Bao lâu sau tiêm vaccine Covid-19 có thể mang thai?

Tôi định mang thai vào cuối năm nay, đã tiêm vaccine cúm, viêm gan B, thủy đậu, HPV.

Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19, nao lâu sau tiêm thì có thể mang thai? (La Thị Thanh Huyền, 28 t.uổi, Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Chị nên tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt để dự phòng nhiễm bệnh. Có thể mang thai ngay sau khi tiêm vaccine Covid-19, không cần chờ đợi.

Các loại vaccine khác nhau có thể được tiêm trong thời gian ngắn, chưa có bằng chứng nào cho thấy sẽ gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, chị nên tiêm các loại vaccine cách nhau 7-14 ngày, để yên tâm và dễ theo dõi tác dụng phụ hơn.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan
Trưởng khoa Y, Trưởng bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP HCM

Biện pháp chống dịch COVID-19 làm giảm tỉ lệ mắc bệnh lý khác ở trẻ

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như khử trùng tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… trở nên phổ biến không chỉ là công cụ phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả mà còn giúp chống lại một loạt bệnh ở t.rẻ e.m như: Thủy đậu, bệnh dạ dày do virus, viêm họng liên cầu khuẩn…

Rana El Feghaly, bác sĩ nhi khoa, Giám đốc dịch vụ lâm sàng tại Bệnh viện Children’s Mercy ở thành phố Kansas (Mỹ) cho biết, các vấn đề sức khỏe ở trẻ đã giảm đáng kể trong đại dịch COVID-19. Bệnh cúm được ghi nhận với các ca bệnh giảm hơn 99% ở Hoa Kỳ, châu Âu và các khu vực khác của Bắc bán cầu trong mùa đông vừa qua.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, chỉ ghi nhận một trường hợp t.ử v.ong do cúm trong mùa 2020-2021, giảm 199 trường hợp so với năm trước.

Số trường hợp mắc thủy đậu ở Mỹ cũng giảm hơn 2/3 so với mức trước đại dịch, con số ghi nhận tương tự ở Nhật Bản và châu Âu.

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả cả với các bệnh lý khác ở t.rẻ e.m.

Tính đến tháng 5, các trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A cũng đều giảm 2/3 so với trước đại dịch, ghi nhận tại Anh và Nhật Bản.

Dữ liệu bên ngoài Hoa Kỳ cho thấy sự sụt giảm thậm chí còn mạnh hơn đối với bệnh tiêu chảy, virus rota…

Đức cũng theo dõi n.hiễm t.rùng dạ dày do norovirus – loại virus lây lan qua bề mặt, cho thấy kết quả đã giảm 94% so với năm 2019 khi chưa có đại dịch.

Các bệnh lý liên quan đến virus cúm, liên cầu khuẩn nhóm A… đã trở nên hiếm gặp, có thể là do các biện pháp chống lại SARS-CoV-2 phát huy tác dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *