Báo động về căn bệnh dễ thành ung thư gan, hơn 20 triệu người Việt mắc

Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.

Ảnh minh họa: Internet

Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường, chuyên khoa Gan Mật, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, gan nhiễm mỡ là sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, nước ta hiện có 20 – 30 triệu người (tương đương 20-30% dân số) bị gan nhiễm mỡ.

Đáng chú ý, có tới 90% người nghiện rượu bị gan nhiễm mỡ và 10% còn lại là do những vấn đề khác như tiểu đường tuýp 2, mỡ m.áu cao, béo phì, ít vận động, sử dụng thuốc quá liều hoặc rối loạn dinh dưỡng…Trong đó, việc sử dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống “nhanh” và ít vận động là những nguyên nhân phổ biến trong xã hội hiện đại, khiến cho ngay cả người gầy cũng mắc căn bệnh này.

Gan nhiễm mỡ rất dễ tái phát và được gọi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng bởi không có triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Hơn nữa tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng, bác sĩ không kê thuốc nghĩa là bệnh nhẹ và chưa thấy khó chịu gì nên không cần quan tâm. Những lời khuyên để hạn chế sự phát triển của bệnh như từ bỏ rượu bia, giảm cân và tập thể thao, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh… thường bị bỏ qua hoặc không được tuân thủ lâu dài. Ở một số trường hợp người bệnh thể trạng gầy bị gan nhiễm mỡ thì việc thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ như thể thao tích cực, ăn uống lành mạnh… tình trạng vẫn khó cải thiện.

Ảnh minh họa: Internet

Thống kê mới đây của Bộ Y tế đã khiến nhiều người phải giật mình: Có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.

Chính vì những lý do đó mà các chuyên gia gan mật nước ta đã phát đi cảnh báo, người bị gan nhiễm mỡ dù ở giai đoạn nào cũng tuyệt đối không thể chủ quan mà phải chú trọng điều trị, ngăn chặn biến chứng sớm.

Những thức ăn người bị gan nhiễm mỡ nên tránh

Mỡ động vật: Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive,…

Ảnh minh họa: Internet

Cholesterol: Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, v.v.

Thịt: Đặc biệt là thịt đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Gia vị cay nóng: Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng, v.v. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.

Rượu, bia và chất kích thích: Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.

Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Rau củ quả: Một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau cần, cải xanh, cải cúc, v.v.

Ảnh minh họa: Internet

Dầu thực vật: Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol.

Cá: Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.

Hoa atiso: Hoa atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.

Đậu nành: Thông tin về cách điều trị gan nhiễm mỡ, TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ y dược học cổ truyền Bộ Y tế cho biết, trên thế giới từ hơn 30 năm nay đã sử dụng đậu nành Châu Âu với hoạt chất Phospholipid trong đậu nành – Hoạt chất số 1 giúp giảm gan nhiễm mỡ.

Nần nghệ: Nần nghệ cũng là thảo dược quý. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, lượng saponin dồi dào có trong nần nghệ làm giảm lượng mỡ trong gan, trong m.áu rất tốt.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Căn bệnh ung thư đứng đầu Việt Nam: Bất ngờ “thủ phạm” từ người mẹ

Ung thư gan đang là căn bệnh ung thư hàng đầu ở Việt Nam hơn cả ung thư phổi và ung thư dạ dày. Ung thư gan mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người Việt.

Ung thư gan là bệnh ung thư nguy hiểm số 1

Khám bệnh tình cờ phát hiện ung thư

Anh Đỗ Văn T. 28 t.uổi, Hà Nội khỏe mạnh, bình thường và anh chưa bao giờ đi khám sức khỏe tổng quát. Trong một dịp đưa mẹ đi khám bệnh gan do mẹ anh có t.iền sử viêm gan. Khi nghe bác sĩ khám và tư vấn, anh T. cũng muốn khám thử xem tình trạng sức khỏe của mình ra sao.

Bác sĩ đã siêu âm ổ bụng cho anh T. và phát hiện có một khối u lớn, buộc phải tiến hành sinh thiết. Kết quả chẩn đoán cuối cùng cho thấy, anh đã mắc phải bệnh ung thư gan. Vì khối u quá to, chiếm phần lớn diện tích gan nên không thể phẫu thuật cho bệnh nhân và bác sĩ buộc phải chỉ định dùng thuốc để hạn chế sự phát triển của khối u và kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Mẹ anh T. bị viêm gan siêu vi B và khi sinh anh ra đã truyền bệnh cho con trai mình. Trước đây, anh T. cũng bị đợt siêu vi rút viêm gan B hoạt động và phải sử dụng thuốc kháng vi rút nhưng không điều trị triệt để. Anh T. kể vì trước đó cũng khám và thấy bệnh không còn vi rút hoạt động nên nghĩ khỏi hoàn toàn.

Khi bác sĩ nói đây là nguyên nhân dẫn tới xơ gan và ung thư gan khiến anh T. vô cùng lo lắng.

Không riêng gì trường hợp của anh T., Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng từng tiếp nhận cháu bé chưa đến 10 t.uổi bị ung thư gan mà nguyên nhân cháu mắc viêm gan vi rút B sơ sinh do lây nhiễm từ mẹ qua cuộc sinh nở. Mẹ của cháu bé bị viêm gan B và hàng năm hai mẹ con cháu vẫn chủ động đi khám sức khỏe và bệnh viêm gan mãn tính của mình.

Tuy nhiên, đến đợt kiểm tra này, bác sĩ phát hiện trong gan có u. Các bác sĩ tiến hành sinh thiết chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. Cháu bé may mắn được mẹ đưa đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên phát hiện khi bệnh ở giai đoạn sớm.

Trước đó, TS Trần Công Duy Long – Phó trưởng khoa Gan Mật, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn T. 43 t.uổi, giáo viên tại tỉnh Đồng Nai, đến viện khám vì bị sốt cao. Các bác sĩ phát hiện có khối u ở gan kích thước 4,5 cm.

Điều đáng nói là em trai và mẹ của anh T. đã mất vì ung thư gan. Hiện tại, anh T cũng ung thư gan, người anh trai của anh lại đang phải điều trị bệnh viêm gan.

Anh T. cho rằng mình bị lây viêm gan siêu vi B từ mẹ và đây chính là thủ phạm do vi rút viêm gan B đã mắc từ mẹ lúc sinh đẻ.

Bác sĩ Long cho biết trường hợp của anh T. không phải là hiếm gặp mà các bác sĩ đã gặp nhiều. Ngay cả đồng nghiệp của bác sĩ Long làm bác sĩ công tác ở bệnh viện khác, mấy anh em cũng đều bị ung thư gan cả. Thậm chí, có gia đình 5 người đều mất vì ung thư gan. Các bệnh nhân đều mất ở t.uổi rất trẻ, từ 30- 40 t.uổi.

Ung thư gan là một bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh thường âm thầm và không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh hoàn toàn không biết gì cho đến khi tình cờ phát hiện ra khi đi siêu âm. Kết quả này là một cú sốc đối với nhiều bệnh nhân khi họ hoàn toàn khỏe mạnh.

V iêm gan B, C có thể dẫn tới ung thư

Hiện nay, các chuyên gia khẳng định, viêm gan siêu vi B, C là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư gan. Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư gan đều có t.iền sử mắc viêm gan siêu vi B,C, trong đó 50 đến 55% do virus HBV (gây viêm gan siêu vi B) và 25 đến 30% do HCV (gây viêm gan siêu vi C).

Viêm siêu vi B và C còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như đường m.áu, từ mẹ truyền sang con và quan hệ “chăn gối”.

Các chuyên gia khuyên rằng, cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để biết được những bất thường về tình trạng sức khỏe. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lại càng phải chú trọng tới việc khám sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, bạn nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên vận động để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có ung thư gan.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *