Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản gây hẹp lòng phế quản và ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây các vấn đề về hô hấp.
Viêm phế quản rất hay gặp ở người già và t.rẻ e.m, đặc biệt vào mùa thu – đông, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều hoặc trở lạnh bất thường.
Theo y học cổ truyền, khí hậu khô hanh vào mùa thu gây ra loại nhiệt bệnh ngoại cảm gọi là thu táo. Lúc đầu tà vào phần vệ khí sau đó vào phần phế khí. Xin giới thiệu một số bài thuốc và món ăn trị bệnh.
Khi tà còn ở phần vệ khí
Khí táo làm tổn thương phế, tổn thương tân dịch. Người bệnh sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác. Phương pháp chữa là tân lương nhuận phế.
Bài thuốc:
Bài 1 – Tang hạnh thang (Ôn bệnh điều biện): tang chi 8g, hạnh nhân 16g, sa sâm 12g, bối mẫu 8g, hương xị 8g, chi bì (vỏ quả chi tử) 8g, lệ bì (vỏ hạt quả vải) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng thanh tuyên táo nhiệt, nhuận phế chỉ khái. Trị ho không đờm, họng khô khát, phế bị táo, ôn, viêm đường hô hấp trên.
Bài 2 – Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện): hạnh nhân 10g, liên kiều 10g, bạc hà 4g, tang diệp 12g, cúc hoa 8g, cát cánh 10g, cam thảo 4g, lô căn 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Trị phong ôn mới phát, ho, cơ thể sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp tính.
Tang chi (cành dâu phơi sấy khô) là vị thuốc trong bài Tang hạnh thang trị viêm phế quản (thu táo) khi tà còn ở phần vệ khí.
Thực đơn chữa bệnh:
Nước la hán hạnh nhân: la hán quả 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đ.ập vụn, hạnh nhân giã dập, cùng sắc lấy nước, thêm chút đường uống. Ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê 1 quả to gọt vỏ thái lát. Cả 2 thứ nấu chín, thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Dùng tốt cho bệnh nhân viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, nóng sốt, ho khan ít đờm .
Khi tà vào phần phế khí
Táo nhiệt làm tổn thương phế. Người bệnh sốt, ho nhiều không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. Phương pháp chữa là thanh phế nhuận táo chỉ khái.
Bài thuốc
Bài 1 – Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật): a giao 16g, hồ ma nhân 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g, đảng sâm 12g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị tà ở phần khí biểu hiện sốt, ho khan không đờm, thở nghịch lên, họng khô, mũi khô, ngực đầy sườn đau.
Bài 2: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thạch cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thực đơn chữa bệnh:
Nhuận phế tán: qua lâu 1 quả bỏ hạt tán mịn, trộn với bột củ năng thành bánh, nướng chín vàng, tán bột. Mỗi lần uống 3g. Hòa với nước sôi thêm đường cho uống ngày 3 lần. Dùng cho t.rẻ e.m ho khan do viêm khí phế quản, sốt nóng, ho gà dài ngày (bách nhật khai).
Lê hấp đường phèn bối mẫu: lê 1 quả to, xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 6g. Lê gọt vỏ, tách bỏ hạt; bối mẫu tán bột. Tất cả cho vào nồi hầm chín rồi ăn. Dùng tốt cho người bị viêm khô khí phế quản ho ít đờm, lao phổi ho khan, ho gà, ho do dị ứng, viêm họng.
Trúc lịch chúc: trúc lịch (nước ép tre vầu tươi) 100ml, gạo tẻ 80-100g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho trúc lịch vào khuấy đều, chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản sốt nóng, ho đờm ít vàng dính, đau tức vùng ngực, đờm có thể có t.ia m.áu, khó thở.
Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân 30g, đường phèn 30g. Hạnh nhân đ.ập bỏ vỏ cứng, đường phèn nghiền đ.ập vụn, trộn đều. Mỗi lần ăn 9g, ngày 2 lần. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày, đờm dính.
Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: trung phủ, phế du, xích trạch, thái uyên, hợp cốc, khúc trì. Ngày làm 1 – 2 lần, mỗi huyệt trong 1 – 2 phút.
Vị trí huyệt
Trung phủ: dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 tấc, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.
Phế du: dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt thân trụ.
Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: huyệt nẳm trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Điều trị hen t.rẻ e.m không chỉ là uống thuốc …
Tỷ lệ t.rẻ e.m mắc bệnh hen phê quan ơ Viêt Nam khá cao và co chiều hướng gia tăng.
Nêu không đươc phat hiên va điêu tri kip thơi, hen phê quan co thê gây ra cac biên chưng nguy hiêm anh hương không tôt đên sư phat triên cua tre. Chuyên gia cho rằng, điều trị hen t.rẻ e.m cần một kế hoạch được cá nhân hóa.
Hen phê quan la bênh hô hâp man tinh thương găp ơ tre em
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và ở nước ta, có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng thêm 100 triệu người. Tại Việt Nam, ở miền Bắc tỉ lệ mắc hen phê quan trung bình 6% (người lớn 3,55%, t.rẻ e.m 11,87%) và từ 1961 đến nay tỉ lệ mắc bệnh ước tính tăng khoảng hơn 3 lần.
Trẻ mắc hen phế quản có chiều hướng gia tăng- Ảnh MT
Thống kê mới đây cho thấy, tại Hà Nội có 8,1% t.rẻ e.m nội thành và 6,7% t.rẻ e.m ngoại thành bị hen phế quản. Còn nếu tính riêng ở lứa t.uổi tiểu học thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh là 9% ở nội thành và 7% ở ngoại thành. Tại TP. HCM, con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có 29,1% trẻ dưới 18 t.uổi bị hen phế quản, con số thuộc loại cao nhất châu Á.
Hen phê quan ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì có thể kiểm soát được bệnh. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường.
Những sai lầm đáng tiếc trong điều trị hen t.rẻ e.m
TS.BS. Lê Thị Thu Hương ( Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) , người có 20 năm công tác trong lĩnh vực Nhi khoa , trong đó 10 năm chuyên sâu về hen và dị ứng, đã khám và điều trị cho hàng ngàn trường hợp trẻ hen phế quản cho biết, thực tế hiện nay có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong điều trị hen t.rẻ e.m. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghe nói đến “hen” là hoảng sợ, và nhiều người có tâm lý không chấp nhận là con mình mắc bệnh này mà chỉ muốn nghĩ con bị viêm phế quản…
Nhiều người khác lại có tâm lý chủ quan, mặc dù được tư vấn rõ ràng nhưng sau đó vẫn bỏ điều trị, hoặc không điều trị dự phòng hen cho con dẫn đến hậu quả đáng tiếc như bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng phổi không hồi phục…
Tổng kết lại, các sai lầm này đều bắt nguồn từ nhận thức của cha mẹ còn chưa đầy đủ và chưa đúng về căn bệnh hen phế quản – TS. Hương nhận định.
Cũng theo TS.BS. Lê Thị Thu Hương, để điều trị bệnh hen phế quản ở t.rẻ e.m, không chỉ trả lời câu hỏi: “Dùng thuốc gì?”, mà còn phải lập ra một kế hoạch tổng thể cho từng em bé, từ việc nhận biết các dấu hiệu ho, thở khò khè của con, cách chăm bé khi mới có biểu hiện triệu chứng, các kỹ thuật xịt thuốc, cách sử dụng thuốc ho đúng, khi nào đưa trẻ đi khám…
Do hen phế quản là một bệnh mạn tính nên cần xác định điều trị là một kế hoạch lâu dài, cần sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị. Nhấn mạnh vai trò của bố mẹ và việc tuân thủ điều trị tại nhà, bác sĩ Hương còn cho rằng trong điều trị hen phế quản t.rẻ e.m, điều trị dự phòng tại nhà mới là chính yếu.
Không nên tìm kiếm thông tin điều trị qua chia sẻ trên mạng xã hội
TS. Hương đặc biệt lo ngại trước một thực tế là nhiều cha mẹ thường tham gia các nhóm trên mạng xã hội chia sẻ kiến thức điều trị nhưng do không có các chuyên gia y tế đồng hành, các kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ có khi phản khoa học và rất nguy hiểm cho bệnh nhi.
“Trong quá trình khám và điều trị cho các bé, tôi nhận thấy có rất nhiều bé ho khò khè tái diễn, hen phế quản mà bố mẹ chưa tìm được giải pháp điều trị cho con. Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng và buồn nản vì bệnh tình của con tái đi tái lại”- TS. Hương chia sẻ. Chính vì vậy chị và các đồng nghiệp quyết tâm lập ra câu lạc bộ hen nhi khoa- Một giải pháp cộng đồng hỗ trợ điều trị hen ở t.rẻ e.m.
Chiều ngày 21/11/2020, Lễ ra mắt Câu lạc bộ Hen nhi khoa và cũng là buổi sinh hoạt đầu tiên của câu lạc bộ đã được tổ chức bởi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Nhi- trường Đại học Y Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong việc điều trị hen ở t.rẻ e.m.
Tại buổi ra mắt câu lạc bộ, nhiều phụ huynh đã mang con tới để được khám tư vấn cũng như để được các chuyên gia giải đáp kiến thức chăm sóc và điều trị cho trẻ bị hen phế quản. Nhưng dâu hiêu nao đê biêt đươc tre măc bênh hen? Cac biên phap như thê nao đê chăm soc tre bi hen?… la nhưng câu hoi đươc rât nhiêu bâc cha me quan tâm.
TS.BS. Lê Thị Thu Hương và điều dưỡng viên Lê Thị Thanh Hằng hướng dẫn xịt thuốc hen đúng cách cho trẻ- Ảnh MT
Trong vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ, TS.BS. Lê Thị Thu Hương thiết tha mong muốn câu lạc bộ sẽ là nơi các bác sĩ đồng hành cùng các phụ huynh có con bị hen phế quản, cung câp nhưng kiên thưc cân thiêt, đúng đắn cho cac bâc cha me trong viêc chăm soc va điêu tri tre hen phê quan. Câu lạc bộ Hen nhi khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ sinh hoạt theo quý và những dịp “thuận lợi” khiến bệnh hen có thể bùng phát như lúc giao mùa.