Sau 19 năm xóa sổ, bệnh bại liệt đã xuất hiện trở lại Philipines với 8 ca mắc mới theo số liệu mới nhất cập nhật từ ngành y tế nước này.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Việt Nam nhận được thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Philippines ghi nhận dịch bệnh do virus bại liệt sau 19 năm loại trừ tại nước này.
Cụ thể, từ 19/9/2019 đến 27/11/2019, Philippines đã ghi nhận 8 trường hợp bại liệt. Trường hợp đầu tiên được xác định vào ngày 14/9, bệnh nhân là một b.é g.ái 3 t.uổi ở miền nam Philippines. Virus phân lập từ bệnh nhân có mối liên hệ về di truyền với chủng virus bại liệt týp 2 (VDPV2) trước đó được phân lập từ các mẫu giám sát lấy từ môi trường ở Manila và Davao.
Trường hợp thứ 2 được ghi nhận vào ngày 19/9 là một b.é t.rai 5 t.uổi ở tỉnh Laguna, cách thủ đô Manila khoảng 100 km. Trường hợp thứ 8 ghi nhận ngày 25/11. Ngoài ra, virus bại liệt tuýp 1 (VDPV1) cũng đã được phân lập từ các mẫu lấy từ môi trường thu thập tại Manila.
Tiêm phòng vắc xin sởi và bại liệt tại Manila. Ảnh minh họa
Để ứng phó với dịch bệnh, Philippines đã triển khai một loạt các biện pháp như: Từ tháng 10/2019, thực hiện chiến dịch sử dụng vắc xin bại liệt quy mô lớn trên cả nước đối với tất cả t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, mục tiêu đạt hơn 1 triệu t.rẻ e.m được sử dụng vắc xin bại liệt trong chiến dịch.
Thực hiện chính sách “Tiếp cận vệ sinh bền vững” giúp người dân dễ dàng thực hiện các biện pháp vệ sinh nơi công cộng và gia đình.
Công bố dịch bệnh, cập nhật thông tin dịch bệnh thường xuyên và đưa ra những khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh cho người dân và du khách. Huy động sự hỗ trợ của quốc tế, các tổ chức đoàn thể trong nước để thực hiện việc phòng chống dịch bệnh.
WHO nhận định nguy cơ lây lan quốc tế của dịch bệnh bại liệt ở mức thấp. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ phát hiện ca bệnh mới tại Philippines do khả năng miễn dịch cộng đồng của nước này thấp.
WHO khuyến cáo, các quốc gia cần tăng cường giám sát liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút bại liệt để ứng phó kịp thời. Duy trì hoạt động tiêm chủng thường xuyên, bền vững, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin bại liệt cao để tránh sự lây truyền của vi rút, giảm hậu quả của dịch bệnh.
Tại Việt Nam, nước ta đã được WHO công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000. Đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt thông qua giám sát tốt các trường hợp liệt mềm cấp và duy trì được tỷ lệ uống vắc xin OPV đủ 3 liều trong tiêm chủng thường xuyên trên 95% ở quy mô toàn quốc nhằm duy trì được tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng.
Trước diễn biến của dịch bệnh bại liệt trong thời gian qua trên thế giới, để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Phòng bệnh chủ động cho trẻ dưới 5 t.uổi bằng vắc xin phòng bại liệt đủ liều, đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân của t.rẻ e.m phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
– Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm cấp cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo congly
Cảnh báo ca bệnh bại liệt xâm nhập
Bênh bại liêt từng là môt trong những nôi khiêp sợ toàn câu với những vụ dịch khiến hàng ngàn trường hợp t.ử v.ong và gâp nhiêu lân con sô đó bị di chứng tàn tât suôt đời.
Ở Việt Nam đã xảy ra các dịch bại liệt lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ mắc lên đến 126,4/100.000 dân (1959).
Từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) giúp tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do bại liệt giảm đáng kể và không có các vụ dịch. Sau năm 1975, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) triển khai với trên 90% t.rẻ e.m được uống vắc xin bại liệt/năm, nhờ đó giảm nhanh trẻ mắc. Đến năm 2.000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố VN thành công trong khống chế bệnh bại liệt trên toàn quốc, không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên.
Uống vắc xin ngừa bại liệt
Bại liệt hoang dại song hành cùng vi rút biến đổi gen
Theo WHO từ đầu năm 2019 đến nay vẫn ghi nhận 66 bệnh nhân nhiễm vi rút bại liệt hoang dại tại Pakistan và Afghanistan. Một phần nguyên nhân do tỷ lệ uống vắc xin bại liệt OPV rất thấp tại 2 quốc gia này.
Bên cạnh các ca bại liệt hoang dại, vẫn còn các ca bệnh bại liệt do biến đổi di truyền với hàng chục ca mỗi năm. Riêng 8 tháng đầu năm nay đã có 53 ca tại một vài quốc gia châu Á và châu Phi. Trường hợp gần nhất được ghi nhận tại một tỉnh giáp biên tại quốc gia láng giềng Trung Quốc vào tháng 4.2019.
Đây là các ca mắc bại liệt do vi rút bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin uống, đào thải qua phân ra môi trường bên ngoài rồi biến đổi kiểu gen có khả năng gây bệnh trở lại ở những cộng đồng có tỷ lệ uống/tiêm vắc xin bại liệt thấp. Mặc dù tỷ lệ này là rất rất nhỏ (chỉ 3 – 4 ca/triệu liều) nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh dịch tại cộng đồng.
Theo các chuyên gia về y tế dự phòng, thuận tiện trong việc giao thương hiện nay là nguy cơ mang theo mầm bệnh tại mỗi điểm đến khác nhau. VN có nguy cơ xâm nhập các ca bại liệt từ mọi nơi trên thế giới nếu không có biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Có thể loại bỏ hoàn toàn
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây nên. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, sau đó đến hệ thần kinh, thường gây liệt ở chân nhiều hơn ở tay; người mắc có thể t.ử v.ong do bị liệt cơ hô hấp.
Nhờ duy trì tỷ lệ uống vắc xin OPV cao trong liên tục nhiều năm qua, Việt Nam đã không còn ghi nhận bất kỳ trường hợp bại liệt nào kể từ ca bệnh cuối cùng tại Phú Yên (1997). Tuy nhiên, các chuyên gia tiêm chủng lo ngại trước thực tế, thành công đó phần nào khiến cộng đồng chủ quan, một số các bậc cha mẹ có khuynh hướng “thuận theo tự nhiên” không cần tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.
Các chuyên gia lưu ý, vi rút bại liệt có thể tồn tại một thời gian nhất định từ vài tuần đến hằng tháng tại môi trường bên ngoài và gây bệnh duy nhất là người. Nếu duy trì tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao, vi rút sẽ không có cơ hội lây lan, dần bị cô lập và loại bỏ hoàn toàn. Do đó, việc tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ và cộng đồng.
Trẻ không được sử dụng vắc xin phòng bệnh bại liệt nếu mắc bệnh sẽ để lại đi chứng liệt và tàn tật suốt đời. Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ cho trẻ đi uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt và tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt để bảo vệ con mình.
Trong Chương trình TCMR tại các điểm tiêm chủng ở xã/ phường t.rẻ e.m được tiêm chủng miễn phí vắc xin phòng bệnh bại liệt theo lịch như sau:
– Uống vắc xin bại liệt OPV lần 1 khi trẻ đủ 2 tháng t.uổi.
– Uống vắc xin bại liệt OPV lần 2 khi trẻ đủ 3 tháng t.uổi
– Uống vắc xin bại liệt OPV lần 3 khi trẻ đủ 4 tháng t.uổi
– Tiêm vắc xin bại liệt IPV khi trẻ đủ 5 tháng t.uổi.
Theo thanhnien