Nhiều gia đình có thói quen bảo quản trứng ở cửa tủ lạnh nhưng các chuyên gia khuyên không nên làm điều này.
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Ngoài ra, trứng còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất như vitamin A, folate, vitamin B5, vitamin B12, vitamin B2 cùng với phospho, canxi và kẽm. Trứng có nhiều cholesterol, nhưng cholesterol có trong trứng không phải là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong m.áu.
Sử dụng trứng là một cách tốt để tăng lượng HDL – một loại cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ và các bệnh lý khác. Theo nhiều nghiên cứu, ăn hai quả trứng mỗi ngày trong sáu tuần giúp tăng nồng độ HDL lên 10%.
Một chất dinh dưỡng khác cũng rất quan trọng có trong trứng là choline. Choline tham gia vào quá trình xây dựng màng tế bào và tạo ra các phân tử tín hiệu trong não để kiểm soát các chức năng khác.
Không chỉ tốt cho sức khỏe, trứng còn dễ chế biến thành nhiều món ăn nên thường được các gia đình dự trữ trong tủ lạnh. Cánh cửa tủ lạnh là vị trí mọi người thường bảo quản trứng, tuy nhiên theo các chuyên gia, cách bảo quản này không phù hợp.
Chuyên gia Vlatka Lake – Giám đốc kinh doanh của công ty chuyên về bảo quản Space Station – cho biết cửa tủ lạnh là khu vực có nhiệt độ không ổn định nhất, có sự thay đổi nhiệt độ thất thường do việc đóng mở tủ lạnh. Nếu được bảo quản ở vị trí này, trứng sẽ trở nên dễ hư hỏng hơn. Bên cạnh đó, việc đóng mở thường xuyên cũng tác động một lực lên cánh tủ, làm trứng bị rung lắc dẫn đến chất lượng giảm sút.
Lý giải vì sao không nên để trứng ở cánh cửa tủ lạnh, bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cũng chia sẻ trên Vietnamnet rằng, tuy cánh cửa tủ lạnh là vị trí mọi người thường bảo quản trứng nhưng vị trí này thường xuyên thay đổi nhiệt độ theo mỗi lần đóng – mở, vi khuẩn dễ phát triển và làm suy yếu lớp màng bảo vệ của trứng, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến trứng nhanh hỏng.
Ảnh minh họa.
Cách bảo quản tốt là đặt trứng vào các khay chuyên dụng, đóng kín nắp để tránh hấp thu mùi và hương vị của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Nên để khay/hộp trứng ở phần giữa hoặc nơi sâu hơn trong tủ lạnh, nhiệt độ cần luôn ổn định mức dưới 20 độ C.
Chia sẻ thêm về cách bảo quản trứng, TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, quả trứng gà khi mới được đẻ ra luôn có một lớp phấn hồng. Đó là lớp bảo vệ, ngăn vi khuẩn không xâm nhập vào. Khi có lớp phấn đó, trứng gà đem ấp sẽ có khả năng nở cao.
Tuy nhiên, dù có lớp phấn hồng nhưng vì trứng gia cầm được đẻ ra theo con đường đi cùng với phân nên có rất nhiều loại vi khuẩn. Đơn cử, trong trứng vịt hay trứng ngỗng có rất nhiều vi khuẩn salmonella – loại vi khuẩn gây ra tỉ lệ nhiễm độc rất lớn.
Vì thế, với những loại trứng được mua ở siêu thị hay mua ở chợ về với mục đích sử dụng làm thực phẩm (không sử dụng trứng để ấp nở) thì các bà nội trợ phải vệ sinh trứng trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.
Các chuyên gia y tế, dinh dưỡng, cho rằng nếu không lau rửa trứng sạch sẽ trước khi cho vào tủ lạnh thì đây sẽ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Nếu mua ở các chợ dân sinh, TS Nga khuyên nên rửa nhanh, tốt nhất là rửa bằng nước muối pha nhạt, hoặc có thể rửa bằng nước sạch bình thường, sau đó lau khô quả trứng, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu mua ở các siêu thị, trứng đã được vệ sinh rồi thì không cần vệ sinh nữa.
Món ngon từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu
Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị mỡ m.áu cao hiệu quả.
Dưới đây là cách chế biến món ăn đơn giản từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu.
Bí ngô (bí đỏ) là một thực phẩm phổ biến có thể chế biến thành nhiều món. Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra bí ngô còn chứa magie, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B. Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí ngô còn có lượng calo tương đối thấp vì 94% là nước. Bí ngô cũng chứa rất nhiều beta-carotene, một loại carotene mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.
Bí ngô giúp giảm mỡ m.áu được coi là một liệu pháp tích cực hỗ trợ người bệnh trị bệnh khi đem lại các lợi ích như:
Ngăn hàm lượng cholesterol xấu gia tăng và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết.
Chế biến các loại món ăn bằng dầu hạt bí ngô giúp kiểm soát lượng cholesterol vào m.áu thông qua thực phẩm dung nạp vào cơ thể.
Thành phần trong bí đỏ như Alpha-carotene hay Beta-carotene ngăn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL, từ đó ngăn mảng bám ở thành mạch, giảm mỡ m.áu tăng cao.
Thành phần có trong bí ngô là hàm lượng calo thấp chiếm chỉ khoảng 6% và phần lớn còn lại là chất xơ, khoáng chất, nước và vitamin phù hợp với những ai đang muốn giảm cân vì bí ngô giúp cơ thể có cảm giác no lâu. Do đó, sử dụng bí ngô sẽ giúp ngăn tình trạng mỡ m.áu cao với người thừa cân hoặc béo phì.
Cung cấp được nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất như magie, kali, canxi, vitamin C, A, E, nhóm B… nên bí ngô rất có lợi trong việc bổ m.áu, tăng hồng cầu, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh lý khác.
Với những công dụng và thành phần hoạt chất tích cực, bí ngô ngoài tác dụng hạ mỡ m.áu cao còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa, giảm cân, làm chậm quá trình lão hóa da…
Súp bí ngô là một món ăn khai vị phù hợp: Bí ngô 300g, củ hành tây, bơ nhạt 5g, sữa tươi 100ml, nước 200ml, tỏi băm.
Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Cho bơ vào chảo đun chảy rồi phi thơm tỏi, hành tây, cho bí đỏ vào xào. Đổ 200ml nước vào đun đến khi bí đỏ nhừ. Cho bí ngô vào máy xay nhuyễn rồi đổ ra nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi rồi cho thêm sữa vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Canh bí ngô, món ăn phù hợp với những người thích ăn món thanh mát, không quá nhiều dầu mỡ và đặc biệt hợp với những người đang có chỉ số mỡ m.áu cao.
Bí ngô 150g, tỏi 2 tép, dầu ăn 1 muỗng nhỏ, hành, mùi, gia vị. Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn. Xào thơm bí ngô với tỏi, cho 1 tô nước và nêm gia vị vừa ăn, đun với lửa vừa trong 5 phút cho bí chín hẳn, thêm hành mùi cắt nhuyễn. Canh ăn kèm với cơm vừa ngon miệng vừa hạ mỡ m.áu tốt.
Bí ngô 100g, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng, sau đó đem bí đỏ hấp chín rồi cho vào máy xay sinh tố với 500ml nước sôi để nguội. Bí ngô có vị ngọt tự nhiên nên người bệnh không nên cho thêm đường.
Uống trước khi ăn sáng từ 15 – 20 phút, kiên trì uống đều đặn mỗi sáng trong 1 tháng để đạt được hiệu quả.
Cháo bí ngô: Bí ngô 50g, thịt lườn gà 50g, gạo tẻ 80g.
Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho bí ngô vào nồi hấp 15 phút cho chín. Sau đó tán nhuyễn. Thịt gà rửa sạch xay nhuyễn. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 300ml nước, đun đến khi nhừ. Đến khi cháo nhừ thì cho gà và bí đỏ vào nồi cháo đun đến khi chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Nếu không thích thịt có thể không nấu cháo với thịt.
Bí ngô là món ăn tốt, song cần lưu ý nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, mệt mỏi, không nên ăn bí ngô thời gian dài (không quá 45 ngày và chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần). Ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da do lượng carotene chưa được bài tiết, chuyển hóa do đó người tiêu hóa kém, người có bệnh gan, vàng da không nên dùng. Người bị thấp khớp, đau khớp, người bệnh sốt rét không nên ăn bí ngô…