Bài thuốc hỗ trợ điều trị cường tuyến giáp

Cường giáp là một bệnh nội tiết thường gặp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (4/1), ở độ t.uổi 30 – 45 và hay phát ra sau một chấn thương thần kinh mạnh.

Bệnh cường tuyến giáp gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ t.uổi 30-45.

Nguyên nhân do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể, làm tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh, kèm theo to tuyến giáp. Người bệnh có biểu hiện: tính tình nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, dễ đói, tâm trạng thay đổi thất thường, rối loạn k.inh n.guyệt, chân tay lạnh, cảm thấy rất lạnh về mùa đông và nóng quá mức về mùa hè, người gầy sút cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi…

Theo y học cổ truyền, bệnh cường giáp thuộc phạm trù chứng “can hỏa”, “anh lựu”. Chứng anh lưu phát sinh không do âm dương chính khí kết thũng thì cũng do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ gây ra. Bệnh liên quan đến rối loạn tình chí; bệnh lý chủ yếu là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên.

Thông thường bệnh phát từ từ; triệu chứng lâm sàng mức độ nặng nhẹ khác nhau (nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng). Một số ít bệnh nhân do chấn thương tinh thần hoặc do nhiễm khuẩn tuyến giáp mà bệnh phát đột ngột. Trên lâm sàng, bệnh thường là đàm hỏa hư thực thác tạp nên có thể phân theo thể nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng để điều trị.

Chứng nhẹ: giai đoạn mới mắc, bệnh nhân thấy bứt rứt, tính tình nóng nảy, mệt mỏi, tim hồi hộp đ.ánh trống ngực, sút cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền tế sác. Nguyên nhân chủ yếu do can khí uất đàm kết sinh hỏa nhiễu tâm. Phép trị: chủ yếu sơ can thanh tâm, hóa đàm tán kết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1- Đơn chi tiêu dao tán hợp với Toan táo nhân thang gia giảm: chi tử sao 12g, tri mẫu 10g, liên tử 10g, đơn bì 12g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, toan táo nhân 16g, viễn chí 10g, bối mẫu 10g, hải tảo 24g, mẫu lệ 30g. Sắc uống.

Chi tử (hạt của cây dành dành) khô là vị thuốc trong bài “Đơn chi tiêu dao tán” trị cường tuyến giáp giai đoạn mới mắc (chứng nhẹ).

Bài 2: trân châu mẫu 40g, bá tử nhân 12g, đơn sâm 20g, miết giáp (chế) 16g, sài hồ 8g, côn bố 16g, chích thảo 20g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, phù tiểu mạch 40g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 12g, hoàng dược tử 16g, hải phù thạch 80g. Sắc uống. Bài này dùng cho các trường hợp nhẹ.

Nếu kết quả tốt, chuyển sang dùng thuốc hoàn hoặc cao trong 2 – 3 tháng. Trường hợp không khỏi chuyển sang dùng thuốc theo phép trị chứng nặng.

Chứng nặng: các triệu chứng trên đều nặng hơn, người bệnh sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch tế sác hoặc kết đại.

Nguyên nhân do khí uất đàm kết, táo hỏa. Phép trị: hóa đàm tán kết. Dùng bài thuốc: đảng sâm 16g, phục linh 12g, phù tiểu mạch 40g, đương quy 40g, sài hồ 8g, hoàng dược tử 16g, côn bố 16g, chích thảo 40g, phục thần 12g, sinh thạch cao (sắc trước) 40g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, hải phù thạch 80g, bá tử nhân 12g, xích thược 12g, bạch thược 12g. Sắc uống.

Côn bố (tảo biển) là vị thuốc trị cường tuyến giáp giai đoạn bệnh nặng hơn (chứng nặng).

Chứng nguy: người bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói mê sảng; hoặc sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần lạnh nhạt, mạch tế vi khó bắt, huyết áp hạ, có thể có vàng da. Nguyên nhân do táo hỏa cực thịnh làm suy kiệt khí âm nên cần kết hợp Tây y để truyền dịch cấp cứu hồi sức.

Phép trị: hồi dương cố thoát, ích khí liễm âm. Dùng bài thuốc Sâm phụ thang để hỗ trợ: nhân sâm 30g, phụ tử 15g. Sắc cho uống qua sonde, kết hợp thở oxy, truyền dịch glucoza 5 – 10%, số lượng vừa phải tùy theo tình hình, tốc độ không nên quá nhanh, kết hợp với thuốc tây trị suy giáp.

Nhân sâm là vị thuốc trong bài “Sâm phụ thang” hỗ trợ trị cường tuyến giáp giai đoạn người bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói mê sảng…

Biến chứng: người bệnh đ.ánh trống ngực, hồi hộp, tức ngực khó thở, vùng trước tim đau. Cơ bắp yếu mềm, đi lại khó khăn do nồng độ kali m.áu hạ. Đau ngực (hung tý) do can khí uất trệ, nhiệt đàm làm tắt kinh lạc. Phép trị là sơ can thông lạc, thanh nhiệt hóa đàm. Dùng một trong các bài thuốc sau để hỗ trợ:

Bài 1: đương quy 15g, bạch thược 15g, hương phụ 15g, huyền sâm 15g, sài hồ 10g, bạch linh 10g, bạc hà 10g, uất kim 10g, hoàng cầm 10g, bạch truật 12g, đơn bì 12g, chi tử 12g, hạ khô thảo 24g. Sắc uống. Tác dụng sơ can thanh nhiệt. Trị thể can uất hoá nhiệt.

Nếu tim hồi hộp không yên, gia bá tử nhân 30g, khổ sâm 15g, ngũ vị tử 15g. Khi hết đau ngực (hung tý tuyên thống), tiếp tục phép trị theo chứng nặng, gia thuốc hoạt huyết hóa ứ.

Bài 2 – Bổ tâm đơn gia giảm: sa sâm 16g, huyền sâm 12g, đơn sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, bá tử nhân 12g, ngũ vị tử 4g, táo nhân sao 20g, viễn chí 6g, chu sa (tán bột mịn, hòa vào thuốc sắc, uống) 1g, hạ khô thảo 20g, mẫu lệ 15g, hải tảo 10g, côn bố 10g. Sắc uống.

Chân tay mềm yếu: do can thịnh tỳ hư, khí thoát đàm kết, dùng các vị: đơn bì, chi tử, thái tử sâm, bạch truật sống, chích hoàng kỳ, khương bán hạ, thanh bì, trần bì, ngưu tất, tàm sa, côn bố; liều lượng bằng nhau. Sắc uống. Khi có kết quả tiếp tục dùng thuốc theo chứng nhẹ.

Trời lạnh nguy hiểm với người mắc tiểu đường thế nào?

Bác sỹ cảnh báo, bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng khi sinh hoạt bị đảo lộn bởi thời tiết lạnh giá…

Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại BV Nội tiết Trung ương vì… chườm nóng

Huyết áp tăng vọt vì… ăn nhiều

Bà T.T.M. (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) vừa trở về nhà sau hơn một tuần điều trị nội trú tại Bệnh viện (BV) Lão khoa T.Ư vì huyết áp và chỉ số đường m.áu lúc lên cao vút, khi lại xuống quá thấp khiến cơ thể mệt mỏi, lao đao.

Theo lời bà M., gần hai tháng nay, gần như không bước chân ra khỏi nhà vì trời liên tục lạnh. Thế nhưng, loanh quanh mãi trong nhà, việc ngủ nghỉ, ăn uống của bà đảo lộn hết nên thuốc thang cũng “bữa đực, bữa cái”.

“Thời tiết như vậy nên lúc nào cũng thấy chân tay lạnh giá. Vì thế suốt ngày nằm trong chăn, ngủ gà gật không theo giờ giấc, ăn lại ngon miệng. Tưởng thế là sướng ai dè “phản chủ” khi đường huyết lên, xuống khó kiểm soát”, bà M. cho hay.

Còn trường hợp ông T.V.H. (Hà Nội) vốn có bệnh nền đái tháo đường đã 15 năm, kèm huyết áp cao. Ngày nào ông H. cũng đều đặn với lịch uống, tiêm thuốc 3 lần, nhờ vậy sức khỏe khá ổn định.

Tuy nhiên, chủ quan với sức khỏe, lại rơi đúng đợt Hà Nội lạnh đỉnh điểm, ông H. bỏ lỡ 4 ngày thuốc vì “ngại” đi tái khám, lĩnh thuốc. “Trước hôm xảy ra chuyện, tôi cũng thấy cơ thể khá mệt, dự định đi viện nhưng chưa kịp thì ngã gục trong nhà vệ sinh lúc 6h sáng. May đúng lúc con cái có ở nhà đưa đi cấp cứu chứ nếu không chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra”, ông H. cho biết.

TS.BS. Trần Quang Thắng, Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, BV Lão khoa T.Ư cho biết: “Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân nhập viện thường trong tình trạng nặng với bệnh lý phổ biến là phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, đột quỵ… trên nền bệnh mạn tính có sẵn như đái tháo đường, huyết áp cao… Các bệnh nhân vốn có bệnh nền lại gặp thời tiết lạnh nên càng dễ khởi phát bệnh”.

Theo lý giải của BS. Thắng, do phần lớn bệnh nhân có đa bệnh lý, bao gồm các bệnh yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, người cao t.uổi gặp thời tiết lạnh cơ thể kém thích ứng hơn, khiến huyết áp tăng vọt nên dẫn đến đột quỵ.

Hoặc có bệnh nhân đái tháo đường do trời lạnh ảnh hưởng chế độ ăn, bệnh nhân ăn nhiều hơn làm đường m.áu tăng, gây biến chứng. “Thời tiết lạnh chính là yếu tố thúc đẩy khiến tăng nặng các bệnh mạn tính”, BS. Thắng cho biết.

BS. Thắng cũng khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh về tim mạch, hô hấp, đột quỵ hiệu quả trong thời tiết lạnh giá, người già không nên ra ngoài trời lạnh đột ngột. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay, mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để cơ thể dần thích nghi, ăn đủ bữa trong ngày.

Cẩn trọng hoại tử chân vì… chườm ấm

“Với người có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch cần tuân thủ theo đơn thuốc điều trị của bác sỹ. Trong trường hợp trời quá lạnh, không thể trở lại tái khám tại bệnh viện, người bệnh nên chủ động trao đổi qua điện thoại với bác sỹ điều trị để được tư vấn kịp thời.”

BS. Trần Quang Thắng, Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, BV Lão khoa T.Ư

Các bác sỹ BV Nội tiết Trung ương cho biết, năm nào đến mùa đông, bệnh viện cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân đái tháo đường nhập viện với tổn thương nặng ở chân vì… chườm ấm.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường bị bỏng, loét bàn chân do sử dụng sản phẩm đá muối Himalaya, đá chườm nóng để làm ấm bàn chân hoặc bỏng nặng từ bàn chân đến cổ chân vì ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ…

Nằm điều trị tại BV Nội tiết Trung ương, ông N.T.P. (Quảng Ninh) được các bác sỹ chẩn đoán bỏng sâu, n.hiễm t.rùng trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, buộc phải cắt lọc phần da thịt b.ị h.oại t.ử ở vùng ngón chân và cổ chân.

Tuy nhiên, do vết tổn thương bỏng lan rộng, đồng thời khu vực cẳng chân là vùng ít mạch m.áu nuôi dưỡng, kết hợp teo cơ do biến chứng tiểu đường nên quá trình điều trị của ông P. được tiên lượng khó khăn và kéo dài.

Ông P. kể lại: “Năm nay trời lạnh quá, không thể ngủ được nên mới đây con cháu mua tặng tôi chiếc đèn sưởi. Tối nào tôi cũng phải bật sưởi cho ấm, ai dè hôm ấy ngủ quên để gần quá, bỏng lúc nào chẳng hay”.

Điều đáng nói là đối với bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng thần kinh ngoại vi khiến bệnh nhân tê bì, mất cảm giác nóng lạnh. Vì vậy, khi sử dụng các loại chườm nóng, người bệnh không cảm nhận được sức nóng nên thường gây bỏng nghiêm trọng mà vẫn không biết.

Hơn nữa, một tổn thương rất nhỏ cũng có thể dẫn tới nguy cơ vết thương lan rộng gây hoại tử với bệnh nhân đái tháo đường do họ có đường huyết cao, kèm theo các bệnh nền khác làm suy giảm sức đề kháng.

“Việc chườm nóng, dùng nhiệt điều trị chứng tê bì cần hết sức thận trọng và phải được kiểm soát để tránh những hệ lụy đáng tiếc cho bệnh nhân”, BS. Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng Khoa Chăm sóc bàn chân, BV Nội tiết Trung ương cho biết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *