc là loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Cây gấc được nhiều gia đình trồng làm hàng rào hoặc trồng trước sân nhà. Đây là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đ.âm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau.

Với người Việt, quả gấc là một trong những loại quả dân dã và quen thuộc hàng ngày. Mọi người thường lấy cùi, ruột gấc để nấu xôi, làm bánh hay dùng để chế biến các món ăn hoặc tách riêng màng để chiết dầu. Còn phần hạt gấc được coi là phế phẩm, thường bị vứt đi hoặc để trẻ con chơi.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người biết hạt gấc có nhiều công dụng với sức khỏe nên giữ lại loại hạt này để dùng dần.

Chị Thu Hiền (Hà Nội) đã từng sử dụng hạt gấc rang giã mịn rồi ngâm rượu, bôi vào chỗ nám và tàn nhang. Chị Hiền cho biết hạt gấc có công dụng làm mờ nám và tàn nhang rõ rệt.

Hạt gấc được nhiều thương lái tìm mua và bán trên thị trường với giá cao. (Ảnh: Dân Việt)

Nhiều gia đình dùng hạt gấc đã ngâm với rượu để xoa bóp cho đỡ đau và giã mịn hạt gấc để đắp vào hạch.

Trong Đông y, hạt gấc là một vị thuốc quý, được coi là một loại “tiên dược”. Có thể dùng hạt gấc ngâm với rượu bôi ngoài, dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sưng. Ngoài ra, hạt gấc được sử dụng làm giảm đau xương khớp, trị đau răng hiệu quả, chữa bệnh trĩ, chữa sưng vú, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, trị sốt rét, quai bị… Cách dùng và liều lượng sẽ phụ thuộc vào từng bệnh, người dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Theo y học hiện đại, trong nhân hạt gấc có 55,3% chất béo, 16,6% chất đạm, 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều người muốn sử dụng hạt gấc nên nhiều tiểu thương đã thu gom loại hạt này để bán. Nhiều thương lái đang lùng mua từng cân hạt gấc với giá cao, số lượng lớn để bán sang Trung Quốc. Hạt gấc tươi được các thương lái thu mua với giá 20.000-35.000 đồng/kg.

Trên chợ mạng, mỗi kg hạt gấc tươi có giá 50.000 đồng. Hạt gấc rang, đóng gói có giá 90.000-100.000 đồng/kg. Còn bột hạt gấc có giá từ 130.000-150.000 đồng/kg.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *