Bảo tồn chân trái bị ung thư phá hủy của n.ữ s.inh 16 t.uổi

N.ữ s.inh Lương T.T.U. (16 t.uổi, Lạng Sơn) bị đau đầu gối trái âm ỉ đã 5 tháng nay, nhưng em không được gia đình đưa đi khám bệnh mà cho sử dụng thuốc giảm đau. Em U. chỉ được gia đình đưa đi khám khi bệnh đã chuyển nặng, khiến em suýt bị cắt cụt chân trái và phải chịu cảnh tàn phế.

Ung thư “ăn mòn” xương đùi trái

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện K.

Lương T.T.U. được chuyển từ một bệnh viện huyện ở Lạng Sơn tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để khám vào một ngày đầu tháng 10. Khi ấy, chân của em đau dữ dội cả ngày và đêm, các bác sĩ ở tuyến huyện phát hiện em có một khối u bất thường ở đầu dưới xương đùi trái nhưng không thể xử lý.

Người thân của n.ữ s.inh U. cho biết, những cơn đau ở chân trái của em U. đã xuất hiện từ 5 tháng trước.

Ban đầu, em bị đau âm ỉ vùng quanh đầu gối trái và không cảm thấy đỡ đau khi vận động và nghỉ ngơi. Chân của em chỉ sưng nhẹ, không biến dạng. Em cũng không bị sốt, không sút cân, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Vì vậy, gia đình nghĩ em chỉ bị đau nhẹ nên cho em uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cơn đau không hề thuyên giảm mà ngược lại càng trầm trọng hơn.

Tại Hà Nội, em U. được bác sĩ Trần Trung Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội – trực tiếp thăm khám và phát hiện ở đầu gối của n.ữ s.inh có một khối bất thường khiến em không thể cử động. Bên cạnh đó, cơn đau đã lan xuống cả bàn chân, em U. đi lại rất khó khăn.

Sau khi có kết quả chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, các bác sĩ phát hiện khối u ở đầu dưới xương đùi, ác tính. Khối u đã “ăn mòn” hết khớp đầu gối trái, phá hủy toàn bộ phần lồi cầu xương đùi gồm vỏ xương đùi trái, thành sau vỏ xương đùi và xâm lấn vỏ xương, diện khớp đùi trái, lan sang cả một phần dây chằng ở hai bên đầu gối.

Không thể để bệnh nhân tàn phế

N.ữ s.inh U. đứng, tập đi lại sau khi được phẫu thuật.

Vì tình trạng bệnh của em U. phức tạp, nguy hiểm, nên nhóm bác sĩ đứng trước lựa chọn khó khăn: Cắt cụt hay điều trị bảo tồn chân trái của em. Nếu quyết định cắt cụt chi thể để t.iêu d.iệt toàn bộ khối u ác tính, thì em U. sẽ vĩnh viễn mất đi chân trái, mất chức năng chân, không thể đi lại và mất đi sự duyên dáng của một người con gái mới lớn, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tương lai của em.

Tuy nhiên, nếu điều trị bảo tồn cho n.ữ s.inh U, thì các bác sĩ gặp thách thức rất lớn: Họ phải vừa đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khối u, vừa phải tạo hình lại khớp cho n.ữ s.inh này và tính toán ghép xương để tránh khiến cho đôi chân của n.ữ s.inh bị lệch vì xương của em còn đang phát triển.

Cuối cùng, các bác sĩ lựa chọn phương án thứ hai, thực hiện phẫu thuật cắt khối u và phần mềm rộng rãi, thay khớp gối nhân tạo chuôi dài và bù khoảng mất xương bằng module kim loại có thể thay đổi kích thước khi xương phát triển.

Bác sĩ Trần Trung Dũng cho biết: “Ở Việt Nam và trên thế giới, bệnh nhân dưới 20 t.uổi hiếm khi phải thay khớp gối. Chỉ định thay khớp gối ở các bệnh nhân trẻ cũng rất nghiêm ngặt. Song, đây là phương án điều trị tốt nhất cho n.ữ s.inh này để giữ chức năng và tránh tàn tật suốt đời”.

Ca phẫu thuật khó khăn

Tình trạng chân của bệnh nhân U. trước và sau khi phẫu thuật.

Ca mổ được thực hiện tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Để chữa khỏi chân cho em U, các bác sĩ đã làm việc căng thẳng, cố gắng loại bỏ hoàn toàn khối u mà không gây tổn thương tới các cơ quan còn lành lặn khác khu vực đầu gối, kiểm soát, loại bỏ hết nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cho n.ữ s.inh.

Bác sĩ Hoàng Tuấn Anh – Đơn vị Phẫu thuật ung thư xương và phần mềm, Bệnh viện K – cho biết: “Khối u thực sự phức tạp khiến cho việc bóc tách khối u xương rất khó khăn”.

Bác sĩ Phạm Sơn Tùng – Đơn nguyên Phẫu thuật khớp gối và cổ chân, Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – chia sẻ, vì khối u ăn vào xương và phần mềm phía sau, nên thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ là phải bóc tách khối u thật tốt. Chỉ cần sơ sẩy một chút, phẫu thuật viên có thể cắt vào mạch hoặc dây thần kinh, sau đó phải nối mạch khiến cho ca mổ kéo dài thêm nhiều tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó, nếu bất cẩn làm cho khối u bị vỡ, ung thư sẽ lan ra các tế bào xung quanh, gây thêm bệnh cho bệnh nhân; nếu các bác sĩ bất cẩn khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị chấn thương thêm phần mềm ở đùi.

“Đây là hai nguy cơ lớn nhất bắt buộc kíp mổ phải bóc tách khối u còn nguyên vẹn” – Bác sĩ Phạm Sơn Tùng nói.

Bên cạnh đó, việc thay khớp buộc các bác sĩ phải sử dụng xi măng để nối liền xương và khớp nhân tạo.

Bác sĩ Phạm Sơn Tùng chia sẻ, xi măng này có thể làm tắc mạch dẫn đến phổi, gây tổn thương phổi và có nguy cơ tai biến mạch m.áu não hoặc tim.

May mắn khối u ít xâm lấn vào dây chằng đầu gối, không ăn mòn tới mạch m.áu của em U, cùng với kinh nghiệm và sự khéo léo của kíp bác sĩ phẫu thuật, khiến cho ca mổ có tỷ lệ thành công cao hơn.

Chỉ sau 3 tiếng đồng hồ, các yếu tố nguy cơ, biến chứng đã được kiểm soát, n.ữ s.inh chỉ mất khoảng 500ml m.áu.

“Có thể nói đây là ca mổ thành công hơn cả mong đợi của ekip phẫu thuật” – Bác sĩ Phạm Sơn Tùng cho biết.

Hôm nay (25/11), sau khi điều trị hơn 10 ngày, em U. đã được ra viện, điều trị ngoại trú. Sức khỏe của em hồi phục rất tốt, vết mổ khô, em U. đã có thể đứng và đi lại được. N.ữ s.inh này sẽ phải tập phục hồi chức năng để có thể hoạt động khớp gối bình thường và tiếp tục điều trị hóa chất định kỳ.

Các bác sĩ khuyến cáo, các gia đình không nên coi thường những cơn đau của con mình. Việc tự động uống thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, có thể dẫn tới nhiều hệ quả khôn lường. Do đó, khi thấy trẻ bị đau ở một bộ phận nào đó dài ngày, gia đình phải đưa đến các cơ sở y tế tin cậy để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo viettimes

Gạo lứt là thần dược hay chỉ hơn gạo trắng ở bột cám?

Được coi là thần dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định gạo lứt chỉ là thực phẩm thông thường, về mặt nào đó gạo lứt còn khó tiêu hóa.

Cố ăn gạo lứt nhiều là làm khó dạ dày.

Gạo lứt rang và muối mè được bán với giá rất đắt cho những người thực dưỡng.

Trên mạng xã hội chia thực dưỡng thành hai trường phái. Thứ nhất những người coi thực dưỡng là nguồn sống là cách chữa bệnh không cần thuốc, phẫu thuật không cần dao. Tuy nhiên, thực tế thực dưỡng theo các chuyên gia đây là cách ăn uống sai lầm nhất đặc biệt với những người đang mang bệnh như ung thư.

GS. TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bà gặp nhiều bệnh nhân bị ung thư sau đó thực dưỡng và khi vào viện chỉ còn da bọc xương.

GS Hương kể có những bệnh nhân thực dưỡng cả chục năm và người chỉ còn da với xương nhưng bệnh nhân vẫn quả quyết mình khỏe và điều này là hoàn toàn sai lầm. Con người cần đầy đủ các dưỡng chất, vitamine để khỏe mạnh, để có tăng cường sức đề kháng phòng bệnh tật. Đối với bệnh nhân ung thư thì dinh dưỡng càng quan trọng hơn. Nếu người bệnh chỉ ăn muối mè với gạo lứt thì cơ thể không đủ chất để chống lại tế bào ung thư cũng như các bệnh khác. Chính vì thế, GS Hương cho rằng tuyệt đối không được thực dưỡng nhất là với bệnh nhân bị ung thư.

Bất cứ thực phẩm gì cũng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các nhóm chất béo, chất đạm, bột đường, vi tamien và khoáng chất. Không nên kiêng thái quá một loại thực phẩm gì. Thực dưỡng khác hoàn toàn với ăn chay.

Nói về thực dưỡng bằng gạo lứt muối mè, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho rằng nhiều bệnh nhân cũng mang băn khoăn này đi hỏi bác sĩ và tất cả hơn gạo trắng là lượng cám còn dư. Lượng cám này có chứa nhiều khoáng chất như magie, phốt pho, vitamine B. Nhưng hàm lượng của nó quá ít chỉ chiếm 7 – 8 % hạt gạo. Hơn nữa, gạo lứt lại khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Nếu để hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết đầy đủ từ gạo lứt thì con người cần ăn 200 gram gạo lứt nấu. Điều này khó thực hiện hơn. Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng thì ăn gạo lứt không giàu khoáng chất, magie như cải xoăn.

Gạo lứt cũng có hàm lượng protein cao hơn gạo trắng nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng về mặt khoa học thì sự hấp thu protein của cơ thể người từ gạo lứt không cao hơn gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt lại có thêm a xít phytic có thể làm giảm hấp thu các vi chất trong cơ thể. Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng ở phần cám gạo. Nếu muốn sử dụng gạo lứt, bác sĩ Tiến cho rằng có thể thay thế bằng dầu gạo dễ tiêu hóa hơn rất nhiều để cố ăn gạo lứt với niềm tin tốt cho sức khỏe.

Lương Y Vũ Quốc Trung – từng công tác tại phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội trong đông y gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.

Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ được coi là hỗ trợ còn hoàn toàn không chữa được bệnh. Ngoài ra, lương y Trung cho rằng bất cứ bài thuốc nào, vị thuốc nào thái quá cũng bất cập. Vì thế, không nên chỉ ăn riêng gạo lứt, muối mè như quảng cáo hiện nay.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *