Bạn đã hiểu về chu kỳ k.inh n.guyệt và biết cách tính ngày rụng trứng?

Cơ thể phụ nữ thật diệu kỳ nhưng cũng vô cùng phức tạp. Chu kỳ k.inh n.guyệt của bạn nằm ở trung tâm sự rắc rối đó.

K.inh n.guyệt là một quá trình sinh học lặp đi lặp lại mỗi tháng của một nửa thế giới. Nhưng hầu hết phụ nữ đều không hiểu rõ về bốn giai đoạn của mỗi chu kỳ. ELLE sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đáng tin cậy từ chuyên gia về k.inh n.guyệt và cách tính ngày rụng trứng.

Ảnh: Getty Images

Giai đoạn đầu tiên là k.inh n.guyệt (khi hành kinh). Thứ hai là giai đoạn nang trứng (khi cơ thể bạn có khả năng có thai). Rụng trứng là giai đoạn tiếp theo – khi trứng rụng từ buồng trứng với mục đích chuẩn bị thụ tinh với t.inh t.rùng. Giai đoạn cuối cùng được gọi là giai đoạn hoàng thể (luteal) . Khi đó, có hai trường hợp xảy ra: Bạn được thụ thai hoặc không thụ thai. Khi không thu thại, thành tử cung sẽ rơi ra bạn sẽ bắt đầu giai đoạn một của chu kỳ tiếp theo. Trong đó, quá trình rụng trứng làm nhiều quý cô bối rối.

RỤNG TRỨNG LÀ GÌ?

Rụng trứng là giai đoạn buồng trứng sản sinh ra một quả trứng. Nhưng quá trình này khá phức tạp! Theo Phòng khám Cleveland, quả trứng đó là nỗ lực thụ thai của cơ thể, và số lượng trứng chỉ có hạn. Dù bạn được sinh ra với 1 triệu trứng chưa phát triển. Nhưng chỉ còn khoảng 300 nghìn trứng khi đến t.uổi dậy thì và con số đó tiếp tục giảm dần khi bạn già đi.

Mỗi tháng, cơ thể nuôi lớn một quả trứng như vậy trong thời kỳ rụng trứng. Khi cơ thể bạn sản sinh đủ lượng estrogen và lượng hormone hoàng thể tăng lên. Lúc này trứng xuất hiện và được đưa qua ống dẫn trứng về phía tử cung. Estrogen kích thích tử cung sản xuất thêm m.áu và mô mềm, làm thành tử cung dày lên, chuẩn bị để chứa trứng được thụ tinh. Trứng chỉ sống được từ 12 đến 24 giờ để đợi t.inh t.rùng đến thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh, nó sẽ được chuyển đến tử cung. Sau đó bám vào thành tử cung, ở đó phát triển thành em bé. Nếu trứng không được thụ tinh, thành tử cung sẽ rơi ra cùng với trứng tạo thành m.áu kinh.

Ảnh: Getty Images

THỜI ĐIỂM RỤNG TRỨNG

Nếu bạn đang cố thụ thai, giai đoạn rụng trứng là thời điểm lý tưởng cho bạn. Trong một chu kỳ 28 ngày, phụ nữ thường rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14. Tùy mỗi cá nhân, thời gian rụng trứng sẽ kéo dài từ 12 đến 48 giờ.

Bác sĩ Mary Jane Minkin – Giáo sư môn Sản khoa, Phụ khoa và Sức khỏe Sinh sản tại Đại học Y Yale, Mỹ – phát biểu: “Bất kể chu kỳ của bạn dài bao nhiêu ngày, bạn có thể tính ngày rụng trứng bằng cách lấy số ngày chu kỳ trừ đi 14″. Ví dụ, ngày cuối cùng của chu kỳ (1 ngày trước ngày hành kinh) là ngày 30/6, ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày 16.

CÁC TRIỆU CHỨNG KHI RỤNG TRỨNG

Cơ thể có những dấu hiệu cho bạn biết khi nào nó đang rụng trứng. Theo Hiệp hội American Pregnancy Association, các triệu chứng khác nhau ở từng người. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất là dịch từ cổ tử cung, có dạng đặc sệt giống như lòng trắng trứng – kết cấu cần thiết để giữ t.inh t.rùng sống và có khả năng thụ tinh cho trứng.

Nhiệt độ cơ thể phụ nữ những ngày này cũng thường tăng lên. Đồng thời cổ tử cung mềm hơn, nới rộng và ẩm ướt hơn, phục vụ hoạt động t.ình d.ục. Một số triệu chứng khác là cơ thể căng lên, ngực nhạy cảm hơn và cảm hứng t.ình d.ục tăng.

Ảnh: readersdigest

KHI CƠ THỂ ĐƯỢC THỤ THAI

Nếu đang tính ngày rụng trứng để thụ thai, bác sĩ Minkin cho rằng bạn nên tính luôn một hai ngày trước và sau ngày rụng trứng. Dù trứng chỉ có thể được thụ tinh trong khoảng 12 đến 24 giờ nói trên. Nhưng t.inh t.rùng có thể sống được khoảng bốn, năm ngày trong cơ thể.

