Trong y học cổ truyền, địa sâm là loài sinh vật biển có công dụng chữa y.ếu s.inh l.ý, kích thích tinh thần, thể chất để có được sự cương cứng
Địa sâm có 2 loài:
Loài nhỏ tên khoa học là Sipunculus nudus, là một loài giun biển, cỡ nhỏ, dài khoảng 10cm, nặng 10-20g. Thân hình trụ thon tròn như cái ống, màu hồng nhạt. Phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc xếp bao quanh, rất linh hoạt. Một đầu thân thuôn hẹp lại thành vòi tận cùng là miệng, có nhiều xúc tu rất nhỏ bao quanh; trực tràng và h.ậu m.ôn nằm gần vòi. Đầu kia thắt lại, phẳng dẹt.
Loài to (Sipunculus sp.) còn có tên là địa sâm chuối, có cỡ lớn hơn, có thể nặng đến 120g, thân màu nâu nhạt, cơ dọc ở giữa thân dưới 30 sợi, hoạt động chậm chạp.
Địa sâm có nhiều ở vịnh Bắc Bộ (Minh Châu, Quan Lạn, Đông Linh…), Nha Trang (Cửa Bè, Hòn Rùa, Bích Đầm), Bến Tre, Bạc Liêu, Minh Hải, Côn Đảo. Thường tập trung ở bãi biển, nơi có gò đất cao, nhiều cát pha bùn, thủy triều lên xuống, dưới tán rừng ngập mặn um tùm; thân vùi sâu trong cát có khi đến 30cm, chỉ thò vòi ra ngoài.
Khai thác chế biến địa sâm
Mùa khai thác địa sâm chủ yếu vào tháng 3-7, lúc này địa sâm có chất lượng tốt nhất và điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi. Khi thủy triều xuống, nhặt lấy những con chui lên mặt cát hoặc dùng cuốc xẻng xắn vài nhát để thu hoạch. Đem về phải chế biến ngay vì để lâu địa sâm sẽ c.hết làm giảm chất lượng. Dùng một que tròn, dài như chiếc đũa luồn vào đầu kín của địa sâm cho thông suốt qua vòi miệng để lộn trái, bỏ nội tạng và đất cát, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Thịt địa sâm có hàm lượng protid cao, nhiều glutamat, hương vị thơm ngon, nên được sử dụng làm thực phẩm và thuốc bổ dưỡng rất phổ biến trong cư dân vùng biển; thường dùng dưới dạng món ăn, vị thuốc như nấu cháo, nấy canh, nướng vàng hoặc xào với củ nghệ.
Trong y học cổ truyền, thịt địa sâm phơi hoặc sấy khô, rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6-10g mỗi lần với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần là thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh chữa y.ếu s.inh l.ý, liệt dương, rối l.oạn c.ương d.ương…Bài thuốc từ địa sâm chữa “y.ếu s.inh l.ý”
Thuốc bổ thận từ Kim anh tử
Kim anh tử đặc biệt tốt cho những trường hợp suy giảm chức năng thận với những biểu hiện: Người mệt mỏi, da xanh, đau mỏi lưng, hồi hộp lo âu, suy nhược thần kinh, giảm sinh lý…
Ảnh minh họa
Cây kim anh tên khác là thích lê tử, đường quán tử. Cây mọc tự nhiên, thường gặp trên các đồi cây bụi thấp ở miền núi, nương rẫy. Hoa to, thơm, màu trắng, nhị vàng, mọc ở đầu cành. Quả hình trứng, được thu hái làm thuốc lúc gần chín có màu vàng hơi nâu đỏ vào tháng 7-9. Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với một loài cây gọi là kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.
Y học hiện đại dùng quả kim anh với tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cầm m.áu, chữa thần kinh bất định, lo âu, trằn trọc, khó ngủ. Đông y lại dùng quả kim anh làm thuốc bổ thận, ích tinh, tráng dương, thu liễm, chỉ tả.
Để làm thuốc, quả kim anh hái về trà xát sao cho rụng hết gai rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ bên trong quả, phơi hoặc sấy khô (không để sót hạt). Dược liệu có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, với liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc bột hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác.
Kim anh tử có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng điều trị di mộng tinh, y.ếu s.inh l.ý, x.uất t.inh sớm
Tác dụng này của kim anh tử đã được ghi chép ở rất nhiều tài liệu y dược cổ. Cuốn cảnh nhạc toàn thư có ghi: “Kim anh tử có tác dụng sinh tân dịch, ích tinh tủy, bổ thận, cố tinh, tráng gan cốt, bổ ngũ tạng, dưỡng khí huyết” giúp điều trị y.ếu s.inh l.ý, suy giảm sinh lý nam.
Tác dụng điều trị chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày: Chứng tiểu đêm, tiểu nhiều có nguyên nhân do suy giảm chức năng thận. Kim anh tử có tác dụng bổ thận dưỡng huyết bởi vậy sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả chứng tiểu đêm.
Tác dụng điều trị khí hư bạch đới ở phụ nữ: Không chỉ có công dụng đối với nam giới, vị thuốc này còn có tác dụng tốt với nữ giới, đặc biệt là các trường hợp nữ giới suy giảm sinh lý, khí hư bạch đới, giảm ham muốn.
Điều trị sa tử cung, sa trực tràng: Theo Trung Hoa y dược, kim anh tử khi kết hợp với ngũ vị tử, sắc uống, có công hiệu điều trị sa trực tràng.
Điều trị chứng tỳ hư, hay đi cầu phân lỏng: Kim anh tử kiện tỳ, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Dân gian thường dùng kim anh tử để điều trị các chứng bệnh suy giảm chắc năng của hệ tiêu hóa, suy nhược cơ thể do ảnh hưởng chức năng thận bị suy giảm.
Chữa thận hư, liệt dương, di tinh: Kim anh 15g, ba kích 12g, thục địa 12g, sơn thù du 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu đường, di tinh: Kim anh, thạch hộc, mạch môn, sa sâm, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g, quy bản 8g, sắc uống ngày một thang.
Hoặc dùng bài: Kim anh 16g, thạch hộc 16g, sắc uống với bột hoài sơn, khiếm thực, mỗi vị 12g, chia làm 3 lần trong ngày.
Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ cho vào một túi vải cùng với tua sen, sắc kỹ với 3 lít nước lấy 1 lít, lọc kỹ, để riêng, tiếp tục sắc với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5 lít, lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước, thêm đường, khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Hoặc dùng bài: Kim anh 100g, khiếm thực 100g, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 8 – 12g.
Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Sắc uống.
Chữa tỳ hư, đại tiện lỏng: Kim anh 10g, phục linh 10g, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: Cao quả kim anh 184g, hoàng bá, khiếm thực, mỗi thứ 180g; sa sâm nam, sơn dược, mỗi thứ 120g; hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, liên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ, mỗi thứ 75g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.
Ngoài ra rễ và lá kim anh cũng được dùng làm thuốc. Rễ rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, chữa chứng phong tê bại, đau nhức chân tay (Nam dược thần hiệu). Lá cây kim anh, dùng ngoài, giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, l.ở l.oét, bỏng.