Sáng 26/5, Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không t.huốc l.á với chủ đề: Bảo vệ t.rẻ e.m trước những tác động của ngành công nghiệp t.huốc l.á.
Đây là một trong những hoạt động thường niên của Quỹ Phòng chống tác hại của t.huốc l.á nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại t.huốc l.á.
Một hoạt động tại lễ mít tinh tổ chức ở Hà Nội ngày 26/5
Theo thống kê trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13 đến 15 t.uổi hiện đang hút t.huốc l.á. Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại t.huốc l.á, nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại t.huốc l.á, tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm.
Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên giảm, đồng thời tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi cộng cộng và nơi làm việc.
Tuy nhiên, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng. Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ t.rẻ e.m trước những tác động của ngành công nghiệp t.huốc l.á” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không t.huốc l.á 31/5. Thông qua chủ đề này, nhằm tăng cường bảo vệ t.rẻ e.m; nâng cao nhận thức của t.rẻ e.m, thanh thiếu niên và cộng đồng về tác hại của t.huốc l.á và t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng, shisha và các sản phẩm t.huốc l.á mới khác.
Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?
Đột quỵ tái phát là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đã từng bị đột quỵ và tiếp tục bị thêm lần nữa.
Mỗi lần đột quỵ, tế bào não sẽ bị tổn thương. Tổn thương này tích tụ và làm suy giảm chức năng vận động và nhận thức.
Đột quỵ xảy ra khi lưu thông m.áu đến não bị tắc nghẽn, khiến não không nhận được lượng m.áu giàu ô xy và dinh dưỡng. Mỗi lần xảy ra đột quỵ thì nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng sẽ cao hơn, đồng thời quá trình phục hồi sẽ khó khăn hơn, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Nhức đầu là triệu chứng đặc trưng của đột quỵ và đột quỵ tái phát. Ảnh PEXELS
Các triệu chứng đột quỵ tái phát có thể giống như lần đột quỵ đầu tiên. Tuy nhiên, ở một số người, triệu chứng có thể là khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của đột quỵ tái phát là bỗng dưng cảm thấy cơ thể bị tê, yếu sức, méo mặt, khó nói, đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, đi lại khó khăn và một số triệu chứng khác.
Để phòng ngừa đột quỵ tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Duy trì huyết áp khỏe mạnh
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ đáng kể gây đột quỵ, kể cả đột quỵ tái phát. Duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp phòng tránh đột quỵ. Để thực hiện điều này, người bệnh cần ăn ít muối, uống đủ thuốc theo chỉ định bác sĩ, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng.
Kiểm soát đường huyết
Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ khiến các mạch m.áu bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, kiểm soát đường huyết sẽ giúp giảm rủi ro đột quỵ tái phát. Người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Bỏ t.huốc l.á
Hút thuốc sẽ làm tổn thương mạch m.áu, khiến dễ hình thành các cục m.áu đông. Tình trạng này góp phần dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì vậy, bỏ t.huốc l.á là một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ đột quỵ và đột quỵ tái phát.
Kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao sẽ góp phần đáng kể làm hình thành các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó làm tắc nghẽn mạch m.áu và dễ gây đột quỵ. Muốn kiểm soát cholesterol thì cần thay đổi lối sống bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa và hạn chế chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục và uống thuốc hạ cholesterol theo hướng dẫn của bác sĩ, theo Verywell Health.