Ảnh: healthandmindcare

Nếu bạn đang cố tránh thai, thông tin này cũng cực kỳ quan trọng để bạn có thể tránh quan hệ t.ình d.ục hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả trong những ngày này. Theo dõi chu kỳ k.inh n.guyệt và các dấu hiệu rụng trứng để xác định giai đoạn rụng trứng chính xác của cơ thể.

Theo khoe365.net.vn

Tuần đầu tiên của thai kỳ: Những thay đổi nhỏ của cơ thể cho biết bạn đã có tin vui

Nếu các mẹ đã mong mỏi tin vui suốt mấy tháng nay thì đừng chần chừ mà hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem mình có đang ở tuần thai thứ nhất không nhé?

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tuần thai thứ nhất là khởi đầu cho hành trình mang thai của mẹ nhưng thực chất mẹ vẫn chưa biết mình có bầu và chỉ đang bước vào giai đoạn rụng trứng. Bạn biết rằng mỗi lần bạn có kinh là lúc mà cơ thể tập dượt để chuẩn bị có thai: sự thay đổi về nội tiết tố vô cùng phức tạp sẽ hỗ trợ cho quá trình thụ tinh diễn ra trong khoảng 2 tuần sau đó. Mặc dù không phải ai cũng có chu kỳ k.inh n.guyệt giống nhau nhưng các bác sĩ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối làm mốc để tính ngày dự kiến thai nhi được hình thành.

Ảnh minh họa

Chắc hẳn mẹ cũng tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo việc đang mang thai, tuy nhiên ở tuần thai thứ nhất những dấu hiệu này rất nhẹ, có thể là không sẽ khiến bạn chủ quan:

– Cơ thể xuất hiện chất nhầy hơi khác thường về mùi và màu: khí hư màu trắng hoặc trắng đục.

– Có dấu hiệu trễ kinh (nếu chu kỳ k.inh n.guyệt đều đặn), lúc này bạn nên dùng các xét nghiệm thử thai tại nhà ví dụ như que thử để xác định.

– Tăng nhiệt độ cơ thể: nhiệt độ có thể tăng cao hơn khoảng 0.5 độ C và xuất hiện ngay từ tuần thai thứ nhất kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ chỉ cần bổ sung lượng nước cho cơ thể và không cần dùng đến thuốc.

– Sự thay đổi ở vùng ngực: bạn sẽ có cảm giác đau nhức hoặc ngực sưng lên, phần xung quanh núm vú trở nên sẫm màu.

– Cảm giác mệt mỏi, có thể kèm theo đau đầu, đau bụng dưới hoặc đau lưng. Nếu có dấu hiệu này mẹ nên nằm nghỉ ngơi thư giãn bất cứ khi nào có thể. Mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ảnh minh họa

– Thay đổi cách ăn uống: tự nhiên mẹ sẽ thèm ăn những món lạ hơn thường ngày; ngoài ra ở một số bà mẹ sẽ có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói (nghén thai kỳ).

– Đi tiểu nhiều hơn: Trong tuần đầu tiên, mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần đi tiểu lượng ít, không có dấu hiệu bất thường như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu đau…Đây hoàn toàn là điều bình thường mẹ không cần xử lý đặc biệt.

Sự phát triển của thai nhi

Như trên đã viết, ở tuần đầu tiên này thực tế thai nhi vẫn chưa được hình thành. Em bé của bạn vẫn còn đang chờ “đúng thời điểm” mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng không phải vì thế mà tuần đầu tiên này kém quan trọng đâu các mẹ nhé! Hãy chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để nuôi dưỡng mầm sống mới trong bạn.

Những điều mẹ cần lưu ý:

Lý tưởng nhất là các bạn nên chuẩn bị sức khỏe ngay từ khi xác định có con: khám sàng lọc trước hôn nhân cũng như tiêm chủng đầy đủ là điều khá quan trọng. Bởi vì khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ yếu đi và mẹ rất dễ mắc các chứng bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng đến bé yêu của bạn như: cúm, sởi quai bị rubella, thủy đậu…

Việc bổ sung chất dinh dưỡng qua việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất, rau xanh, hoa quả – tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn, t.huốc l.á, đồ ăn sống cũng là điều mẹ nên chú ý. Mẹ hãy bổ sung vitamin, đặc biệt tối thiểu 400mcg acid folic mỗi ngày từ ngay khi xác định có em bé, khi có bầu và suốt cả thai kỳ để giảm thiểu tối đa di tật thai nhi (lượng acid folic thấp sẽ dẫn đến khuyết tật dây thần kinh ở thai nhi).

Ảnh minh họa

Hạn chế tối đa việc dùng đến thuốc, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc và từ đó đưa ra kết luận chính xác. Các mẹ đừng ngại bày tỏ những băn khoăn hay bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ ngay từ tuần đầu tiên với người có kinh nghiệm, chuyên môn nhé!

Vậy là tuần đầu tiên cũng chưa có nhiều thay đổi ở em bé, nhưng cơ thể mẹ chắc hẳn cũng đã có một hay vài dấu hiệu khác lạ, báo hiệu mẹ và em bé sẽ còn thay đổi phát triển liên tục trong các tuần tiếp theo. Bạn hãy cùng bước vào tuần thứ hai nhé!

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *